LỜI CHÚA THỨ BẢY TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN

Saturday of the Twenty-fourth Week in Ordinary Time

A picture containing text

Description automatically generated

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 8:4-15

When a large crowd gathered, with people from one town after another
journeying to Jesus, he spoke in a parable. 
“A sower went out to sow his seed.
And as he sowed, some seed fell on the path and was trampled,
and the birds of the sky ate it up.
Some seed fell on rocky ground, and when it grew,
it withered for lack of moisture.
Some seed fell among thorns,
and the thorns grew with it and choked it.
And some seed fell on good soil, and when it grew,
it produced fruit a hundredfold.”
After saying this, he called out,
“Whoever has ears to hear ought to hear.”

Then his disciples asked him
what the meaning of this parable might be.
He answered,
“Knowledge of the mysteries of the Kingdom of God
has been granted to you;
but to the rest, they are made known through parables
so that they may look but not see, and hear but not understand.

“This is the meaning of the parable. 
The seed is the word of God.
Those on the path are the ones who have heard,
but the Devil comes and takes away the word from their hearts
that they may not believe and be saved.
Those on rocky ground are the ones who, when they hear,
receive the word with joy, but they have no root;
they believe only for a time and fall away in time of temptation.
As for the seed that fell among thorns,
they are the ones who have heard, but as they go along,
they are choked by the anxieties and riches and pleasures of life, 
and they fail to produce mature fruit.
But as for the seed that fell on rich soil,
they are the ones who, when they have heard the word,
embrace it with a generous and good heart,
and bear fruit through perseverance.”

LỄ và CÁC BÀI ĐỌC

Ca nhập lễ : x. Hc 36,18

Lạy Chúa, xin ban bình an

cho những người trông đợi Chúa.

Xin cho các ngôn sứ của Ngài

được luôn luôn trung thực.

Xin nghe tiếng nguyện cầu

của toàn thể dân Chúa.

Bài đọc 1 : 1 Cr 15,35-37.42-49

Gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô

35 Thưa anh em, có người sẽ nói : kẻ chết trỗi dậy thế nào ? Họ lấy thân thể nào mà trở về ? 36 Đồ ngốc ! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. 37 Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác.

42 Việc kẻ chết sống lại cũng vậy : gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt ; 43 gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang ; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, 44 gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí.

Nếu có thân thể có sinh khí, thì cũng có thân thể có thần khí. 45 Như có lời đã chép : con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống. 46 Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí ; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. 47 Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất ; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. 48 Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra ; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. 49 Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.

Đáp ca : Tv 55,10.11-12.13-14 (Đ. x. c.14c)

Đ. Lạy Thiên Chúa, con sẽ bước đi trước mặt Ngài
trong ánh sáng dành cho kẻ sống.

10Địch thù phải tháo lui vào ngày tôi cầu cứu.
Tôi biết rằng : Thiên Chúa ở bên tôi.

Đ. Lạy Thiên Chúa, con sẽ bước đi trước mặt Ngài
trong ánh sáng dành cho kẻ sống.

11Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa và ca tụng lời Người ;
tôi ca tụng lời Chúa.
12Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa và không còn sợ hãi ;
phàm nhân làm gì nổi được tôi ?

Đ. Lạy Thiên Chúa, con sẽ bước đi trước mặt Ngài
trong ánh sáng dành cho kẻ sống.

13Lạy Thiên Chúa, lời khấn hứa cùng Ngài, con xin giữ,
lễ tạ ơn, nguyện sẽ dâng Ngài,
14vì Ngài cứu mạng con khỏi chết,
lại ngăn ngừa kẻo phải hụt chân,
để con bước đi trước mặt Ngài
trong ánh sáng dành cho kẻ sống.

Đ. Lạy Thiên Chúa, con sẽ bước đi trước mặt Ngài
trong ánh sáng dành cho kẻ sống.

