LỜI CHÚA THỨ HAI TUẦN XXVII THƯỜNG NIÊN

Monday of the Twenty-seventh Week in Ordinary Time

The Parable of the Good Samaritan (Luke 10, 25-37) | PEMPTOUSIA

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 10:25-37

There was a scholar of the law who stood up to test Jesus and said,
“Teacher, what must I do to inherit eternal life?”
Jesus said to him, “What is written in the law?
How do you read it?”
He said in reply,
“You shall love the Lord, your God,
with all your heart,
with all your being,
with all your strength,
and with all your mind,
and your neighbor as yourself.”
He replied to him, “You have answered correctly;
do this and you will live.”

But because he wished to justify himself, he said to Jesus, 
“And who is my neighbor?”
Jesus replied, 
“A man fell victim to robbers
as he went down from Jerusalem to Jericho.
They stripped and beat him and went off leaving him half-dead.
A priest happened to be going down that road,
but when he saw him, he passed by on the opposite side.
Likewise a Levite came to the place,
and when he saw him, he passed by on the opposite side.
But a Samaritan traveler who came upon him
was moved with compassion at the sight.
He approached the victim,
poured oil and wine over his wounds and bandaged them.
Then he lifted him up on his own animal,
took him to an inn, and cared for him.
The next day he took out two silver coins
and gave them to the innkeeper with the instruction,
‘Take care of him.
If you spend more than what I have given you,
I shall repay you on my way back.’
Which of these three, in your opinion,
was neighbor to the robbers’ victim?”
He answered, “The one who treated him with mercy.”
Jesus said to him, “Go and do likewise.”

LỄ và CÁC BÀI ĐỌC

Ca nhập lễ : Et 13,9.10-11

Lạy Chúa,

Chúa an bài mọi sự theo thánh ý của Ngài

mà không ai cưỡng nổi.

Ngài tạo thành vũ trụ

cùng muôn loài hiện hữu dưới bầu trời.

Chính Ngài là Chúa Tể càn khôn.

Bài đọc 1 : Gl 1,6-12

Không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng, nhưng là chính Đức Ki-tô đã mặc khải.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ga-lát.

6 Thưa anh em, tôi lấy làm ngạc nhiên, khi thấy anh em trở mặt mau lẹ như thế với Đấng đã kêu gọi anh em nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, để theo một Tin Mừng khác. 7 Không có Tin Mừng nào khác đâu, mà chỉ có một vài kẻ phá rối anh em, và muốn làm xáo trộn Tin Mừng của Đức Ki-tô đó thôi. 8 Nhưng nếu có ai, kể cả chúng tôi, hoặc một thiên thần nào từ trời xuống, loan báo cho anh em Tin Mừng khác với Tin Mừng chúng tôi đã loan báo cho anh em, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi ! 9 Như tôi đã nói, và nay tôi xin nói lại : nếu có ai loan báo cho anh em một Tin Mừng khác với Tin Mừng anh em đã lãnh nhận, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi ! 10 Vậy, giờ đây tôi tìm cách lấy lòng người đời, hay lấy lòng Thiên Chúa ? Phải chăng tôi tìm cách làm đẹp lòng người đời ? Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Ki-tô.

11 Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết : Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người. 12 Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giê-su Ki-tô đã mặc khải.

Đáp ca : Tv 110,1-2.7-8.9 và 10c (Đ. c.5b)

Đ. Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi.

1Tôi xin hết lòng cảm tạ Chúa,
trong cộng đoàn chính nhân, giữa lòng đại hội.
2Việc Chúa làm quả thật lớn lao,
người mộ mến ra công tìm hiểu.

Đ. Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi.

7Những công trình tay Chúa thực hiện
quả là chân thật và công minh.
Huấn lệnh Người ban đều chắc chắn,
8bền vững đến muôn đời muôn thuở,
căn cứ vào sự thật lẽ ngay.

Đ. Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi.

9Người đem lại cho dân ơn giải thoát,
thiết lập giao ước đến muôn đời.
Tôn danh Người thánh thiêng khả uý.
10cMãi đến thiên thu còn vang tiếng ngợi khen Người.

Đ. Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi.

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 13,34

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Lc 10,25-37

Ai là người thân cận của tôi ?

