LỜI CHÚA THỨ HAI TUẦN XI THƯỜNG NIÊN

Thánh Antôn Pađôva Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ
Memorial of Saint Anthony of Padua, Priest and Doctor of the Church

SAINT ANTHONY OF PADUA, PRIEST AND DOCTOR OF THE CHURCH – MEMORIA/FEAST: 13  JUNE | A CHRISTIAN PILGRIMAGE

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mt 5:38-42

Jesus said to his disciples:
“You have heard that it was said,
An eye for an eye and a tooth for a tooth.
But I say to you, offer no resistance to one who is evil.
When someone strikes you on your right cheek,
turn the other one to him as well.
If anyone wants to go to law with you over your tunic,
hand him your cloak as well.
Should anyone press you into service for one mile,
go with him for two miles.
Give to the one who asks of you,
and do not turn your back on one who wants to borrow.” 

LỄ và CÁC BÀI ĐỌC

Ca nhập lễ : Tv 26,7.9

Lạy Chúa, xin nghe tiếng con kêu cầu Chúa.

Chính Ngài là Đấng phù trợ con,

xin chớ bỏ rơi, xin đừng xua đuổi,

lạy Thiên Chúa, Đấng cứu độ con.

Bài đọc 1 : 1 V 21,1-16

Ông Na-vốt đã bị ném đá chết.

Bài trích sách các Vua quyển thứ nhất.

1 Hồi đó, ông Na-vốt người Gít-rơ-en có một vườn nho bên cạnh cung điện vua A-kháp, vua Sa-ma-ri. 2 Vua A-kháp nói với ông Na-vốt rằng : “Hãy nhượng vườn nho của ngươi cho ta, để ta làm vườn rau, vì nó ở ngay sát cạnh nhà ta. Để bù lại, ta sẽ cho ngươi một vườn nho tốt hơn, hay là, nếu ngươi muốn, giá bao nhiêu, ta sẽ trả bằng bạc.” 3 Nhưng ông Na-vốt thưa với vua A-kháp : “Xin Đức Chúa đừng để tôi nhượng gia sản của tổ tiên tôi cho ngài !”

4 Vua A-kháp trở về nhà buồn rầu và bực bội vì lời ông Na-vốt, người Gít-rơ-en đã nói với vua : “Tôi sẽ không nhượng gia sản của tổ tiên tôi cho vua.” Vua nằm trên giường, quay mặt đi, và không chịu ăn uống gì. 5 Hoàng hậu I-de-ven đi vào, nói với vua : “Tại sao tâm thần vua buồn rầu, và vua không chịu ăn uống gì như vậy ?” 6 Vua trả lời : “Tôi đã nói chuyện với Na-vốt người Gít-rơ-en và bảo nó : Hãy nhượng vườn nho của ngươi cho ta mà lấy tiền, hoặc, nếu ngươi muốn, ta sẽ đổi cho một vườn nho khác. Nhưng nó lại nói : ‘Tôi không nhượng vườn nho của tôi cho vua được’.” 7 Bấy giờ hoàng hậu I-de-ven nói với vua : “Vua cai trị Ít-ra-en hay thật ! Mời vua dậy mà ăn cho lòng phấn khởi lên ! Thiếp sẽ tặng vua vườn nho của Na-vốt người Gít-rơ-en.”

8 Bấy giờ, bà nhân danh vua A-kháp viết thư, rồi dùng con dấu của vua mà đóng ấn, và gửi cho các kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành với ông Na-vốt. 9 Trong thư bà viết rằng : “Hãy công bố một thời kỳ chay tịnh và đặt Na-vốt ngồi ở hàng đầu dân chúng. 10 Hãy đặt hai đứa vô lại ngồi đối diện với nó, để chúng tố cáo nó : ‘Ông đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức vua.’ Và hãy đem nó ra ngoài ném đá cho chết.”

