Monday of the Thirty-first Week in Ordinary Time
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Lk 14:12-14
On a sabbath Jesus went to dine
at the home of one of the leading Pharisees.
He said to the host who invited him,
“When you hold a lunch or a dinner,
do not invite your friends or your brothers or sisters
or your relatives or your wealthy neighbors,
in case they may invite you back and you have repayment.
Rather, when you hold a banquet,
invite the poor, the crippled, the lame, the blind;
blessed indeed will you be because of their inability to repay you.
For you will be repaid at the resurrection of the righteous.”
LỄ và CÁC BÀI ĐỌC
Ca nhập lễ : Tv 37,22-23
Muôn lạy Chúa, xin đừng bỏ mặc,
đừng nỡ xa con, lạy Thiên Chúa con thờ.
Lạy Chúa cứu độ con, xin Ngài mau phù trợ.
Bài đọc 1 : Pl 2,1-4
Anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ.
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Phi-líp-phê.
1 Thưa anh em, nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, 2 thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. 3 Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. 4 Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác.
Đáp ca : Tv 130,1.2.3
Đ. Hồn con xin Chúa giữ gìn, nép mình bên Chúa an bình thảnh thơi.
1Lòng con chẳng dám tự cao,
mắt con chẳng dám tự hào, Chúa ơi !
Đường cao vọng, chẳng đời nào bước,
việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu.
Đ. Hồn con xin Chúa giữ gìn, nép mình bên Chúa an bình thảnh thơi.
2Hồn con, con vẫn trước sau
giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình.
Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,
trong con, hồn lặng lẽ an vui.
Đ. Hồn con xin Chúa giữ gìn, nép mình bên Chúa an bình thảnh thơi.
3Cậy vào Chúa, Ít-ra-en ơi,
từ nay đến mãi muôn đời muôn năm.
Đ. Hồn con xin Chúa giữ gìn, nép mình bên Chúa an bình thảnh thơi.
Tung hô Tin Mừng : Ga 8,31b-32
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Nếu anh em ở lại trong lời của Thầy, thì anh em thật là môn đệ Thầy, và anh em sẽ biết sự thật. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng : Lc 14,12-14
Đừng mời bạn bè, nhưng hãy mời những người nghèo khó, tàn tật.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
12 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa. Người nói với ông rằng : “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. 13 Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. 14 Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc : vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.”
Ca hiệp lễ : Tv 15,11
Lạy Chúa,
Chúa sẽ dạy con đường về cõi sống :
Trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề.
SUY NIỆM
QUẢNG ĐẠI CHO ĐI
Trong cuộc sống, người ta thường đặt điều kiện, so đo tính toán khi đối đãi với nhau theo kiểu “có đi có lại mới toại lòng nhau”. Thế nhưng, trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đưa ra một đề nghị vượt trên lối cư xử hạn hẹp rất ư con người đó.
Thật vậy, Đức Giêsu đã khơi mở một cái nhìn mới trong tương giao của con người theo tinh thần Tin Mừng. Người mời gọi mọi người sống quảng đại với nhau, hãy cho đi vô điều kiện và bác ái vô vị lợi mà không cầu danh vọng, không mong được đền đáp.
Điều quan trọng không phải chúng ta cho đi bao nhiêu, nhưng là cho đi như thế nào. Chúng ta được mời gọi hảo sảng cho đi với tất cả mọi người, đặc biệt với những người nghèo khó, bất hạnh vì họ thật sự có nhu cầu cần thiết. Thêm nữa, vì họ sẽ không có khả năng đáp lễ nên chính Thiên Chúa sẽ đáp lễ thay cho họ.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa, xin cho chúng con mang lấy tâm tình của Chúa để sống quảng đại như Chúa vẫn luôn quảng đại với chúng con. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
ĐTC tham dự buổi cầu nguyện cho hoà bình ở Colosseo
Tối ngày 25/10, Đức Thánh Cha đã tham dự buổi cầu nguyện và gặp gỡ vì hoà bình cùng với đại diện của các Giáo hội và cộng đoàn Kitô do cộng đoàn thánh Egidio tổ chức tại Đấu trường Colosseo ở Roma, đồng thời ngài cũng ký vào một lời kêu gọi chung với các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác nhằm kêu gọi sự hoà giải giữa các dân tộc.