Tung hô Tin Mừng : x. Lc 8,15

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Hạnh phúc thay người thành tâm thiện chí, hằng ấp ủ lời Chúa trong lòng, nhờ kiên nhẫn mà sinh hoa kết quả. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Lc 8,4-15

Hạt rơi vào đất tốt : đó là những kẻ nghe Lời Chúa và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

4 Khi ấy, dân chúng tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành thị, người ta kéo đến cùng Đức Giê-su. Bấy giờ Người dùng dụ ngôn mà nói rằng :

5 “Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên và chim trời ăn mất. 6 Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt. 7 Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt. 8 Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm”. Nói xong, Người hô lên rằng : “Ai có tai nghe thì nghe.”

9 Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý nghĩa gì. 10 Người đáp : “Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa ; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu.

11 “Đây là ý nghĩa dụ ngôn : Hạt giống là lời Thiên Chúa. 12 Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. 13 Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. 14 Hạt rơi vào bụi gai : đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. 15 Hạt rơi vào đất tốt : đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.”

Ca hiệp lễ : Tv 35,8 

Lạy Thiên Chúa,

tình thương Ngài quý trọng biết bao,

phàm nhân tìm bóng Ngài trú ẩn.

SUY NIỆM

TÂM HỒN TÔI THUỘC LOẠI ĐẤT NÀO

“Lời Chúa, được tượng trưng bằng hạt giống, không phải là một Lời trừu tượng, nhưng là chính Chúa Kitô, Ngôi Lời của Chúa Cha nhập thể trong lòng Đức Maria. Vì thế, đón nhận Lời Chúa có nghĩa là đón nhận chính con người của Chúa Kitô.” (Đức Thánh Cha Phanxicô) 

Thiên Chúa đã gieo vào tai tôi, lòng tôi bao nhiêu hạt giống: hãy tha thứ, hãy sống khoan dung, hãy học cùng Tôi vì Tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, đừng lên án, hãy sống quảng đại,… 

Nhưng đã có được bao nhiêu hạt giống mọc lên trong tâm hồn cũng như trong cuộc sống của tôi? Mảnh đất của đời tôi, đứng xa mà nhìn, thấy xanh tươi, nhưng lại gần, nhìn kỹ thì thấy màu xanh đó là màu xanh của cỏ dại. Thế mà tôi cứ sống an tâm với thửa đất đầy cỏ dại đó, đầy thói hư nết xấu đó, một thửa đất được ngụy trang bằng một màu xanh đạo đức bề ngoài.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin biến đổi tâm hồn chúng con thành những mảnh đất sẵn sàng, không có gai góc hay sỏi đá, để hạt giống Lời sinh hoa trái dồi dào. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, nhân viên mục vụ

Chương trình buổi sáng ngày 15/9, ngày cuối cùng trong chuyến tông du 3 ngày của Đức Thánh Cha đến Kazakhstan, bao gồm Thánh lễ riêng tại Toà Sứ Thần, gặp các tu sĩ Dòng Tên, gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và các nhân viên mục vụ.

Ngày 15/9, ngày cuối cùng trong chuyến tông du 3 ngày đến Kazakhstan, Đức Thánh Cha đã bắt đầu với Thánh lễ riêng tại Toà Sứ Thần và sau đó gặp các tu sĩ Dòng Tên đang hiện diện tại Kazakhstan và các nước lân cận, như ngài vẫn thường làm trong các chuyến tông du. Cuộc nói chuyện của Đức Thánh Cha và các tu sĩ Dòng Tên diễn ra trong bầu khí thân tình và riêng tư. Nội dung cuộc nói chuyện sẽ được phổ biến trong những ngày tới.

Gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và các nhân viên mục vụ

Lúc 10:10 giờ địa phương, Đức Thánh Cha đã di chuyển đến Nhà thờ chính toà Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cách Toà Sứ Thần 4,3km để có cuộc gặp với các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh và các nhân viên mục vụ.

Buổi gặp gỡ bắt đầu với lời chào phụng vụ và lời chào của Đức cha Mumbiela Sierra, và bài đọc bằng tiếng Nga trích từ thư của thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu Êphêsô (3,5-6.11-17): “Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Ki-tô Giê-su và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.”

Kế đến là bốn lời chứng của một linh mục – Ruslan, một nữ tu – Clara, một tín hữu Công giáo Hy lạp – Miroslava, và một nhân viên mục vụ – Kirill. Họ kể về những chứng tá đời sống đạo trong bậc sống của họ với những khó khăn và niềm vui, đồng thời về sự dấn thân của họ trong tư cách là Kitô hữu tại đất nước Kazakhstan của họ.

