LỜI CHÚA THỨ SÁU TUẦN VII PHỤC SINH

Thánh Carôlô Lwanga và các bạn, Tử đạo. Lễ nhớ
Memorial of Saint Charles Lwanga and Companions, Martyrs

Thánh Carôlô Lwanga và các bạn tử đạo (03/06)

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Jn 21:15-19

After Jesus had revealed himself to his disciples and eaten breakfast with them,
he said to Simon Peter,
“Simon, son of John, do you love me more than these?”
Simon Peter answered him, “Yes, Lord, you know that I love you.”
Jesus said to him, “Feed my lambs.”
He then said to Simon Peter a second time,
“Simon, son of John, do you love me?”
Simon Peter answered him, “Yes, Lord, you know that I love you.”
He said to him, “Tend my sheep.”
He said to him the third time,
“Simon, son of John, do you love me?”
Peter was distressed that he had said to him a third time,
“Do you love me?” and he said to him,
“Lord, you know everything; you know that I love you.”
Jesus said to him, “Feed my sheep.
Amen, amen, I say to you, when you were younger,
you used to dress yourself and go where you wanted;
but when you grow old, you will stretch out your hands,
and someone else will dress you
and lead you where you do not want to go.”
He said this signifying by what kind of death he would glorify God.
And when he had said this, he said to him, “Follow me.”

LỄ và CÁC BÀI ĐỌC

Ca nhập lễ : Kh 1,5-6

Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và lấy máu mình thanh tẩy chúng ta sạch tội lỗi, làm cho chúng ta thành vương quốc và tư tế, để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người. Ha-lê-lui-a.

Bài đọc 1 : Cv 25,13b-21

Đức Giê-su đã chết mà ông Phao-lô quả quyết là vẫn sống.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

13b Hồi ấy, vua Ác-ríp-pa và bà Béc-ni-kê đến Xê-da-rê chào mừng ông Phét-tô. 14 Vì hai người ở lại đó nhiều ngày, ông Phét-tô mới đem vụ ông Phao-lô ra trình bày với nhà vua. Ông nói : “Ở đây có một người tù ông Phê-lích để lại. 15 Khi tôi tới Giê-ru-sa-lem, các thượng tế và các kỳ mục Do-thái đến kiện và xin tôi kết án người ấy. 16 Tôi đã trả lời họ rằng người Rô-ma không có lệ nộp bị cáo nào, trước khi đương sự ra đối chất với nguyên cáo, và được cơ hội biện hộ về lời tố cáo. 17 Vậy họ cùng đến đây với tôi, và không chút trì hoãn, ngày hôm sau tôi ra ngồi toà và truyền điệu đương sự đến. 18 Đứng quanh đương sự, các nguyên cáo đã không đưa ra một tội trạng nào như tôi tưởng. 19 Họ chỉ tranh luận với ông ta về một số vấn đề liên quan đến tôn giáo riêng của họ, và liên quan đến một ông Giê-su nào đó đã chết, mà Phao-lô quả quyết là vẫn sống. 20 Phần tôi, phân vân trước cuộc tranh luận về những chuyện ấy, tôi hỏi xem ông ta có muốn đi Giê-ru-sa-lem để được xử tại đó về vụ này không. 21 Nhưng Phao-lô đã kháng cáo, xin dành vụ này cho Thánh Thượng xét xử, nên tôi đã ra lệnh giữ ông ta lại cho đến khi giải lên hoàng đế.”

Đáp ca : Tv 102,1-2.11-12.19-20ab (Đ. c.19a) 

Đ. Chúa đặt ngai báu trên trời cao thẳm.

1Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh !
2Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

Đ. Chúa đặt ngai báu trên trời cao thẳm.

11Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất,
tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.
12Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm,
tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.

Đ. Chúa đặt ngai báu trên trời cao thẳm.

19Chúa đặt ngai báu trên trời cao thẳm,
quyền đế vương bá chủ muôn loài.
20abChúc tụng Chúa đi, hỡi muôn vì thiên sứ,
bậc anh hùng dũng mãnh thực hiện lời Người.

Đ. Chúa đặt ngai báu trên trời cao thẳm.

Tung hô Tin Mừng : Ga 14,26

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều, và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Ga 21,15-19

Hãy chăn dắt chiên của Thầy.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

15 Sau khi dùng bữa với các môn đệ tại Biển Hồ Ti-bê-ri-a, Đức Giê-su Phục Sinh hỏi ông Si-môn Phê-rô : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su nói với ông : “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” 16 Người lại hỏi : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Người nói : “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” 17 Người hỏi lần thứ ba : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có thương mến Thầy không ?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới lần thứ ba : “Anh có thương mến Thầy không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự ; Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su bảo : “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. 18 Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” 19 Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông : “Hãy theo Thầy.”

