LỜI CHÚA CHÚA NHẬT TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN Eighteenth Sunday in Ordinary Time

SỐNG LỜI CHÚA

GOSPEL : Jn 6:24-35

When the crowd saw that neither Jesus nor his disciples were there,
they themselves got into boats
and came to Capernaum looking for Jesus.
And when they found him across the sea they said to him,
“Rabbi, when did you get here?”
Jesus answered them and said,
“Amen, amen, I say to you,
you are looking for me not because you saw signs
but because you ate the loaves and were filled.
Do not work for food that perishes
but for the food that endures for eternal life,
which the Son of Man will give you.
For on him the Father, God, has set his seal.”
So they said to him,
“What can we do to accomplish the works of God?”
Jesus answered and said to them,
“This is the work of God, that you believe in the one he sent.”
So they said to him,
“What sign can you do, that we may see and believe in you?
What can you do?
Our ancestors ate manna in the desert, as it is written:
   He gave them bread from heaven to eat.”
So Jesus said to them,
“Amen, amen, I say to you,
it was not Moses who gave the bread from heaven;
my Father gives you the true bread from heaven.
For the bread of God is that which comes down from heaven
and gives life to the world.”

So they said to him,
“Sir, give us this bread always.”
Jesus said to them,
“I am the bread of life;
whoever comes to me will never hunger,
and whoever believes in me will never thirst.”

TIN MỪNG : Ga 6,24-35

Ai đến với tôi, không hề phải đói ; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ !

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

24 Khi ấy, dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có mặt ở bờ biển hồ Ga-li-lê, thì họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um tìm Người. 25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói : “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy ?” 26 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. 27 Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” 28 Họ liền hỏi Người : “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn ?” 29 Đức Giê-su trả lời : “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến.” 30 Họ lại hỏi : “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông ? Ông sẽ làm gì đây ? 31 Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép : Người đã cho họ ăn bánh bởi trời.”

32 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, 33 vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.” 34 Họ liền nói : “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.” 35 Đức Giê-su bảo họ : “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói ; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ !”

SUY NIỆM

LÒNG THƯƠNG XÓT

Thánh Tôma Aquinô nói: “Không có một sự gì được tạo dựng có thể lấp đầy trái tim con người. Chỉ có một mình Chúa mới có thể lấp đầy nó vĩnh viễn”.

Trong bài Tin Mừng, dân chúng đi tìm Đức Giêsu vì đã chứng kiến phép lạ hóa bánh ra nhiều và muốn bám vào Chúa để có thứ bánh vật chất ấy luôn mãi.

Đức Giêsu hướng họ đến một thứ bánh khác có khả năng thỏa mãn cơn khát của linh hồn. Bánh đó chính là Người. Mọi thứ thèm khát ở đời này, cao lương mỹ vị, rượu bia, tình dục… hay bất cứ thứ gì đi nữa cũng chỉ là che giấu cơn khát Thiên Chúa. Các phương tiện quảng cáo ngày nay không ngừng khai thác sự ham muốn nơi con người. Con người muốn có và có nhiều thêm nữa.

Nhưng rồi không gì có thể lấp đầy mọi ham muốn. Ẩn sau mọi thứ tìm kiếm ở đời này, con người muốn được thỏa mãn thèm khát về chân lý, về sự thiện, về hạnh phúc. Chỉ một mình Thiên Chúa, Đấng dựng nên và đặt để trong con người những khát vọng đó mới có thể lấp đầy tất cả. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết sống tâm tình như thánh Augustinô:

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

“Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa và lòng con khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa.” Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

CỬ CHỈ CHÚC BÌNH AN TRONG THÁNH LỄ
BẮT ĐẦU TỪ MỘT HÀNH ĐỘNG THA THỨ LONG TRỌNG

WGPQN (12.7.2021) – Đó là một hành động thân mật, bảo đảm rằng những hận thù đều được tha thứ trước khi rước Thánh Thể.

Trong khi nhiều người Công giáo rất quen với cử chỉ chúc bình an trong Thánh lễ thì rất ít người biết đến nguồn gốc của hành động phụng vụ này.

Cử chỉ chúc bình an không được tạo ra như cuộc trao đổi thông thường, nhưng là một lời cầu xin tha thứ sâu xa.

Thánh Cyrilô thành Giêrusalem giải thích ý nghĩa thiêng liêng của hành động này trong bài Giáo lý của ngài.

Rồi sau đó thầy phó tế kêu lớn tiếng: “Anh em hãy đón nhận nhau; và chúng ta hãy hôn nhau”. Đừng nghĩ rằng nụ hôn này tương tự như các nụ hôn của những người bạn nơi công cộng. Không phải như vậy: nụ hôn này hòa trộn linh hồn mỗi người lại với nhau và với mong muốn tha thứ hoàn toàn cho nhau. Vì thế, nụ hôn là dấu chỉ cho thấy tâm hồn của chúng ta đang được hòa lẫn vào nhau, và xua tan ký ức về những điều sai lỗi. Vì lý do này, Chúa Kitô phán: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5, 23-24). Vì vậy, nụ hôn là sự hòa giải và cho nên, nó thánh thiện; Như thánh Phaolô đã kêu lên rằng: “Anh em hãy chào nhau bằng cái hôn thánh thiện” (1Cr 16,20); và thánh Phêrô: “Anh em hãy hôn chào nhau trong tình yêu thương” (1Pr 5,14).

Các nền văn hóa cổ đại có phong tục “hôn bình an”, điều này có ý nghĩa hơn so với cái bắt tay hoặc vẫy tay đơn giản, được thay thế trong Giáo hội hiện đại.

Hơn nữa, vì vào thời điểm đó các nhà thờ tương đối nhỏ, nên tất cả mọi người đều biết nhau, làm cho “nụ hôn” này thêm ý nghĩa, vì có khả năng bạn có ác cảm với những người mà bạn thường xuyên gặp gỡ.

Điều này khác nhiều so với các xứ đạo ngày nay, nơi mà cộng đoàn giáo dân thường xuyên thay đổi và thậm chí bạn không hề biết người đứng cạnh mình là ai.

Tuy nhiên, ý nghĩa thiêng liêng đằng sau cử chỉ chúc bình an vẫn còn, nó thúc giục tất cả chúng ta hòa giải với nhau trước khi tiến gần bàn thờ.

Tác giả: Philip Kosloski
Chuyển ngữ: G. Võ Tá Hoàng
Nguồn: aleteia.org (11.7.2021)

Nguồn: gpquinhon.org