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

25 Khi ấy, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng lên hỏi Người rằng : “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?” 26 Người đáp : “Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào ?” 27 Ông ấy thưa : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” 28 Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”

29 Tuy nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng : “Nhưng ai là người thân cận của tôi ?” 30 Đức Giê-su đáp : “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31 Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. 32 Rồi một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua bên kia mà đi. 33 Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới chỗ nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương. 34 Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. 35 Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói : ‘Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.’ 36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?” 37 Người thông luật trả lời : “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”

Ca hiệp lễ : Ac 3,25 

Chúa nhân hậu từ bi

với những kẻ một niềm trông cậy,

và tha thiết kiếm tìm Người.

SUY NIỆM

YÊU THƯƠNG VÔ ĐIỀU KIỆN

Ai đó đã từng nói rằng, lòng bác ái không có ranh giới; nó phủ nhận mọi lý do, ngay cả lỗi lầm, thiếu sót. 

Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người đã không ít lần tỏ ra rất e dè khi giúp đỡ người khác, nhất là người đang gặp khó khăn hay lâm nạn. Có lẽ cùng vì chúng ta sợ sẽ mắc phải nhiều phiền luỵ từ hậu quả do người khác gây ra chỉ vì lòng tốt của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng nại vào cớ đó mà thờ ơ trước những nỗi đau khổ của tha nhân, như thầy tư tế và thầy Lêvi xưa. 

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta noi theo mẫu gương của người Samaritanô nhân hậu, cũng là hình ảnh của chính Chúa, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ đang gặp khó khăn. Quanh ta còn biết bao người đau khổ đang mong chờ chờ bàn tay nâng đỡ của chúng ta. Nhưng chúng ta đã làm gì cho tha nhân? Có thể chúng ta không giàu có về vật chất. Thế nhưng, một lời nói, một nụ cười, một cử chỉ, một việc làm tốt hay thái độ lắng nghe, cảm thông, đôi khi cũng có thể mang lại những niềm an ủi lớn lao. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con có được tấm lòng thương xót của Chúa, để chúng con sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ cần đến chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện với Chúa Giêsu như trò chuyện với một người bạn

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc cầu nguyện trong phân định. Ngài nhắc rằng cầu nguyện không đơn thuần là việc tập luyện trí tuệ nhưng bao gồm cả cảm xúc và trái tim. Cầu nguyện giúp chúng ta thêm gắn kết với Chúa và ngày càng tin tưởng khi chúng ta nhận ra rằng, khi hiểu và đón nhận thánh ý của Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc thực sự của mình.

Sáng thứ Tư, 28/9/2022, trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường thánh Phêrô với sự hiện diện của 20 ngàn tín hữu hành hương, Đức Thánh Cha trở lại với loạt bài giáo lý về sự phân định – tiến trình đưa ra những quyết định đúng đắn về ý nghĩa và hướng đi của cuộc sống được Thiên Chúa ban cho chúng ta.

Đề tài được Đức Thánh Cha trình bày trong buổi tiếp kiến lần này là “Những yếu tố của phân định. Sống thân mật với Chúa”, trong đó ngài nhấn mạnh đến việc cầu nguyện. Ngài nhắc rằng cầu nguyện không đơn thuần là việc tập luyện của trí tuệ nhưng bao gồm cả cảm xúc và trái tim. Cầu nguyện giúp chúng ta thêm gắn kết với Chúa và ngày càng tin tưởng khi chúng ta nhận ra rằng, khi hiểu và đón nhận thánh ý của Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc thực sự của mình.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng, là kết quả của việc cầu nguyện, sự phân định giúp chúng ta nhạy cảm với “ánh sáng nhân từ” của Thiên Chúa, soi sáng tâm trí và sưởi ấm trái tim chúng ta. Mỗi ngày đến gần Chúa hơn, chúng ta nhận ra đầy đủ hơn ý muốn của Người đối với cuộc đời của chúng ta, và trong ý Chúa, chúng ta tìm thấy sự bình an và sự viên mãn đích thực của chúng ta.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta tiếp tục các bài giáo lý về đề tài phân định, bởi vì phân định rất quan trọng để biết điều đang diễn ra trong nội tâm chúng ta, những cảm xúc, ý nghĩa mà chúng ta cần phân định để biết chúng xuất phát từ đâu và đưa chúng ta đến đâu, để quyết định. Và hôm nay chúng ta dừng lại ở điều đầu tiên trong số các yếu tố của việc phân định; đó là cầu nguyện. Để phân định chúng ta cần ở trong một môi trường, trong trạng thái cầu nguyện