Ca hiệp lễ : Ga 16,13

Chúa nói : “Khi nào Thần Khí sự thật đến,

Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn diện.” Ha-lê-lui-a.

SUY NIỆM

SỨ VỤ CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ

Trong bài giảng Lễ phong thánh cho các vị Tử đạo Ugăngđa, Đức Giáo hoàng Phaolô VI nói: “Vinh quang của các vị Tử đạo là dấu chỉ về một cuộc tái sinh”. 

Thật vậy, theo Chúa chính là bước vào một cuộc tái sinh. Câu hỏi chân thành của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay là một lời mời gọi thánh Phêrô dấn thân vào mối tương quan với Thiên Chúa. Khi ấy, Đức Giêsu đã ân cần đưa ra lời kêu mời ông từ bỏ hoàn toàn cuộc sống cũ, và bước đi theo Người vì lòng yêu mến. Như thế, theo Chúa đồng nghĩa với việc chấp nhận vác thập giá mỗi ngày để dấn bước. 

Thánh Carôlô Lwanga và các bạn tử đạo, mà chúng ta kính nhớ hôm nay, cũng đã vì lòng mến Đức Kitô, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ vững chắc niềm tin trung kiên của mình. Là những Kitô hữu, chúng ta cũng được mời gọi không ngừng đào sâu trong mối tương quan với Thiên Chúa qua việc cầu nguyện và bác ái.  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin Chúa hằng ở cùng và trợ lực cho chúng con trên hành trình theo Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

THÁNH CARÔLÔ LWANGA CÁC BẠN TỬ ĐẠO
(1885 – 1887)

I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Chúng ta không có được những tài liệu lịch sử rõ ràng về cuộc đời của thánh Carôlô Lwanga cũng như các bạn của ngài được Giáo hội mừng kính hôm nay. Dầu sao chúng ta cũng có được một ít tài liệu về cái chết của Ngài cùng với hai mươi mốt người bạn của Ngài

Theo tài liệu thì hôm đó tại pháp trường nơi các ngài bị hành quyết, thánh Carôlô Lwanga luôn khích lệ, động viên các bạn kiên cường, tuyên xưng danh Chúa dẫu có phải hy sinh tới cả mạng sống cuối cùng của mình. Tài liệu cũng cho chúng ta biết các ngài thuộc mọi lứa tuổi: có vị mới lên 5 tuổi, thánh Matthias; thánh Kitô mới có 13 và các vị khác lớn hơn một chút từ 16 tới 24 tuổi đời. Các Ngài đã hy sinh thí mạng sống của mình, đã đi con đường đức tin, con đường thập giá, con đường tình yêu như Thầy chí thánh Giêsu. Các ngài đã phải chịu nhiều hình phạt như bị ném đá, bị voi dày, bị đòn vọt, phải mang gông cùm, xiềng xích. Dầu phải chịu như thế nhưng các ngài đã không chùn bước. Các Ngài đã cảm nghiệm được cách sâu xa lời của Chúa: “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác, ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá”( 1Co 2, 2 ). Đặc biệt trong số hai mươi hai thánh tử đạo Ouganda hôm đó có bốn vị chưa được chịu phép rửa tội. Thánh Carôlô đã động viên, dạy dỗ và rửa tội cho họ trước khi các Ngài được phúc tử đạo.

II. BÀI HỌC

Tin mừng loan báo đến đâu, thường gặp nhiều bách hại, nhiều khi tới mức độ tàn nhẫn. Đây là mẫu số chung của Giáo hội. Giáo Hội tại Ouganđa không phải là một ngoại lệ.

Trong một buổi triều yết chung, Đức Giáo Hoàng Piô IX hỏi một chủng sinh đứng gần:

– Giáo Hội có mấy dấu chỉ?

– Tâu Đức Thánh Cha, Giáo Hội có bốn dấu chỉ: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

Đức Thánh Cha hỏi tiếp:

– Giáo Hội còn có dấu chỉ nào nữa không?

Không ai trả lời được câu hỏi đó, Đức Thánh Cha liền trả lời:

– Dấu chỉ thứ năm của Giáo-Hội là bị bắt bớ. Các con hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu phán: “Như người ta đã bắt bớ Thầy, người ta cũng bắt bớ các con. Các con sẽ bị người ta ghét bỏ vì Danh Thầy”.

Lời nhận xét của Đức Thánh Cha Piô X thật đáng cho mọi người suy nghĩ.

