LỜI CHÚA CHÚA NHẬT TUẦN XXVIII THƯỜNG NIÊN

Twenty-eighth Sunday in Ordinary Time

Luke 17:11-19 - Now Thank We All Our God - Redeeming God

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 17:11-19

As Jesus continued his journey to Jerusalem,
he traveled through Samaria and Galilee.
As he was entering a village, ten lepers met him.
They stood at a distance from him and raised their voices, saying,
“Jesus, Master! Have pity on us!”
And when he saw them, he said,
“Go show yourselves to the priests.”
As they were going they were cleansed.
And one of them, realizing he had been healed,
returned, glorifying God in a loud voice;
and he fell at the feet of Jesus and thanked him.
He was a Samaritan.
Jesus said in reply,
“Ten were cleansed, were they not?
Where are the other nine?
Has none but this foreigner returned to give thanks to God?”
Then he said to him, “Stand up and go;
your faith has saved you.”

TIN MỪNG : Lc 17,11-19

Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

11 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê. 12 Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa 13 và kêu lớn tiếng : “Lạy thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi !” 14 Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ : “Hãy đi trình diện với các tư tế.” Đang khi đi thì họ được sạch. 15 Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. 16 Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. 17 Đức Giê-su mới nói : “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? 18 Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” 19 Rồi Người nói với anh ta : “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”

SUY NIỆM

SỐNG TÂM TÌNH TẠ ƠN

Khi nói về lòng biết ơn, David Steindl-Rast, một tu sĩ Biển Đức, đã viết trong cuốn sách Sự chú ý của con tim như sau: “Từ sáng tới tối, trong từng khoảnh khắc của thời gian, chúng ta nhận được vô vàn món quà và hồng ân. Chúng ta chỉ cần chú ý đến điều đó và lòng biết ơn sẽ từ từ lớn lên trong chúng ta. Nhưng chúng ta có chú ý đến những món quà và hồng ân đó không? Đây chính là câu hỏi đặt ra cho chúng ta”. 

Trong bài Tin Mừng, thánh Luca đã thuật lại việc Đức Giêsu thương xót chữa cho mười người mắc bệnh phong được khỏi bệnh. Thế nhưng, khi được khỏi, chỉ có một người trở lại để tạ ơn và tôn vinh Thiên Chúa. Chắc hẳn, Đức Giêsu rất buồn lòng khi thấy sự vô ơn của chín người kia, và Người nói rằng: “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” 

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn đang đón nhận những ơn lành của Chúa ban, như sức khỏe, công việc, học tập, hay vượt qua những khó khăn thử thách và luôn có Chúa đồng hành bên mình. Những ơn lành mà ta nhận được xuất phát từ tình yêu thương và lòng thương xót của Chúa. Thế nhưng, vẫn còn nhiều Kitô hữu luôn cho rằng những gì họ đạt được là do tự sức mình. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta biết ý thức và nhìn lại những hồng ân mà Chúa ban cho ta. Để từ đó, ta luôn sống trong tâm tình tạ ơn Chúa, Đấng là nguồn mạch sự sống của đời ta. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con luôn biết sống trong tâm tình tạ ơn Chúa vì những ơn lành Ngài ban và biết quý trọng những sự giúp đỡ của tha nhân trong cuộc sống. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

THÁNG 10, LỜI MỜI GỌI CẦU NGUYỆN VỚI KINH MÂN CÔI

Theo lịch Phụng vụ tháng 10, Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi, và nhắc nhớ về việc lần Chuỗi Mân côi như là cách thế để các tín hữu cầu nguyện và tưởng niệm các biến cố trong cuộc đời của Đức Giêsu và Mẹ Maria.

Tuy nhiên, có 2 câu hỏi chúng ta có thể nghĩ đến:

– Tại sao tháng 10 được chọn là tháng Mân Côi?

– Tại sao việc lần hạt Mân Côi lại được Giáo hội cổ võ đặc biệt như vậy?

Trước hết, tại sao tháng 10 được chọn là tháng Mân Côi?

Việc chỉ định tháng 10 là tháng Mân Côi liên quan tới việc tôn vinh chiến thắng của hải quân châu Âu vào thế kỷ XVI chống lại sự xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Đức Thánh Cha Piô V, xuất thân từ Dòng Đaminh, cho rằng chiến thắng này là nhờ sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, là Đấng đã được cầu khẩn vào ngày trận chiến xảy ra, qua chiến dịch cầu nguyện bằng cách lần chuỗi Mân Côi trên khắp Châu Âu.

