Thánh Piô Piếttrensina, Linh mục. Lễ nhớ
Memorial of Saint Pius of Pietrelcina, Priest
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Lk 9:18-22
Once when Jesus was praying in solitude,
and the disciples were with him,
he asked them, “Who do the crowds say that I am?”
They said in reply, “John the Baptist; others, Elijah;
still others, ‘One of the ancient prophets has arisen.’”
Then he said to them, “But who do you say that I am?”
Peter said in reply, “The Christ of God.”
He rebuked them and directed them not to tell this to anyone.
He said, “The Son of Man must suffer greatly
and be rejected by the elders, the chief priests, and the scribes,
and be killed and on the third day be raised.”
LỄ và CÁC BÀI ĐỌC
Ca nhập lễ
Chúa phán : “Ta là Đấng cứu độ dân Ta,
trong mọi cơn gian nan thử thách,
nếu chúng kêu cầu Ta,
Ta sẽ thương nhận lời,
và cho đến muôn đời muôn thuở,
Ta sẽ là Chúa Trời của chúng.”
Bài đọc 1 : Gv 3,1-11
Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời.
Bài trích sách Giảng viên.
1Ở dưới bầu trời này,
mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời :
2một thời để chào đời, một thời để lìa thế ;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây ;
3một thời để giết chết, một thời để chữa lành ;
một thời để phá đổ, một thời để xây dựng ;
4một thời để khóc lóc, một thời để vui cười ;
một thời để than van, một thời để múa nhảy ;
5một thời để quăng đá, một thời để lượm đá ;
một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn ;
6một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất ;
một thời để giữ lại, một thời để vất đi ;
7một thời để xé rách, một thời để vá khâu ;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng ;
8một thời để yêu thương, một thời để thù ghét ;
một thời để gây chiến, một thời để làm hoà.
9 Làm lụng vất vả thì được lợi lộc gì ? 10 Tôi nhìn thấy công việc mà Thiên Chúa giao cho con người phải gắng sức làm. 11 Thiên Chúa đã làm mọi sự hợp thời đúng lúc. Thiên Chúa cũng ban cho con người biết nhận thức về vũ trụ, tuy thế, con người cũng không thể nào hiểu hết được ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử.
Đáp ca : Tv 143,1a và 2abc.3-4 (Đ. c.1a)
Đ. Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn.
1aChúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn,
2abcChúa là đồng minh, là đồn luỹ che chở,
là thành trì bảo vệ, là Đấng giải thoát tôi.
Chúa là khiên mộc cho tôi ẩn núp.
Đ. Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn.
3Lạy Chúa, con người có là chi, mà Chúa cần biết đến ?
Phàm nhân đáng là gì, mà Chúa phải lưu tâm ?
4Ấy con người khác chi hơi thở,
vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu.
Đ. Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn.
Tung hô Tin Mừng : Mc 10,45b
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Con Người đến để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng : Lc 9,18-22
Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa. Con Người phải chịu đau khổ nhiều.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
18 Hôm ấy, Đức Giê-su cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng : “Dân chúng nói Thầy là ai ?” 19 Các ông thưa : “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại.” 20 Người lại hỏi : “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” Ông Phê-rô thưa : “Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa.” 21 Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai.
22 Người còn nói : “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.”
Ca hiệp lễ : Tv 118,4-5
Lạy Chúa, Ngài đã ban huấn lệnh,
truyền chúng con tuân giữ vẹn toàn.
Ước mong sao con hằng vững bước
theo thánh chỉ Ngài ban.
SUY NIỆM
Ở VỚI CHÚA
Trong bài giảng lễ ngày 13/05/2020, Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh: “Đúng là đời sống Kitô hữu cần phải tuân giữ các điều răn, sống các mối phúc và thực thi lòng thương xót. Nhưng như thế chưa đủ, ta còn phải ở lại trong Chúa và Chúa ở lại trong ta.”
Nhờ ở lại với Đức Giêsu, các môn đệ nhận biết thân thế của Người. Người đúng là Giêsu, con ông Giuse và bà Maria, nhưng chưa đủ, Người là Đấng Kitô mà dân chúng mong đợi. Và, Đức Giêsu còn tỏ cho các ông biết về con đường thập giá sắp phải bước đi theo ý Chúa Cha. Chỉ khi biết ở lại với Đức Giêsu, các môn đệ mới được biết đích xác Thầy là ai và sứ vụ của Thầy là gì.
Lúc cầu nguyện, khi lắng Lời Chúa và mỗi lần rước Thánh Thể, chúng ta có cơ hội ở với Chúa và Chúa ở với ta. Hãy bắt lấy những cơ hội ấy trong đời sống hằng ngày để tương quan của ta với Chúa thêm bền chặt.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa, xin cho con năng ở với Chúa như cành nho được gắn vào cây nho. Nhờ đó, đời sống chúng con luôn tràn trề nhựa sống thần linh. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
Thánh Piô Piêtrelcina
Phanxicô Forgiône sinh ngày 25 tháng Năm năm 1887 gần thành Napôli nước Ý. Song thân ngài rất nghèo khó và rất vất vả. Từ thơ ấu, Phanxicô Forgiône đã có một lòng yêu thích cầu nguyện sâu xa và một lòng khát khao nên thánh mãnh liệt.
