LỜI CHÚA THỨ BẢY TUẦN VII PHỤC SINH

Saturday of the Seventh Week of Easter

Today's Mass: Different Gifts, Different Callings, One Same God.

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Jn 21:20-25

Peter turned and saw the disciple following whom Jesus loved,
the one who had also reclined upon his chest during the supper
and had said, “Master, who is the one who will betray you?”
When Peter saw him, he said to Jesus, “Lord, what about him?”
Jesus said to him, “What if I want him to remain until I come?
What concern is it of yours? 
You follow me.”
So the word spread among the brothers that that disciple would not die.
But Jesus had not told him that he would not die,
just “What if I want him to remain until I come?
What concern is it of yours?”

It is this disciple who testifies to these things
and has written them, and we know that his testimony is true.
There are also many other things that Jesus did,
but if these were to be described individually,
I do not think the whole world would contain the books
that would be written. 

LỄ và CÁC BÀI ĐỌC

Ca nhập lễ : Cv 1,14

Các môn đệ đều đồng tâm nhất trí, siêng năng cầu nguyện cùng với một số phụ nữ, với bà Ma-ri-a, Thân Mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su. Ha-lê-lui-a.

Bài đọc 1 : Cv 28,16-20.30-31

Ông Phao-lô ở lại Rô-ma và rao giảng Nước Thiên Chúa.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

16 Khi chúng tôi vào Rô-ma, ông Phao-lô được phép ở nhà riêng cùng với người lính canh giữ ông.

17 Ba ngày sau, ông mời các thân hào Do-thái đến. Khi họ đã tới đông đủ, ông nói với họ : “Thưa anh em, tôi đây, mặc dầu đã không làm gì chống lại dân ta hay các tục lệ của tổ tiên, tôi đã bị bắt tại Giê-ru-sa-lem và bị nộp vào tay người Rô-ma. 18 Sau khi điều tra, họ muốn thả tôi, vì tôi không có tội gì đáng chết. 19 Nhưng vì người Do-thái chống đối, nên bó buộc tôi phải kháng cáo lên hoàng đế Xê-da ; tuy vậy không phải là tôi muốn tố cáo dân tộc tôi. 20 Đó là lý do khiến tôi xin được gặp và nói chuyện với anh em, bởi chính vì niềm hy vọng của Ít-ra-en mà tôi phải mang xiềng xích này.”

30 Suốt hai năm tròn, ông Phao-lô ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông. 31 Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giê-su Ki-tô, một cách rất mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào.

Đáp ca : Tv 10,4.5 và 7 (Đ. x. c.7b) 

Đ. Những kẻ sống ngay lành được chiêm ngưỡng thánh nhan.

4Đức Chúa ngự trong thánh điện,
ngai Đức Chúa đặt trên cõi trời ;
Chúa đưa mắt nhìn, dò xét phàm nhân.

Đ. Những kẻ sống ngay lành được chiêm ngưỡng thánh nhan.

5Chúa dò xét người lành kẻ dữ,
ghét những ai ưa thích bạo tàn.
7Quả thật Chúa là Đấng công chính,
ưa thích điều chính trực ; những kẻ sống ngay lành
được chiêm ngưỡng Thánh Nhan.

Đ. Những kẻ sống ngay lành được chiêm ngưỡng thánh nhan.

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 16,7.13

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “Thầy sẽ sai Thần Khí sự thật đến với anh em ; Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.” Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Ga 21,20-25

Chính môn đệ này đã viết ra những điều đó và lời chứng của người ấy là xác thực.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

20 Khi ấy, ông Phê-rô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giê-su thương mến đi theo sau ; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su trong bữa ăn tối và hỏi : “Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy ?” 21 Vậy khi thấy người đó, ông Phê-rô nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, còn anh này thì sao ?” 22 Đức Giê-su đáp : “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ? Phần anh, hãy theo Thầy.” 23 Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giê-su đã không nói với ông Phê-rô là : “Anh ấy sẽ không chết”, mà chỉ nói : “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ?”

24 Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.

25 Còn có nhiều điều khác Đức Giê-su đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ : cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.

Ca hiệp lễ : Ga 16,14

Chúa nói : “Thánh Thần sẽ tôn vinh Thầy,

vì Người sẽ loan báo cho anh em

những gì Người nhận từ nơi Thầy.” Ha-lê-lui-a.

SUY NIỆM

SỨ VỤ CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU

Vua Louis I của nước Pháp, trong một lần được hỏi đâu là ngày vinh quang nhất đối với ngài? Phải chăng đó là ngày được đội triều thiên và mặc cẩm bào làm vua? Ngài đã trả lời: Ngày vinh quang nhất của trẫm là ngày được Rửa Tội. Bởi vì chính trong ngày ấy, trẫm được làm con cái Thiên Chúa và Giáo Hội. 

Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh đến ba thành tố quan trọng trong đời sống của người Kitô hữu, đó là, sự tin tưởng, việc xây dựng vương quốc Thiên Chúa qua hành động tiếp tục kế hoạch của Đức Giêsu, và các giáo huấn về Đức Giêsu Kitô. Ngoài ra, tất cả các Kitô hữu cũng đều được trao sứ vụ học biết về Đức Giêsu, và có bổn phận giới thiệu Người đến với tha nhân. 