11 Dân chúng, kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành làm theo lệnh bà I-de-ven như trong thư bà đã viết gửi cho họ. 12 Họ công bố thời kỳ chay tịnh và đặt ông Na-vốt ngồi ở hàng đầu dân chúng. 13 Rồi có hai kẻ vô lại đi vào, ngồi đối diện với ông. Những kẻ vô lại ấy tố cáo ông Na-vốt trước mặt dân rằng : “Na-vốt đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức vua.” Họ liền đưa ông ra ngoài thành và ném đá ông. Ông đã chết. 14 Họ sai người đi nói với bà I-de-ven : “Na-vốt đã bị ném đá chết.” 15 Khi bà I-de-ven nghe biết ông Na-vốt đã bị ném đá chết, thì bà nói với vua A-kháp : “Xin vua đứng dậy và chiếm đoạt vườn nho của Na-vốt, người Gít-rơ-en, kẻ đã từ chối không chịu nhượng cho ngài để lấy tiền, vì Na-vốt không còn sống nữa, nó chết rồi.” 16 Khi nghe biết ông Na-vốt đã chết, vua A-kháp đứng dậy, xuống chiếm đoạt vườn nho của ông Na-vốt, người Gít-rơ-en.

Đáp ca : Tv 5,2-3.5-6a.6b-7 (Đ. c.2b)

Đ. Lạy Chúa, xin hiểu thấu điều con thầm thĩ nguyện xin.

2Lạy Chúa, xin lắng tai nghe lời con nói,
hiểu thấu điều con thầm thĩ nguyện xin.
3Lạy Đức Vua là Thiên Chúa con thờ,
xin Ngài nghe tiếng con đang cầu cứu.

Đ. Lạy Chúa, xin hiểu thấu điều con thầm thĩ nguyện xin.

5Ngài không phải là một vị thần ưa điều ác,
ác nhân đâu được ở với Ngài,
6atrước nhan Ngài, đứa kiêu căng làm sao đứng vững !

Đ. Lạy Chúa, xin hiểu thấu điều con thầm thĩ nguyện xin.

6bNgài ghét những kẻ làm điều ác.
7diệt trừ bọn điêu ngoa,
kinh tởm lũ giết người,
gớm ghê phường giảo quyệt.

Đ. Lạy Chúa, xin hiểu thấu điều con thầm thĩ nguyện xin.

Tung hô Tin Mừng : Tv 118,105

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mt 5,38-42

Thầy bảo anh em : đừng chống cự người ác.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

38 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Mắt đền mắt, răng đền răng. 39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em : đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. 40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. 41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. 42 Ai xin, thì hãy cho ; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.

Ca hiệp lễ : Tv 26,4 

Một điều tôi kiếm tôi xin,

là luôn được ở trong đền Chúa tôi

mọi ngày trong suốt cuộc đời.

SUY NIỆM

CÔNG BẰNG VÀ YÊU THƯƠNG

Công bằng là yếu tố giúp bảo đảm các quyền lợi cơ bản của con người. Nhưng khi bị đẩy đến mức độ thái quá, công bằng sẽ biến tướng thành “Ăn miếng trả miếng” dẫn đến những xung đột đòi quyền lợi: các làn sóng bạo động, các đòn kinh tế giữa các quốc gia đối đầu,… 

Giáo huấn của Đức Giêsu không dừng lại ở luật công bằng. Trong Tin Mừng hôm nay, Người mời gọi chúng ta sống cao cả hơn trong tương quan với nhau bằng luật yêu thương. Chỉ có yêu thương mới có thể mang lại cho chúng ta sức mạnh để quên đi bản thân và chấp nhận thiệt thòi. Sự hy sinh và lòng nhẫn nhịn ấy giúp chúng ta xóa bỏ những giận hờn, ghen tuông trong lòng, đem đến cho tâm hồn sự bình an. 

Thánh Antôn Pađôva đã trở nên vị thánh lẫy lừng không những vì ngài uyên bác về học thức, nhưng hơn hết, ngài đã sống bằng trái tim biết yêu thương, hy sinh và nhẫn nhịn.  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết đón nhận những sự khó khăn với cả tâm tình yêu mến. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

THÁNH ANTÔN PADUA, LINH MỤC
TIẾN SĨ HỘI THÁNH

(1195 – 1231)

I. CUỘC ĐỜI

Hôm nay Giáo hội cho chúng ta mừng lễ thánh Antôn Padua, một vị thánh rất gần gũi và quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Ngài sinh năm 1195 có lẽ gần Lisbonne, với tên gọi là Fernandô. Cha Ngài là hiệp sĩ và viên chức tại triều đình hoàng đế Alphongsô thứ II, vua nước Bồ Đào Nha. Fernadô được gởi đi học trường nhà thờ Chánh tòa tại Lisbonne. Nhưng vào tuổi 15, Ngài gia nhập dòng thánh Augustinô.