Kinh nguyện giúp cho sự phân định tâm linh

Kinh nguyện là sự trợ giúp không thể thiếu để phân định tâm linh, nhất là khi có những tình cảm giúp chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa cách đơn sơ và thân tình, như khi nói với một người bạn. Và biết đi xa hơn những tư tưởng, đi vào trong sự thân mật với Chúa, với một thái độ tự nhiên yêu mến. Bí quyết cuộc sống của các thánh là sự thân mật với Thiên Chúa và tin tưởng ngài, những điều gia tăng nơi các thánh và giúp các ngài dễ nhận ra điều đẹp lòng Chúa. Sự thân mật này lướt thắng sợ hãi hoặc nghi ngờ cho rằng ý Chúa không phải là điều tốt đẹp cho chúng ta, một cám dỗ nhiều khi xuất hiện trong tư tưởng của chúng ta và làm cho con tim bất an và bất định hoặc thậm chí là cay đắng.

Phân định không có nghĩa là hoàn toàn chắc chắn

Sự phân định không có nghĩa là chắc chắn tuyệt đối. Phân định không phải là một phương pháp thuần túy về mặt hóa học, không giả định nó là sự chắc chắn tuyệt đối, bởi vì nó liên hệ tới cuộc sống, và cuộc sống thì không luôn luôn hợp lý, nó có nhiều khía cạnh không cho phép chúng ta đóng kín trong một loại ý tưởng. Chúng ta muốn biết chắc chắn điều gì cần phải làm, hoặc cả khi xảy ra, không vì thế mà chúng ta luôn hành động theo đó. Bao nhiêu lần chúng ta cũng đã trải qua kinh nghiệm mà thánh Phaolô Tông đồ đã nói: “Tôi không làm điều thiện mà tôi muốn, nhưng tôi làm điều ác mà tôi không muốn” (Rm 7,19). Chúng ta không phải chỉ là lý trí, không phải là những bộ máy, nhận lãnh những chỉ thị để thi hành thôi thì không đủ: bởi vì có những chướng ngại, cũng như những trợ giúp, để quyết định theo Chúa thường là tình cảm, từ trái tim.

Nghi ngờ Thiên Chúa

Điều ý nghĩa là phép lạ đầu tiên Chúa Giêsu thực hiện trong Tin Mừng theo thánh Marco là một cuộc trừ tà (x. 1,21-28). Tại Hội đường ở thành Capharnaum, Chúa giải thoát một người bị quỷ ám, giải thoát người ấy khỏi hình ảnh giả dối về Thiên Chúa mà Satan đã gợi lên ngay từ đầu: hình ảnh một Thiên Chúa không muốn chúng ta được hạnh phúc. Người bị quỷ ám trong Tin Mừng thánh Marco biết rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng điều này không làm cho ông ta tin nơi Ngài. Ông ta nói: “Ông đến để làm hại tôi” (c.24)

Nhiều người, kể cả các Kitô hữu, cũng nghĩ như thế; họ nghĩ rằng Chúa Giêsu cũng có thể là Con Thiên chúa, nhưng họ nghi ngờ rằng Chúa không muốn chúng ta hạnh phúc; trái lại, một số người sợ rằng nếu coi trọng đề nghị của Chúa, điều Chúa Giêsu đề ra cho chúng ta, thì có nghĩa là làm hỏng đời mình, cầm hãm những ước muốn, những khát vọng mạnh mẽ nhất của chúng ta. Những tư tưởng này đôi khi ẩn sâu trong chúng ta: cho rằng Chúa đòi hỏi thái quá, chúng ta sợ rằng Chúa đòi hỏi chúng ta quá, sợ rằng Chúa không thực sự yêu thương chúng ta.

Gặp Chúa sẽ trở nên vui tươi

Trái lại, trong cuộc gặp gỡ đầu tiên chúng ta đã thấy rằng dấu chỉ cuộc gặp gỡ với Chúa là niềm vui. Khi tôi cầu nguyên, tôi gặp gỡ Chúa và tôi trở nên vui tươi. Trái lại, sự buồn sầu hoặc sợ hãi là những dấu chỉ xa lìa Chúa: “Nếu anh muốn được sống, thì hãy tuân giữ các giới răn”, Chúa nói như thế với chàng thanh niên giàu có (Mt 19,17). Rất tiếc là đối với người trẻ ấy, có một số chướng ngại cản trở anh ta thực hiện ước muốn trong tâm hồn, muốn theo sát “Thầy nhân lành.” Anh là một thanh niên quan tâm, tháo vát, đã có sáng kiến gặp Chúa Giêsu, nhưng anh cũng rất bị giằng co trong tình cảm; đối với anh, những của cải anh có rất quan trọng. Chúa Giêsu không buộc anh phải quyết định, nhưng bản văn Kinh Thánh lưu ý rằng chàng thanh niên rời xa Chúa Giêsu và “buồn sầu” (c.22). Người nào xa lìa Chúa thì không bao giờ hài lòng dù có nhiều của cải và cơ may.