Quả vậy, Giáo Hội vẫn tiếp tục tiến bước trên hành trình lữ khách cho đến ngày Đức Giêsu trở lại. Là những Kitô hữu, chúng ta cũng được mời gọi sống chứng tá và có trách nhiệm với sứ vụ đã lãnh nhận trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội.  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, hành trình tìm kiếm Chúa đòi hỏi sự tin tưởng và phó thác. Xin Chúa giúp chúng con luôn trung thành cho đến ngày Ngài trở lại. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC: “Hãy biểu lộ khuôn mặt bác ái của Giáo hội”

Trong thông điệp gửi tới Ủy ban Di cư Công giáo Quốc tế, ĐTC Phanxicô đánh giá cao hoạt động mục vụ chăm sóc người di cư và người tị nạn như một hình thức thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền và phẩm giá con người phù hợp với học thuyết về xã hội của Giáo hội.

Ngày 30/5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới các thành viên của Ủy ban Di cư Công giáo Quốc tế (ICMC) nhân dịp khai mạc Đại hội Toàn thể.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh một số điều nhằm gợi ý cho việc phân định của Uỷ ban, khi họ gặp nhau để thực hiện ba điều quan trọng sau: chọn ra ban điều hành mới, phê duyệt các quy chế mới và xác định các chỉ dẫn hoạt động của Uỷ ban cho những năm tới.

Được thành lập để chăm sóc người di cư và người tị nạn

Suy tư về xu hướng hoạt động của Ủy ban, ĐTC lưu ý rằng Ủy ban được thành lập vào năm 1951 bởi Đức Giáo hoàng Piô XII nhằm “hình thành một mạng lưới giữa các HĐGM trên toàn thế giới để hỗ trợ các HĐGM trong việc chăm sóc mục vụ đối với những người di cư và người tị nạn.” Uỷ ban cũng là một hình thái biểu đạt mang tính đoàn thể về hoạt động mục vụ của các giám mục, vốn là những người chia sẻ, hiệp thông với ĐTC và quan tâm tới Giáo hội hoàn vũ “trong mối dây hòa bình, tình yêu và hiệp nhất.”

ĐTC tiếp tục: Ủy ban được phân biệt với các tổ chức khác đang hoạt động trong xã hội dân sự và trong Giáo hội vì bản chất và sứ mạng của Giáo hội. Vì lý do này, Uỷ ban nằm trong Tông hiến “Praedicate Evangelium” như một trong những nguồn lực thuộc Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện.

Do đó, Hội đồng Toàn thể đại diện cho các HĐGM khác nhau trực thuộc Ủy ban được mời gọi biểu đạt sự sẵn sàng cộng tác để “chào đón, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập người di cư và người tị nạn”.

Sứ mạng của Giáo hội: bên trong và bên ngoài

Đức Thánh Cha Phanxicô đã phân biệt hai khía cạnh đối với sứ mạng của Giáo hội thuộc Ủy ban bao gồm: sứ mạng nội bộ và sứ mạng bên ngoài.

Ở cấp độ ‘nội bộ’, Ngài nói rằng trong khi Ủy ban chủ yếu được kêu gọi để cung cấp hỗ trợ cho các HĐGM và các Giáo phận trong việc đối phó với những thách thức của di cư, điều này cũng “thúc đẩy việc phát triển và thực hiện các dự án chăm sóc mục vụ cho người di cư và huấn luyện những người làm mục vụ trong lĩnh vực di cư” để phục vụ trong các Giáo hội riêng biệt.

Ở cấp độ ‘bên ngoài’, ĐTC lưu ý rằng Ủy ban được kêu gọi để ứng phó với các thách thức toàn cầu và các trường hợp khẩn cấp về di cư trong sự hiệp thông với Giáo hội địa phương. Hơn thế nữa, Uỷ ban tham gia vào việc vận động với tư cách là một tổ chức xã hội dân sự ở cấp độ quốc tế và thể hiện sự dấn thân của Giáo hội nhằm thúc đẩy nhận thức quốc tế có tính sâu rộng hơn về các vấn đề di cư.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói “theo cách này, Uỷ ban sẽ thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và thúc đẩy phẩm giá con người phù hợp với học thuyết về xã hội của Giáo hội.”

70 năm phục vụ

Sau đó, Đức Thánh Cha cảm ơn Ủy ban đã làm việc trong 70 năm qua, đặc biệt đã giúp các Giáo hội địa phương ứng phó với những thách thức của việc di tản người dân do chiến tranh ở Ucraina gây ra.

Ngài cũng nhấn mạnh “hàng triệu người xin tị nạn, người tị nạn và những người phải di tản ở các nơi trên thế giới, những người rất cần được chào đón, bảo vệ và yêu thương.”

“Là một Giáo hội, chúng ta mong muốn phục vụ tất cả mọi người và siêng năng làm việc để xây dựng một tương lai hòa bình. Anh chị em có cơ hội biểu lộ khuôn mặt bác ái của Giáo hội qua các hoạt động.”

Kết thúc sứ điệp với lời xin cầu nguyện cho chính mình, ĐTC cũng gửi lời chúc tốt đẹp đến công việc của Ủy ban và hứa sẽ cầu nguyện cho các thành viên của Uỷ ban.

Văn Cương, SJ – Vatican News