THỨ BẢY TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN

Saturday of the Thirty-third Week in Ordinary Time

God of the Living” Sermon / Luke 20:27-40 / Pr. Ted A. Giese / Sunday  November 10th 2019 / Season Of Pentecost / Mount Olive Lutheran Church

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 20:27-40

Some Sadducees, those who deny that there is a resurrection,
came forward and put this question to Jesus, saying,
“Teacher, Moses wrote for us,
    If someone’s brother dies leaving a wife but no child,
    his brother must take the wife
    and raise up descendants for his brother.

Now there were seven brothers;
the first married a woman but died childless.
Then the second and the third married her,
and likewise all the seven died childless. 
Finally the woman also died. 
Now at the resurrection whose wife will that woman be?
For all seven had been married to her.”
Jesus said to them,
“The children of this age marry and remarry;
but those who are deemed worthy to attain to the coming age
and to the resurrection of the dead
neither marry nor are given in marriage.
They can no longer die,
for they are like angels;
and they are the children of God
because they are the ones who will rise. 
That the dead will rise
even Moses made known in the passage about the bush,
when he called  ‘Lord’
the God of Abraham, the God of Isaac, and the God of Jacob;
and he is not God of the dead, but of the living,
for to him all are alive.” 
Some of the scribes said in reply,
“Teacher, you have answered well.”
And they no longer dared to ask him anything.

Bài đọc : 

Bài đọc 1 : 1 Mcb 6,1-13

Chính vì những hành vi tàn bạo tôi đã làm ở Giê-ru-sa-lem mà tôi phải chịu buồn phiền vô hạn.

Bài trích sách Ma-ca-bê quyển thứ nhất.

1 Hồi đó, vua An-ti-ô-khô rảo khắp các miền thượng du. Vua nghe tin ở Ba-tư có thành Ê-ly-mai, một thành nổi tiếng vì nhiều của cải vàng bạc. 2 Đền thờ trong thành cũng có nhiều báu vật, có cả những mảnh giáp trụ bằng vàng, có áo giáp và vũ khí mà con vua Phi-líp-phê là A-lê-xan-đê đã để lại ; ông này là vua miền Ma-kê-đô-ni-a và là người đầu tiên cai trị nước Hy-lạp. 3 Vậy vua An-ti-ô-khô đã tới đó, tìm cách đánh chiếm và cướp phá thành, nhưng không thành công, vì dân trong thành đã hay tin trước. 4 Họ đứng lên giao chiến chống lại vua khiến vua phải bỏ chạy về Ba-by-lon, lòng buồn não ruột. 5 Bấy giờ vua đang ở Ba-tư. Có người đến báo cho vua biết là các đoàn quân sang đất Giu-đa đã bị thảm bại : 6 Tướng Ly-xi-a chỉ huy đoàn quân tinh nhuệ nhất đã bị người Do-thái đẩy lui. Những người này càng thêm mạnh nhờ vũ khí, quân nhu và và nhiều chiến lợi phẩm thu được của những đoàn quân đã bị họ đánh tan tành. 7 Họ đã triệt hạ Đồ ghê tởm do vua xây ở trên bàn thờ dâng lễ toàn thiêu tại Giê-ru-sa-lem, rồi xây tường luỹ cao chung quanh Thánh Điện giống như ngày xưa. Cả thành Bết Xua của vua, họ cũng xây như vậy. 8 Nghe tin ấy, vua rất đỗi kinh hoàng. Vua lâm bệnh liệt giường vì phiền não, lại cũng vì sự việc không diễn ra như lòng mong ước. 9 Vua nằm liệt như thế đã lâu, nỗi buồn cứ ngày đêm ray rứt. Tưởng như ngày chết đã gần kề, 10 vua cho vời bạn hữu đến và nói : “Tôi không thể chợp mắt, vì nỗi âu lo canh cánh bên lòng. 11 Tôi tự nhủ : Tại sao giờ đây tôi phải điêu đứng khổ sở như thế này ? Trước kia, khi đang cầm quyền, tôi hạnh phúc và được yêu mến biết bao ! 12 Nhưng bây giờ, nhớ lại thời ở Giê-ru-sa-lem, tôi đã lấy mọi vật dụng bằng bạc bằng vàng, đã sai người đi tiêu diệt dân cư ở miền Giu-đa mà không có lý do chính đáng. Hồi tưởng lại những hành vi tàn bạo đó, 13 tôi biết chắc rằng chính vì thế mà tôi gặp phải bao nhiêu tai biến, và giờ đây sắp phải chết nơi đất khách quê người vì buồn phiền vô hạn.”

Đáp ca : Tv 9,2-3.4 và 6.16 và 19 (Đ. x. c.15c)

Đ. Lạy Chúa, con hoan hỷ vì được Ngài cứu thoát.

2Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ,
kể ra đây muôn việc lạ Chúa làm.
3Mừng Ngài, con hân hoan nhảy múa,
đàn hát kính danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao.

Đ. Lạy Chúa, con hoan hỷ vì được Ngài cứu thoát.

4Ngài xuất hiện, địch thù con tháo lui,
chúng té nhào mà chết.
6Ngài hăm doạ chư dân, tiêu diệt lũ gian tà,
tên tuổi chúng, cũng xoá đi vĩnh viễn.

Đ. Lạy Chúa, con hoan hỷ vì được Ngài cứu thoát.

16Kìa chư dân sa vào hố chúng đào,
chân mắc lưới chính mình giăng sẵn.
19Nhưng người túng thiếu không mãi bị bỏ quên,
kẻ nghèo khổ chẳng tuyệt vọng bao giờ.

Đ. Lạy Chúa, con hoan hỷ vì được Ngài cứu thoát.

Tung hô Tin Mừng : x. 2 Tm 1,10

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đấng Cứu Độ chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh. Ha-lê-lui-a.

TIN MNG : Lc 20,27-40

Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

27 Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. 28 Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su : “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này : Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. 29 Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. 30 Người thứ hai, 31 rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. 32 Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. 33 Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ?”

34 Đức Giê-su đáp : “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, 35 chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. 36 Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. 37 Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. 38 Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.”

39 Bấy giờ có mấy người thuộc nhóm kinh sư lên tiếng nói : “Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm.” 40 Thế là họ không dám chất vấn Người điều gì nữa.

SUY NIỆM

SỰ SỐNG ĐỜI SAU

Tiến sĩ Sam Paria, thuộc Trường Đại học Southampton, đã đưa ra công trình nghiên cứu: “Mọi chuyện không dừng lại sau khi sự sống ngừng lại trên cơ thể.” Đồng thời, ông cũng nghiên cứu và thu thập nhiều bằng chứng về trải nghiệm “hồn lìa khỏi xác.” “Có sự sống đời sau hay không?” vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. 

Qua bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói đến sự tồn tại của sự sống đời vĩnh cửu. Và chính Người là Chúa của những người diễm phúc được tuyển lựa trong đời sống đó. 

Người Kitô hữu tin rằng cuộc sống đời sau sẽ hạnh phúc vì lúc đó họ được sống mãi mãi với Thiên Chúa. Nơi đó, họ cũng thấy những người công chính – là những người tốt lành, được Thiên Chúa cho trỗi dậy từ cõi chết. Thiên Chúa muốn cứu chuộc tất cả mọi người để chúng ta được làm con cái Chúa và chung hưởng vinh quang với Người. Tuy nhiên, để được cứu rỗi, Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải đặt niềm tin vào Người và cố gắng sống xứng đáng với tình yêu của Người. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin giữ chúng con trong niềm tin vào sự sống lại và kiên trì hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu với Chúa mai sau. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Nấu ăn theo tinh thần Laudato si’ của Anne Moreau

Cô Anne luôn quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng lành mạnh và bền vững. Thông điệp Laudato si’ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền cảm hứng cho cô viết một cuốn sách, lần đầu tiên, trong đó cô trình bày cách áp dụng cụ thể những hiểu biết sâu sắc về thông điệp của cô vào nghệ thuật ẩm thực

Cô Anne Moreau, năm nay 36 tuổi, vừa là chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia tâm lý, vừa là giáo viên tại Viện Paul Bocuse ở Pháp, một trung tâm nổi tiếng chuyên đào tạo nhiều đầu bếp tài giỏi trên thế giới.

Cô Anne luôn quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng lành mạnh và bền vững. Thông điệp Laudato si’ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền cảm hứng cho cô viết một cuốn sách, lần đầu tiên, trong đó cô trình bày cách áp dụng cụ thể những hiểu biết sâu sắc về thông điệp của cô vào nghệ thuật ẩm thực. Trong cuốn sách có tựa đề “Bếp ăn nhỏ của tôi – Laudato si’”, Anne Moreau đưa ra 56 công thức nấu ăn ngon, với lời khuyên thiết thực để có một chế độ ăn uống lành mạnh, ngon, dễ tiếp cận và chống lãng phí.

Nấu ăn Laudato si’, theo cô Anne Moreau, có nghĩa là làm cho tất cả hương vị của bữa ăn trở lại trên bàn, trong mỗi món ăn. Nấu ăn Laudato si’ có nghĩa là làm sao trong khi chăm sóc sức khỏe, chúng ta tiêu thụ ít hơn, nhưng đem lại hiệu quả nhiều hơn cho cuộc sống. Đây cũng có nghĩa là dành thời gian để ngạc nhiên trước thành quả của công trình tạo dựng. Nấu ăn là một phần của “sự sáng tạo quảng đại và xứng đáng, tỏ lộ những gì tốt nhất của con người”, như Đức Thánh Cha đã viết trong thông điệp.