Chúa Giêsu không bao giờ bắt bạn phải theo Người, không bao giờ. Chúa Giêsu cho bạn biết ý muốn, vì Người rất muốn cho bạn biết mọi điều nhưng lại để bạn tự do. Và đây là điều đẹp nhất khi cầu nguyện với Chúa Giêsu: Người để chúng ta tự do. Ngược lại, khi chúng ta rời xa Chúa, chúng ta ở lại với một điều gì đó buồn sầu, một điều gì đó tồi tệ trong lòng.

Không dễ dàng khi thực hiện phân định

Phân định điều đang diễn ra trong lòng chúng ta không phải là điều dễ dàng, bởi vì những vẻ bề ngoài lừa đảo, nhưng sự thân mật với Thiên Chúa có thể từ từ giải tỏa những nghi ngờ và sợ hãi, làm cho cuộc sống chúng ta luôn đón nhận ánh sáng dịu dàng của Chúa, theo thành ngữ thật đẹp của Thánh John Henry Newman. Các thánh chiếu sáng nhờ ánh sáng phản chiếu và chứng tỏ qua những cử chỉ đơn sơ thường nhật sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa, Đấng làm cho điều không thể trở thành có thể. Người ta nói rằng đôi vợ chồng đã sống chung với nhau thời gian dài, yêu thương nhau và sau cùng trở nên giống nhau. Ta có thể nói tương tự như thế về kinh nguyện tình cảm: từ từ nhưng hữu hiệu, kinh nguyện ấy ngày càng làm cho chúng ta có khả năng nhận ra điều tự nhiên, như là điều xuất phát từ thẳm sâu con người của chúng ta. Cầu nguyện không có nghĩa là nói nhiều lời; cầu nguyện là mở lòng với Chúa Giêsu, đến gần Chúa Giêsu, để Chúa Giêsu đi vào lòng ta và làm cho chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Người. Và ở đó chúng ta có thể phân biệt khi nào là Chúa Giêsu và khi nào là chúng ta với suy nghĩ của chúng ta, những điều mà rất nhiều lần khác xa với những gì Chúa Giêsu muốn.

Ơn sống tương quan tình bạn với Chúa

Chúng ta hãy cầu xin ơn sống một tương quan tình bạn với Chúa, như một người bạn nói với người bạn (x. Thánh Ignatio Loyola, “Linh Thao”, 53). Tôi gặp một tu sĩ già, người coi cổng của một nhà dòng. Bất cứ khi nào có thể đến gần nhà nguyện, tu sĩ ấy nhìn lên bàn thờ và nói: “Con chào Chúa”, bởi vì tu sĩ ấy đã gần gũi với Chúa Giêsu. Tu sĩ ấy không cần phải nói nhiều lời. Chỉ cần nói “chào Chúa, con gần Chúa và Chúa gần với con.” Đây là tương quan mà chúng ta phải có trong lời nguyện: gần gũi, gần gũi tình cảm, như anh em, gần gũi với Chúa Giêsu. Như tôi đã nói, nói với Chúa Giêsu như một người bạn nói với người bạn khác.

Đó là một ơn mà chúng ta phải cầu xin cho nhau: nhìn Chúa Giêsu như người Bạn, người bạn thân thiết và trung tín nhất của chúng ta, người không đòi hỏi, nhất là không bao giờ bỏ rơi chúng ta, ngay cả khi chúng ta lìa xa Người. Người vẫn đứng ở cánh cửa của trái tim. Chúng ta nói: “Không, con không muốn biết bất cứ điều gì với Chúa.” Và Người vẫn im lặng, vẫn ở đó gần gũi, vì Người luôn thành tín. Hãy tiếp tục với lời cầu nguyện này, chúng ta hãy nói lời cầu nguyện “con chào Chúa”, lời cầu nguyện chào Chúa với tấm lòng, lời cầu nguyện trìu mến, lời cầu nguyện gần gũi, ít lời nhưng bằng cử chỉ và việc làm tốt. Cảm ơn anh chị em.

Hồng Thủy – Vatican News