Đức Cha Fulton Sheen, một diễn giả nổi tiếng trên các đài truyền thanh và truyền hình Hoa Kỳ trước đây đã tưởng tượng ra một cuộc gặp gỡ như sau:

“Tôi ra khỏi nhà để hưởng chút ánh sáng mặt trời, tôi gặp một người đang quằn quại trên thập giá, tôi dừng lại và đề nghị:

– Xin cho phép tôi được giúp ông xuống khỏi Thập Giá.

Nhưng người ấy trả lời:

– Hãy để cho tôi yên, hãy để nguyên những cái đinh trong lòng bàn tay và bàn chân của tôi. Hãy để nguyên những gai nhọn trên đầu và lưỡi dòng trong trái tim tôi. Tôi không tự mình xuống khỏi Thập giá, bao lâu những người anh em tản mác khắp nơi của tôi chưa hợp nhất với nhau.

Tôi liền hỏi người ấy:

– Ông muốn tôi làm gì cho ông?

Người ấy trả lời:

– Hãy đi khắp thế giới, và bắt gặp bất cứ ai hay nói với họ rằng: “Có một người đã chịu đóng đinh Thập giá”

Đây cũng chính là lời loan báo mà Giáo Hội không ngừng nói với con người qua mọi thời đại. Giáo Hội không chỉ nói bằng lời rao truyền, mà còn bằng chính chứng từ đẫm máu của mình nữa. Thật vậy, ở đâu có người tín hữu, ở đó Thập giá được dựng lên; ở đâu có người tín hữu, ở đó có bách hại. Lịch sử Giáo Hội được viết bằng máu: từ máu của Stêphanô – Vị tử đạo tiên khởi đến máu của biết bao tín hữu ngày nay đang phải chịu đủ thứ bách hại và thử thách trên khắp thế giới.

Nhưng Tại Sao Giáo Hội Bị Bách Hại? Vì Giáo hội chính là một nối dài của chính Chúa Kitô. Chúa Kitô đã bị treo trên thập giá, Giáo Hội cũng không thoát khỏi số phận ấy. Chúa Kitô đã bị treo trên thập giá bởi vì người ta đã không hiểu được Ngài là ai; ngày nay Giáo hội cũng phải bị treo lên, bao lâu còn có những người chưa hiểu được Giáo Hội.

Giáo Hội là một mầu nhiệm như chính con người của Chúa Kitô. Qua suốt dòng lịch sử của mình, Giáo Hội luôn luôn là tên bị cáo lớn nhất. Mãi mãi vẫn có người xem Giáo Hội như một thứ thuốc phiện ru ngủ quần chúng, do đó cần phải loại bỏ ra khỏi xã hội. Mãi mãi vẫn có người xem Giáo Hội như là một lực lượng chính trị, một tổ chức nguy hiểm cho Nhà nước. Mãi mãi vẫn có người xem Giáo Hội như một sức mạnh cản trở đà tiến của xã hội và nhân loại. Mãi mãi vẫn có người không hiểu Giáo Hội, bởi vì Giáo Hội là một mầu nhiệm. Chúa Giêsu Thầy chí thánh của chúng ta đã từng nhắn nhủ

Đứng trước hoàn cảnh như thế, chúng ta phải có thái độ nào? Thất vọng hay tin tưởng. Câu trả lời là phải tin tưởng. Có lẽ chúng ta không còn có thể có thái độ nào khác. Chúa Giêsu Thầy chí thánh của chúng ta khi đứng trước sự dao động của các tông đồ trước Màu nhiệm Thập giá đã phải an ủi các Ngài: “Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga Ga 16,33)

Saladin, Vua Hồi Giáo gởi giấy cho Đức Giáo Hoàng: “Ta sẽ lấy Đền thờ Phêrô làm Đền thờ Mohamét!”. Đức Giáo Hoàng trả lời: “Thuyền Thánh Phêrô có thể có lúc lắc nhưng nhất định không chìm” (Fluctuat nec mergitur).

Câu nói thời danh này đã đi vào lịch sử.

Năm 1903 Jaurès (1859-1914), nhà hùng biện người Pháp thấy Hội thánh phải đương đầu với nhiều khó khăn, cùng lúc nhiều nước có đạo bỏ rơi, ông vui mừng reo lên: “Sóng đưa thuyền Phêrô vào bờ, bây giờ nước rút, thuyền mắc cạn, nằm trơ trên bãi cát”.

Nhưng sự thực nước rút rồi thì nước lại lên, và thuyền Phêrô lại tiếp tục ra khơi!

https://tgpsaigon.net