Một giáo hội nhỏ bé

Sau đó, Đức Thánh Cha đã có một bài diễn văn dành cho những người hiện diện. Khởi đi từ lời của Đức Cha Mumbiela Sierra nói rằng: “Hầu hết chúng tôi là người nước ngoài”; Đức Thánh Cha nói: “điều đó đúng, bởi vì anh chị em đến từ những nơi và đất nước khác nhau, nhưng vẻ đẹp của Giáo hội là thế này: chúng ta là một gia đình, trong đó không ai là người lạ. Tôi nhắc lại: không ai là người lạ trong Giáo Hội, chúng ta là một Dân thánh của Thiên Chúa được làm phong phú từ rất nhiều dân tộc! Và sức mạnh của đoàn dân tư tế và thánh thiện của chúng ta chính nằm ở chỗ sự đa dạng làm nên sự phong phú bằng cách chia sẻ những gì chúng ta là và những gì chúng ta có: sự nhỏ bé của chúng ta nhân lên nếu chúng ta chia sẻ nó.”

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha dựa trên bài trích thư của Thánh Phaolô về sự thừa kế, và ngài chia sẻ về hai điểm liên quan là: ký ức và tương lai.

Ký ức

Trước hết là ký ức. Nếu ngày nay tại đất nước rộng lớn, đa văn hóa và đa tôn giáo này, chúng ta có thể nhìn thấy những cộng đoàn Kitô giáo sinh động và cảm thức tôn giáo xuyên suốt đời sống của xã hội, thì trên hết là nhờ vào lịch sử phong phú trước đó, nhờ sự truyền bá của Kitô giáo ở Trung Á, đã diễn ra ngay từ những thế kỷ đầu tiên, của nhiều người loan báo Tin Mừng và những nhà truyền giáo, những người đã dành cuộc đời của mình để truyền bá ánh sáng của Tin Mừng, thành lập các cộng đoàn, đền thánh, tu viện và nơi thờ tự. Do đó, có một sự thừa kế Kitô giáo, đại kết, cần được tôn vinh và bảo tồn, một sự chuyển trao đức tin vốn đã coi nhiều người đơn sơ là nhân vật chính, nhiều ông bà, cha, mẹ. Trong hành trình thiêng liêng và giáo hội, chúng ta không được đánh mất ký ức về những người đã loan báo đức tin cho chúng ta, bởi vì việc ghi nhớ giúp chúng ta phát triển tinh thần chiêm ngưỡng những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm trong lịch sử, ngay cả ngang qua những khó khăn của cuộc sống và sự mỏng dòn cá nhân và cộng đoàn.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng lưu ý về việc gìn giữ ký ức không phải là nhìn lại quá khứ với hoài niệm, mắc kẹt vào những thứ của quá khứ và để bản thân bị tê liệt trong sự bất động: đây là cám dỗ đi lùi. Cái nhìn của người Kitô hữu, khi nhìn về ký ức, mở ra cho chúng ta sự ngạc nhiên trước mầu nhiệm của Thiên Chúa, để lấp đầy tâm hồn chúng ta với lời ngợi khen và biết ơn về những gì Chúa đã thực hiện. Một trái tim biết ơn, đầy tràn lời ngợi khen, không dung dưỡng sự hối tiếc, thay vào đó chào đón ngày hôm nay đang sống như một hồng ân. Và người ấy muốn lên đường, tiến về phía trước, để tiếp xúc với Chúa Giêsu, giống như các phụ nữ và các môn đệ trên đường Emmaus vào ngày Phục sinh!