Khi Phanxicô Forgiône lên 10, có một linh mục dòng Phanxicô Capuxinô tới Piêtrelcina. Phanxicô bị ấn tượng bởi lòng đơn sơ và khiêm nhường của ngài. Và Phanxicô quyết tâm rằng một ngày kia cũng sẽ là một linh mục dòng Capuxinô. Để giúp cho ước mơ của con thành sự thật, thân phụ của Phanxicô đã trẩy sang nước Mỹ tìm việc làm và kiếm tiền cho Phanxicô ăn học.
Vào ngày mùng 6 tháng Giêng năm 1903, Phanxicô Forgiône gia nhập dòng Capuxinô ở Morcôn. Phanxicô nhận tên là Piô. Vào năm 1910, Piô được thụ phong linh mục. Vì sức khỏe yếu kém, các bề trên tưởng là sẽ tốt hơn nếu để Piô sống một thời gian tại quê nhà. Và Piô được chỉ định về giúp cha xứ tại giáo xứ quê nhà. Chính thời gian này cha Piô nhận được một ơn đặc biệt. Để nên giống Đức Chúa Giêsu Tử Giá hơn, Piô bắt đầu cảm thấy những dấu đinh của Chúa ẩn trong tay và chân và vết thương của lưỡi đòng trong cạnh sườn mình. Sau một thời gian, các vết thương này xuất hiện thường xuyên hơn, nhưng vẫn vô hình. Vào ngày 20 tháng Chín năm 1918, năm Dấu Thánh này tỏ lộ ra bên ngoài và kéo dài suốt 50 năm sau cho tới lúc cha Piô qua đời.
Sau bảy năm sống ở Piêtrelcina, cha Piô được gởi đến đan viện Capuxinô ở Foggia. Cha cảm thấy rất hạnh phúc vì sau cùng cha cũng được ở với các anh em tu sĩ Phanxicô. Và cộng đoàn cũng vui mừng vì có sự hiện diện của cha, bởi Piô luôn vui tính và hóm hỉnh. Cha Piô bắt đầu ban bí tích Hòa giải và chẳng bao lâu từng nhóm đông người đã kéo đến xin cha lời khuyên bảo.
Vào tháng Bảy năm 1916, các bề trên của cha Piô gởi cha tới San Giovanni Rôtônđô, một ngôi làng hẻo lánh để cha được hưởng chút yên tĩnh. Ở đây, sức khỏe của Piô được bình phục, và Piô cũng được Thiên Chúa ban cho những ơn lạ. Piô đọc được tâm hồn của người khác, thậm chí cha có thể giúp họ xưng tội bằng cách nhắc họ nhớ lại những chi tiết mà cha nghe được từ nơi Thiên Chúa. Cha Piô cũng có ơn lưỡng tại (tức khả năng hiện diện ở hai nơi khác nhau trong cùng một lúc), và năm Dấu Thánh của cha tỏa ra một mùi thơm của hoa hồng và hoa tím.
Các bề trên của cha Piô đã hỏi cha những đặc ân này là có thực hay không, vì nếu như đó là trò chơi khăm thì Piô sẽ bị cấm dâng lễ công khai và cấm giải tội. Đây quả là một thánh giá nặng đối với Piô, nhưng cha Piô đã chấp nhận nó như một dịp để được nên giống Đức Chúa Giêsu. Một thời gian sau, cha Piô lại được phép cử hành các bí tích, và một lần nữa, rất đông người lại chen chúc nhau trong nhà thờ để xem cha Piô dâng thánh lễ cũng như xếp hàng để được xưng tội với ngài. Thông thường, mỗi ngày cha Piô giải tội cho trên 100 hối nhân.
Cha Piô Piêtrelcina đã dùng hầu hết cuộc đời linh mục của ngài để ban bí tích Hòa giải và khuyên bảo cùng động viên vô số bổn đạo đến từ khắp các nơi trên thế giới. Cha đã phục vụ như vậy cho tới khi về trời ngày 21 tháng Chín năm 1968. Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã tôn cha Piô Piêtrelcina lên bậc hiển thánh năm 2002.
Chúng ta có tin rằng trong bí tích Hòa giải chúng ta được gặp chính Đức Chúa Giêsu, Đấng biết rõ chúng ta hơn chúng ta biết ta và yêu mến chúng ta hơn chúng ta có thể yêu mến mình không? Chúng ta hãy nài xin cha thánh Piô Piêtrelcina ban ơn soi sáng để chúng ta có thể nhận thấy những chuyện xảy ra trong đời sống của mình chính là những phương thế giúp chúng ta theo sát Đức Chúa Giêsu hơn. Như thế, chúng ta sẽ lãnh nhận bí tích Hòa giải cách hiệu quả hơn.
http://www.paolinevn.org