Sau hai năm tại nhà dòng, Ngài xin được chuyển về Coimbra vì bạn bè đến thăm quá đông. Tu viện Coimbra có một trường dạy Thánh Kinh rất danh tiếng. Tám năm trời Fernadô nỗ lực học hỏi và đã trở thành học giả sâu sắc về thần học và Kinh Thánh.

1. Biến Cố Thay Đổi

Ngày kia với nhiệm vụ tiếp khách, Ngài săn sóc cho 5 tu sĩ Phanxicô đang trên đường tới Moroccô. Về sau họ bị tàn sát dã man và thi hài họ được đưa về Coimbra để tổ chức quốc táng. Fernadô mong ước hiến đời mình cho cánh đồng truyền giáo xa xăm.

Nôn nóng với ước vọng mới, Fernadô phải tiến một bước bất thường đầy đau khổ là rời bỏ dòng Augustinô để nhập dòng Phanxicô. Nhà dòng đặt tên Ngài là Antôn và chấp thuận cho Ngài tới Moroccô. Nhưng vinh dự tử đạo không được dành riêng cho Ngài. Ngài ngã bệnh và phải trở về nhà, Trên đường về, con tàu bị bão thổi bạt tới Messina ở Sicily. Thế là Antôn nhập đoàn với anh em Phanxicô nước Ý. Có lẽ thánh nhân có mặt trong cuộc họp ở Assisi năm 1221, và gặp thánh Phanxicô ở đây. Ít lâu sau Ngài được gởi tới viện tế bần ở Forli gần Emilia để làm những công việc hèn hạ.

2. Biến cố 2

Dầu vậy một biến cố bất ngờ khiến người ta khám phá ra khả năng đặc biệt của thánh nhân. Trong một lễ nghi phong chức ở Forli nhà giảng thuyết đặc biệt vắng mặt. Không ai dám thay thế. Cha Giám tỉnh truyền cho Antôn lên tòa giảng. Antôn làm cho khán giả kinh ngạc. Người ta thấy ngay trước được rằng: Ngài là một nhà giảng thuyết bậc nhất. Hậu quả tức thời Ngài được chỉ định làm nhà giảng thuyết trong cả Italia. Đây là một thời mà Giáo hội cần đến những nhà giảng thuyết hơn bao giờ hết để chống lại các lạc thuyết.

Kể từ đó nhà tế bần Forli không còn gặp lại Antôn nữa. Ngài du hành không ngừng bước từ miền nam nước Ý tới miền Bắc nước Pháp, hiến trọn thời gian và năng lực cho việc giảng dạy. Sự đáp ứng của dân chúng đã khích lệ Ngài nhiều, các nhà thờ không đủ chỗ cho người đến nghe. Người ta phải làm bục cho Ngài đứng ngoài cửa. Nhưng rồi đường phố và quảng trường chật hẹp quá và người ta lại phải mang bục ra khỏi thành phố tới những cánh đồng hay sườn đồi, nơi có thể dung nạp những 20, 30, 40 ngàn người đến nghe Ngài. Nghe tin Ngài đến đâu, thì nơi đó tiệm buôn đóng cửa, chợ hoãn phiên họp, tòa ngưng xử án. Suốt đêm dân chúng từ khắp hướng đốt đuốc tụ về. Dường như bất cứ ai một lần chịu ảnh hưởng của thánh Antôn thì không có gì chống lại được sự lôi cuốn bởi các bài giảng của Ngài.

3. Và Ước Vọng

Ngài thường mạnh mẽ chống lại sự yếu đuối của hàng tu sĩ qua những tội nổi bật trong xã hội đường thời như: tính tham lam, nếp sống xa hoa, sự độc đoán của họ. Đây là một giai thoại điển hình: khi Ngài được mời để giảng ở hội đồng họp tại Bourges, dưới sự chủ tọa của Tổng Giám mục Simon de Sully. Với những lời mở đầu “Tibi loquor cornute” (Tôi xin thưa cùng Ngài đang mang mũ Giám mục trên đầu), thánh nhân tố giác vị Giám mục mới, làm mọi thính giả phải kinh ngạc.