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “không có ký ức thì không có sự ngạc nhiên. Nếu chúng ta mất đi ký ức sống động, thì đức tin, lòng sùng kính và các hoạt động mục vụ có nguy cơ tàn lụi, giống như lửa trong chảo, cháy ngay lập tức nhưng sẽ tắt nhanh chóng. Khi chúng ta mất đi ký ức, niềm vui sẽ cạn kiệt. Ngay cả lòng biết ơn đối với Thiên Chúa và anh chị em cũng suy giảm, bởi vì chúng ta rơi vào cám dỗ khi nghĩ rằng mọi sự tùy thuộc vào chúng ta.” Nếu chúng ta nhìn vào sự thừa kế này, chúng ta thấy gì? Chúng ta thấy đức tin không được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia như một tập hợp những điều phải hiểu và phải làm, giống như một đoạn mã được lập trình một lần cho mãi mãi. Không, đức tin đã được truyền trao bằng cuộc sống, bằng chứng tá mang ngọn lửa Tin Mừng vào trung tâm của những hoàn cảnh để soi sáng, thanh luyện và lan tỏa hơi ấm an ủi của Chúa Giêsu, niềm vui của tình yêu cứu độ, niềm hy vọng vào lời hứa của Người.

Tương lai

Kế đến Đức Thánh Cha đề cập đến từ thứ hai, tương lai. Ký ức về quá khứ không làm chúng ta khép lại trong chính mình, nhưng mở ra cho chúng ta lời hứa của Tin Mừng. Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng Người sẽ luôn ở với chúng ta: do đó đây không phải là chuyện của lời hứa chỉ nhắm đến một tương lai xa xôi, nhưng chúng ta được mời gọi hôm nay đón nhận sự đổi mới mà Đấng Phục sinh mang lại trong cuộc sống. Bất chấp những yếu đuối của chúng ta, Người không bao giờ mệt mỏi khi ở bên chúng ta, cùng với chúng ta xây dựng tương lai Giáo hội của Người và của chúng ta.

Tất nhiên, khi đối diện với nhiều thách đố của đức tin – đặc biệt là những thách đố liên quan đến sự tham gia của các thế hệ trẻ -, cũng như đối diện với những vấn đề và khó khăn của cuộc sống và nhìn vào các con số, trong bối cảnh rộng lớn của một đất nước như tại đây, người ta có thể cảm thấy “nhỏ” và bất tương xứng. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp nhận cái nhìn đầy hy vọng của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ khám phá ra một điều đáng ngạc nhiên: Tin Mừng nói rằng sự bé nhỏ, khó nghèo về tinh thần, là một mối phúc, là mối phúc đầu tiên (xem Mt 5,3), bởi vì sự nhỏ bé làm chúng ta khiêm nhường trước quyền năng của Thiên Chúa và để chúng ta không đặt nền tảng hành động của Giáo hội dựa trên khả năng của chúng ta. Đức Thánh Cha gọi đây là một hồng ân, khi là một Giáo hội nhỏ bé; thay vì phô trương sức mạnh, các con số, cơ cấu của chúng ta và mọi hình thức khác do con người, chúng ta để mình được Chúa hướng dẫn và khiêm tốn đặt mình bên cạnh mọi người. Không giàu về điều gì và nghèo về mọi thứ, chúng ta bước đi với sự đơn sơ, gần gũi với anh chị em đồng bào của mình, mang niềm vui của Tin Mừng vào những hoàn cảnh của cuộc sống. Như men trong bột và như hạt giống nhỏ nhất được gieo vào đất (x. Mt 13,31-33), chúng ta sống trong những biến cố vui buồn của xã hội mà chúng ta đang sống, để phục vụ nó từ bên trong.

Cần cộng tác với người khác

Đặc biệt Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc cần cộng tác với người khác: cần anh chị em của những hệ phái khác, của niềm tin tôn giáo khác với chúng ta và của tất cả mọi người nam nữ có thiện chí. Với tinh thần khiêm tốn, chúng ta nhận ra rằng chỉ cùng nhau, đối thoại và chấp nhận lẫn nhau, chúng ta mới có thể thực sự đạt được điều gì đó tốt đẹp cho mọi người. Đó là nhiệm vụ cụ thể của Giáo hội tại đất nước này: không phải là một nhóm tự kéo mình vào những điều thường hằng cũ rích hoặc khép mình trong lớp vỏ bọc vì cảm thấy mình nhỏ bé, nhưng là một cộng đoàn mở ra cho tương lai của Thiên Chúa, được thắp sáng bởi ngọn lửa Thánh Thần: sống động, đầy hy vọng, sẵn lòng với những điều mới và những dấu chỉ của thời đại, được sinh động bởi luận lý Phúc Âm của hạt giống đang sinh hoa kết trái trong tình yêu khiêm tốn và phong nhiêu. Bằng cách này, lời hứa về sự sống và phúc lành mà Thiên Chúa Cha ban cho chúng ta qua Chúa Giê-su, không chỉ được thực hiện cho chúng ta, mà còn được thực hiện cho những người khác.