Trong sách, cô Anne đề cập đến con số 1/5 trường hợp tử vong là do ăn uống không lành mạnh. Từ đây cô cho rằng nếu chúng ta nấu ăn theo tinh thần Laudato si’ chúng ta sẽ quan tâm đến chất lượng nhiều hơn, ví dụ món thịt gà được chế biến từ gà nuôi thả tự do hơn là loại gà chúng ta hay gọi là gà công nghiệp. Trách nhiệm của các Kitô hữu là chăm sóc cơ thể bằng cách tiêu thụ tốt và lựa chọn đúng.

Ăn những món được sản xuất tại địa phương và theo mùa là một trong những quy tắc vàng của ẩm thực và có trách nhiệm với môi trường. Để làm được điều này người nấu ăn phải đi chợ, tiếp xúc với những người bán, người sản xuất để hiểu được rõ nguồn gốc của các loại thực phẩm. Sử dụng thức ăn địa phương mang lại hương vị mới cho món ăn. Nhưng nó cũng tạo ra tương quan, làm cho chúng ta hạnh phúc, đem lại điều tốt lành cho cả thể xác lẫn tinh thần.

Điều này cũng cho phép tạo ra mối liên kết giữa người sản xuất thủ công gần với thực tế nhất có thể. Đây cũng là tinh thần của Laudato si’… Ăn những món ăn của địa phương có nghĩa là mang lại màu sắc mới và hương vị mới cho món ăn của bạn, nhưng nó cũng tạo lại một mối quan hệ. Nó làm cho con người hạnh phúc và tốt cho cả thể chất và tinh thần.

Khi được hỏi làm thế nào để thực hiện được điều này, cô Anne nói: “Đối với tôi đó vẫn là vấn đề của sự cảm nhận. Đầu tiên, chúng ta không được rơi vào bẫy sợ bỏ lỡ. Chúng ta phải bằng lòng chỉ tiêu thụ những gì chúng ta cần. Đây là chìa khóa. Kitô hữu phải có một bước nhảy vọt về đức tin và tự nhủ rằng mình không cần quá nhiều, không cần tích trữ quá mức cũng như tiêu thụ quá mức. Bình tĩnh và tự tin, sau đó người tiêu dùng sẽ đi tìm thức ăn theo mùa, sẽ học cách đo lường đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng nhu cầu. Thay vì đi nhanh, chúng ta cũng phải dành thời gian để ngạc nhiên trước công trình sáng tạo. Đối với tôi, đó là một quá trình từ những cử chỉ nhỏ, có thể thay đổi cơ bản cách chúng ta sống. Chúng ta không thể không nghĩ đến câu nói này của Đức Thánh Cha: Khi chúng ta vứt bỏ thức ăn, thì giống như chúng ta đã cướp nó từ bàn ăn của người nghèo, những người đang đói”.

Về đồ dùng trong nhà bếp, cô Anne chia sẻ: Cần phải đặt ra câu hỏi đơn giản: Tôi thực sự cần gì? Nếu chúng ta có thể loại bỏ những thứ không cần thiết, chúng ta sẽ có chỗ cho những thứ cần thiết và mọi thứ được sắp xếp lại trật tự. Có một nhà bếp chật kín những máy móc có nghĩa là không còn không gian. Việc nhồi bột bằng đôi tay khiến chúng ta chú tâm nhiều hơn vào nguyên liệu vì nó mang lại ý nghĩa. Nấu ăn mất thời gian ư? Phải, chắc chắn rồi. Nhưng thời gian này không phải là tốt hơn thời gian chúng ta lãng phí trên điện thoại mỗi ngày sao?

Hạnh phúc đòi hỏi phải biết cách giới hạn những nhu cầu nhất định làm chúng ta quay cuồng, do đó giúp chúng ta sẵn sàng đón nhận nhiều khả năng mà cuộc sống mang lại. Đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng vui vẻ chóng qua chẳng mang lại điều gì cho chúng ta.

Cô Anne đã dành 50% tiền có được từ việc xuất bản sách cho hiệp hội Lazare, một hiệp hội hoạt động cho tình bạn giữa những người lao động trẻ và người vô gia cư. Cô Anne cho biết, khi đến chia sẻ cho các thành viên của hiệp hội về cách ăn uống tích cực, cô đã được mọi người khuyến khích viết cuốn sách làm sao để truyền cho mọi người tinh thần nấu ăn theo tinh thần của thông điệp Laudato si’. Những người bạn này đã góp phần cho ra đời “Bếp ăn nhỏ của tôi – Laudato si’. Cô Anne Moreau nhấn mạnh.

Ngọc Yến – Vatican News