Mùa Chay cuối cùng thánh Antôn giảng ở Padua. Và người ta còn nhớ mãi về sau nhiệt tình mà thánh nhân đã khơi dậy. Dân địa phương đã không thể nào tìm ra thức ăn lẫn chỗ ở cho đoàn người đông đảo kéo tới. Nhưng sau mùa chay này, thánh nhân đã kiệt sức. Ngài xin các bạn đồng hành đưa về nhà thờ Đức Maria ở Padua để khỏi làm phiền cho chủ nhà trọ. Không nói được nữa. Ngài dừng chân ở nhà dòng Đức Mẹ người nghèo ở Arcella. Tại đây, người ta vực Ngài ngồi dậy và giúp Ngài thở. Ngài bắt đầu hát Thánh Thi Tạ ơn và qua đời giữa tiếng ca ngày 13 tháng 6 năm 1231. (Internet)

II. SỰ NGHIỆP

Cuộc đời của thánh Antôn là cuộc đời đẹp lòng Chúa. Chính vì thế mà Chúa đã thưởng công cho ngài, cho ngài làm nhiều phép lạ. Các phép lạ do lời ngài cầu thay nguyện giúp rất nhiều. Các phép lạ nổi tiếng nhất được minh hoạ trên nhiều ảnh tượng: các bích họa, các phù điêu trên tường của Titien ở Padoua, các tác phẩm Perugin, của Corrège, Murillo, Donatello, Van Dyck… thánh Antôn được minh hoạ lần lượt bằng hình ảnh ngài cầm quyển sách, một ngọn lửa, một hoa huệ tươi nở, bồng Hài Nhi Giêsu, hay đang rao giảng cho các đàn cá.. Người ta cầu khẩn Antôn Padua để được tìm thấy các đồ vật bị lạc mất.. Bản thân tôi cũng đã nhiều lần cầu nguyện với ngài xin ngài giúp tôi tìm thấy những gì tôi đánh mất và đã được nhậm lời.

Phép lạ người ta hay nhắc đến nhất. Đó là phép lạ về Bí tích Thánh Thể tại Bourges. Đây là phép lạ lừng danh nhất về một con lừa thờ lạy Bí tích cực trọng. Hôm đó ngài gặp một người Do thái không tin phép Bí tích Mình Thánh. Người này tỏ ra thách thức trước mặt thánh Antôn.

Thánh nhân nói:

– Nếu con lừa ông cưỡi mà quỳ xuống và thờ lạy Chúa ẩn mình dưới hình bánh thì ông có tin không?

Người Do thái nhận lời thách thức. Hai ngày ông ta không cho lừa ăn gì. Ông để nó nhịn đó. Sau đó ông dẫn tới chỗ họp chợ, giữa một bên là lúa mạch và bên kia thánh Antôn kiệu Mình Thánh Chúa đi qua. Con vật quên đi cơn đói của mình, quay sang thờ lạy Chúa.

Xin được kết thúc bằng một câu chuyện vui.

Một bà mẹ già đau răng. Bà đã làm tuần chín ngày để kính thánh Antôn, vì người ta nói lằng: Thánh nhân “chuyên trách” về bệnh này.

Ngày cuối của tuần chín ngày, bà vẫn còn đau. Lúc đó một vị linh mục đến thăm bà.

– Xin cha nói cho con hay, có phải con lầm không? Có phải thánh Antôn chuyên trách bệnh đau răng không?

– Thưa bà, hãy nghe tôi: Đây là địa chỉ của một nha sĩ. Hãy đi tìm bà ta và nói là tôi giới thiệu đến và bà ta sẽ làm không công cho bà.

– Trời đất ơi! Một ông linh mục vô thần!.

Kể ra cũng đau lòng – thánh Antôn tự nói -để nhậm lời cầu của bà, chính ta đã gởi đến cho bà vị linh mục này.

Không phải lúc nào Chúa cũng phải can thiệp một cách trực tiếp, nhưng Người có nhiều phương cách khác nhau để thể hiện ý muốn của Người!https://tgpsaigon.net