Và điều đó được thực hiện mỗi khi chúng ta sống tình huynh đệ giữa chúng ta, mỗi khi chúng ta chăm sóc người nghèo và những người bị thương tích bởi cuộc sống, mỗi khi trong các mối quan hệ giữa con người và xã hội, chúng ta làm chứng cho ​​công lý và sự thật, bằng cách nói “không” với tham nhũng và giả dối. Các cộng đoàn Kitô hữu, đặc biệt là chủng viện, nên là “trường học của sự chân thành”: không phải là môi trường cứng nhắc và hình thức, nhưng là cơ sở đào tạo chân lý, cởi mở và chia sẻ. Và trong cộng đoàn của chúng ta – hãy nhớ rằng – tất cả chúng ta đều là môn đệ của Chúa: tất cả là môn đệ, tất cả đều quan trọng, tất cả đều có phẩm giá như nhau. Không chỉ các Giám mục, các linh mục và những người thánh hiến, mà mọi người đã được rửa tội đều đã được dìm mình vào sự sống của Chúa Kitô và trong Ngài – như Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta – được mời gọi để lãnh nhận cơ nghiệp và chấp nhận lời hứa của Tin Mừng. Do đó, cần phải trao không gian cho giáo dân: điều này sẽ giúp ích cho anh chị em, để các cộng đoàn không trở nên cứng nhắc và giáo sĩ trị. Một Giáo hội hiệp hành, trên con đường dẫn đến tương lai của Thánh Thần, là một Giáo hội có sự tham gia và đồng trách nhiệm. Đó là một Giáo hội có khả năng đi ra gặp gỡ thế giới bởi vì nó được đào tạo trong sự hiệp thông. Sự cởi mở, niềm vui và sự sẻ chia là những dấu hiệu của Giáo hội khởi nguồn, và chúng cũng là những dấu chỉ của Giáo hội tương lai. Chúng ta hãy ước mơ và với ân sủng của Thiên Chúa, xây dựng một Giáo hội có thêm niềm vui của Đấng Phục sinh, nơi loại bỏ những sợ hãi và phàn nàn, không để cho mình bị cứng nhắc bởi chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa duy luân lý.

Cần mục tử gần gũi

Cuối cùng Đức Thánh Cha đưa ra một mẫu gương, là Chân phước Bukowiński, một linh mục đã dành cả cuộc đời mình để chăm sóc những người bệnh tật, những người nghèo khổ và bị thiệt thòi, trả giá trên chính da thịt của mình cho sự trung thành với Tin Mừng bằng tù ngục và lao động khổ sai. Ngay cả trước khi ngài được phong chân phước, trên mộ của ngài luôn có những hoa tươi và một ngọn nến thắp sáng. Đó là sự xác nhận rằng Dân Chúa nhận biết nơi nào có sự thánh thiện, nơi nào có mục tử yêu mến Tin Mừng. Đức Thánh Cha nhắn nhủ riêng với các Giám mục, linh mục, và cả các chủng sinh rằng đây là sứ mạng của chúng ta: không phải là quản trị viên của các điều thánh hay người canh chừng việc thực thi các chuẩn mực tôn giáo, nhưng là những mục tử gần gũi với mọi người, những biểu tượng sống động của trái tim nhân từ của Chúa Kitô.

Cuối buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã cùng những người hiện diện hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh và ngài ban phép lành cho họ.

Sau khi chụp hình lưu niệm và chào cá nhân một số người, Đức Thánh Cha ra xe để trở về Toà Sứ Thần để nghỉ trưa.

Văn Yên, SJ – Vatican News