Vào ngày 7.10.1571 quân đội Kitô giáo đã chiến thắng ngoài sự mong đợi tại vịnh Lepanto. Đức Piô V đã chọn ngày này là ngày lễ mừng Đức Trinh Nữ Toàn Thắng.

Sau Công đồng Vatican II, trong cuộc cải tổ Phụng Vụ do Đức giáo hoàng Phaolô VI thực hiện, lễ này được đổi tên thành Lễ Đức Mẹ Mân Côi, và được cử hành vào chính ngày hoặc vào Chúa Nhật gần ngày 07.10 nhất. Kể từ đó, ngày lễ này mang một ý nghĩa mới đó là tôn vinh Đức Maria, người đã cưu mang Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng Chiến Thắng tội lỗi và tử thần. Dần dần cả tháng 10 được dành để lần chuỗi Mân côi và việc sùng kính này đi vào trái tim của Giáo Hội.

Trong lịch sử, kinh Mân Côi có tổng số 150 kinh Kính Mừng, được đọc với nhịp điệu đơn giản và nhịp nhàng. Đây là một phương thế giúp những tín hữu, đặc biệt là những người không biết chữ, nông dân, hoặc lao động chân tay có thể hòa mình vào việc cầu nguyện giống như các tu sĩ, cầu nguyện với 150 Thánh vịnh  của Cựu ước.  

Một cách cụ thể, kinh Mân Côi bao gồm 15 mầu nhiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu và của Đức Maria, được chia làm ba nhóm: Mầu nhiệm năm Sự vui, Mầu nhiệm năm Sự thươngvàMầu nhiệm năm Sự mừng. Đến năm 2002, Đức Gioan Phaolô II bổ sung thêm mầu nhiệm mới, đó là Mầu nhiệm năm Sự sáng. Như vậy, Kinh Mân Côi ngày nay có 20 Mầu nhiệm.

Thứ đến, tại sao Giáo hội cổ võ việc lần hạt Mân Côi?

Trong dòng chảy thăng trầm của cuộc sống, tràng chuỗi rất hữu ích khi tạo ra một trật tự nhất định và liên quan đến thể xác và tâm hồn qua việc chúng ta lần từng hạt. Đồng thời, việc lần hạt nhắc nhở chúng ta tập trung tâm trí và trái tim vào việc cầu nguyện. Ngay cả khi chúng ta bận rộn trong cuộc sống hoặc bị phân tâm, các hạt vẫn gọi chúng ta trở lại với lời kinh. Có thể nói, với tràng chuỗi Mân Côi chúng ta có thể cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc một cách thuận tiện, và đơn giản.

Vào thời điểm kinh Mân Côi bị nghi ngờ và việc lần hạt Mân Côi bị suy yếu, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nhắc nhở Giáo Hội về tầm quan trọng và ích lợi của kinh Mân Côi:

Như một lời kinh Phúc âm, khi tập trung vào mầu nhiệm Nhập Thể cứu chuộc, Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện với một định hướng Kitô học rõ ràng. Trên thực tế, yếu tố đặc trưng nhất của việc lần hạt Mân Côi là sự liên tiếp giống như kinh cầu của Kinh Kính Mừng, đã trở thành lời ngợi khen liên lỉ dành cho Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh sự dễ dàng của việc cầu nguyện với kinh Mân Côi, và mời gọi các tín hữu mang theo tràng chuỗi:

Tôi mời anh chị em đọc kinh Mân Côi, và hãy mang theo tràng chuỗi trong tay hoặc trong túi của anh chị em. Việc đọc kinh Mân Côi là lời cầu nguyện đẹp nhất mà chúng ta có thể dâng lên Đức Trinh Nữ Maria; đó là sự chiêm ngưỡng về các giai đoạn và biến cố trong cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế cùng với Đức MariaMẹ của Người. Hơn nữa  kinh Mân Côi là vũ khí bảo vệ chúng ta khỏi những điều xấu xa và chước cám dỗ.

Thật thế, Kinh Mân côi là một sự trợ giúp thiêng liêng tuy đơn sơ, nhưng rất mạnh mẽ đối với các tín hữu. Nhiều vị Thánh trong Giáo hội gọi đây là chuỗi hạt dẫn lên trời, vì chuỗi hạt này giúp chúng ta liên kết với lời cầu nguyện, với Mẹ Maria, và với Chúa Giêsu.

Bước vào tháng 10, chúng ta hãy xem đây như là một cơ hội để quay lại việc thực hành việc lần hạt Mân Côi, như là cách thế để cầu nguyện với tình con thảo, một cách thường xuyên hơn, chân thành hơn, và sâu sắc hơn.

LmJeffrey F. Kirby

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP – Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: cruxnow.com