Trước khi tham dự cuộc gặp gỡ với bài diễn văn, khoảng 16 giờ 20, Đức Thánh Cha đã tham gia buổi cầu nguyện bên trong Đấu trường Colosseo cùng với đại diện các Giáo hội và các cộng đoàn Kitô, trong khi các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác cầu nguyện tại nhiều nơi khác nhau trong thành phố.
Đây là buổi tối kết thúc Cuộc gặp gỡ Cầu nguyện cho Hòa bình của các nhà lãnh đạo Kitô giáo và các tôn giáo trên thế giới đã khai mạc vào Chúa nhật tuần trước tại “La Nuvola” ở Roma. Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha mạnh mẽ lặp lại lời kêu gọi đã được đưa ra một năm trước, cũng tại Đấu trường Colosseo, nhưng hôm nay, ngài nói, “thậm chí còn thời sự hơn”, đó là: “Các tôn giáo không thể được sử dụng cho chiến tranh (…) không ai được sử dụng danh Thiên Chúa để chúc lành cho khủng bố và bạo lực”. Ngài nói rằng việc tìm kiếm hòa bình là trọng tâm các hành động của chúng ta.
Đức Thánh Cha khẳng định: “Năm nay lời cầu nguyện của chúng ta đã trở thành một ‘tiếng kêu gào’, bởi vì ngày nay hòa bình đang bị xâm phạm nghiêm trọng, bị tổn thương, bị chà đạp. Điều này xảy ra tại Châu Âu, nghĩa là trên lục địa đã trải qua thảm kịch của hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ trước. Chúng ta đang ở trong cuộc chiến thứ ba. Thật không may, kể từ đó, các cuộc chiến chưa bao giờ ngừng gây đổ máu và làm nghèo trái đất, nhưng khoảnh khắc chúng ta đang trải qua là một thảm trạng đặc biệt.”
Một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “hòa bình ở trong lòng các tôn giáo”, hòa bình bị từ chối và bị sỉ nhục ở nhiều nơi trên thế giới và những tiếng kêu gào thường bị bịt miệng “bởi những lời hùng biện chiến tranh”, và cũng bởi sự thù hận và thờ ơ. Tuy nhiên, tiếng kêu cũng “không thể bị dập tắt”, bởi vì nó xuất phát từ trái tim của những người mẹ, nó được viết trên khuôn mặt của những người tị nạn, những gia đình đang chạy trốn, những người bị thương hoặc đang hấp hối.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng chiến tranh là “mẹ của tất cả mọi đói nghèo”, là “sự thất bại của chính trị và nhân loại”. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng dẫu những nhà cầm quyền trên trái đất này không lắng nghe nguyện vọng của các dân tộc, thì điều đó cũng không làm thay đổi kế hoạch hòa bình của Thiên Chúa cho nhân loại, nhưng nó tuỳ thuộc vào cách chúng ta đón nhận.
Đức Thánh Cha nhận xét: “Tình huynh đệ giữa các tôn giáo đã phát triển trong những năm gần đây, chúng ta ngày càng cảm thấy mình là anh em hơn”, và ngài cũng nhắc lại: “Một năm trước, khi chúng ta gặp nhau ngay tại đây, trước Đấu trường Colosseo, chúng ta đã đưa ra một lời kêu gọi, mà ngày nay thậm chí còn thời sự hơn: ‘Các tôn giáo không thể được sử dụng cho chiến tranh. Chỉ có hòa bình là thánh và không ai được dùng danh Thiên Chúa để chúc lành cho khủng bố và bạo lực”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi “chúng ta không được cam chịu chiến tranh” nhưng dấn thân vì hoà bình. Tất cả mọi người đều tiếp tục muốn sống.
Văn Yên, SJ – Vatican News