LỜI CHÚA CHÚA NHẬT LỄ LÁ, NĂM C

Palm Sunday of the Lord’s Passion

Palm Sunday. What is Palm Sunday? | by Saleena Sanjeeva | Medium

SNG LI CHÚA

At the Procession with Palms – Gospel : Lk 19:28-40

Jesus proceeded on his journey up to Jerusalem.
As he drew near to Bethphage and Bethany
at the place called the Mount of Olives,
he sent two of his disciples.
He said, “Go into the village opposite you,
and as you enter it you will find a colt tethered
on which no one has ever sat.
Untie it and bring it here.
And if anyone should ask you,
‘Why are you untying it?’
you will answer,
‘The Master has need of it.’”
So those who had been sent went off
and found everything just as he had told them.
And as they were untying the colt, its owners said to them,
“Why are you untying this colt?”
They answered,
“The Master has need of it.”
So they brought it to Jesus,
threw their cloaks over the colt,
and helped Jesus to mount.
As he rode along,
the people were spreading their cloaks on the road;
and now as he was approaching the slope of the Mount of Olives,
the whole multitude of his disciples
began to praise God aloud with joy
for all the mighty deeds they had seen.
They proclaimed:
            “Blessed is the king who comes
                        in the name of the Lord.
            Peace in heaven
                        and glory in the highest.”
Some of the Pharisees in the crowd said to him,
“Teacher, rebuke your disciples.”
He said in reply,
“I tell you, if they keep silent,
the stones will cry out!”

GOSPEL : LK 23:1-49

The elders of the people, chief priests and scribes,
arose and brought Jesus before Pilate.
They brought charges against him, saying,
“We found this man misleading our people;
he opposes the payment of taxes to Caesar
and maintains that he is the Christ, a king.”
Pilate asked him, “Are you the king of the Jews?”
He said to him in reply, “You say so.”
Pilate then addressed the chief priests and the crowds,
“I find this man not guilty.”
But they were adamant and said,
“He is inciting the people with his teaching throughout all Judea,
from Galilee where he began even to here.”

On hearing this Pilate asked if the man was a Galilean;
and upon learning that he was under Herod’s jurisdiction,
he sent him to Herod who was in Jerusalem at that time.
Herod was very glad to see Jesus;
he had been wanting to see him for a long time,
for he had heard about him
and had been hoping to see him perform some sign.
He questioned him at length,
but he gave him no answer.
The chief priests and scribes, meanwhile,
stood by accusing him harshly.
Herod and his soldiers treated him contemptuously and mocked him,
and after clothing him in resplendent garb,
he sent him back to Pilate.
Herod and Pilate became friends that very day,
even though they had been enemies formerly.
Pilate then summoned the chief priests, the rulers, and the people
and said to them, “You brought this man to me
and accused him of inciting the people to revolt.
I have conducted my investigation in your presence
and have not found this man guilty
of the charges you have brought against him,
nor did Herod, for he sent him back to us.
So no capital crime has been committed by him.
Therefore I shall have him flogged and then release him.”

But all together they shouted out,
“Away with this man!
Release Barabbas to us.”
— Now Barabbas had been imprisoned for a rebellion
that had taken place in the city and for murder. —
Again Pilate addressed them, still wishing to release Jesus,
but they continued their shouting,
“Crucify him!  Crucify him!”
Pilate addressed them a third time,
“What evil has this man done?
I found him guilty of no capital crime.
Therefore I shall have him flogged and then release him.”
With loud shouts, however,
they persisted in calling for his crucifixion,
and their voices prevailed.
The verdict of Pilate was that their demand should be granted.
So he released the man who had been imprisoned
for rebellion and murder, for whom they asked,
and he handed Jesus over to them to deal with as they wished.

As they led him away
they took hold of a certain Simon, a Cyrenian,
who was coming in from the country;
and after laying the cross on him,
they made him carry it behind Jesus.
A large crowd of people followed Jesus,
including many women who mourned and lamented him.
Jesus turned to them and said,
“Daughters of Jerusalem, do not weep for me;
weep instead for yourselves and for your children
for indeed, the days are coming when people will say,
‘Blessed are the barren,
the wombs that never bore
and the breasts that never nursed.’
At that time people will say to the mountains,
‘Fall upon us!’
and to the hills, ‘Cover us!’
for if these things are done when the wood is green
what will happen when it is dry?”
Now two others, both criminals,
were led away with him to be executed.

When they came to the place called the Skull,
they crucified him and the criminals there,
one on his right, the other on his left.
Then Jesus said,
“Father, forgive them, they know not what they do.”
They divided his garments by casting lots.
The people stood by and watched;
the rulers, meanwhile, sneered at him and said,
“He saved others, let him save himself
if he is the chosen one, the Christ of God.”
Even the soldiers jeered at him.
As they approached to offer him wine they called out,
“If you are King of the Jews, save yourself.”
Above him there was an inscription that read,
“This is the King of the Jews.”

Now one of the criminals hanging there reviled Jesus, saying,
“Are you not the Christ?
Save yourself and us.”
The other, however, rebuking him, said in reply,
“Have you no fear of God,
for you are subject to the same condemnation?
And indeed, we have been condemned justly,
for the sentence we received corresponds to our crimes,
but this man has done nothing criminal.”
Then he said,
“Jesus, remember me when you come into your kingdom.”
He replied to him,
“Amen, I say to you,
today you will be with me in Paradise.”

It was now about noon and darkness came over the whole land
until three in the afternoon
because of an eclipse of the sun.
Then the veil of the temple was torn down the middle.
Jesus cried out in a loud voice,
 “Father, into your hands I commend my spirit”;
and when he had said this he breathed his last.

Here all kneel and pause for a short time.

The centurion who witnessed what had happened glorified God and said,
“This man was innocent beyond doubt.”
When all the people who had gathered for this spectacle
saw what had happened,
they returned home beating their breasts;
but all his acquaintances stood at a distance,
including the women who had followed him from Galilee
and saw these events. 

Tin Mừng – kiệu lá : Lc 19,28-40

Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

28 Khi ấy, Đức Giê-su dẫn đầu các môn đệ, tiến lên Giê-ru-sa-lem. 29 Khi đến gần làng Bết-pha-ghê và làng Bê-ta-ni-a, bên triền núi gọi là núi Ô-liu, Người sai hai môn đệ và bảo : 30 “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và dắt nó đi. 31 Nếu có ai hỏi : ‘Tại sao các anh cởi lừa người ta ra’, thì cứ nói : ‘Chúa có việc cần dùng !’ 32 Hai người được sai liền ra đi và thấy y như Người đã nói. 33 Các ông đang cởi dây lừa, thì những người chủ nói với các ông : “Tại sao các anh lại cởi lừa người ta ra ?” 34 Hai ông đáp : “Chúa có việc cần dùng.”

35 Các ông dắt lừa về cho Đức Giê-su, rồi lấy áo choàng của mình phủ trên lưng lừa, và giúp Người cỡi lên. 36 Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường. 37 Khi Người đến gần chỗ dốc xuống núi Ô-liu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy. 38 Họ hô lên : Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa ! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời !

39 Trong đám đông, có vài người thuộc nhóm Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ !” 40 Người đáp : “Tôi bảo các ông : họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên !”

TIN MNG : Lc 23,1-49

Cuộc Thương Khó của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.

Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

1 nk Khi ấy, đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư đứng lên, điệu Đức Giê-su đến ông Phi-la-tô.

2 nk Họ bắt đầu tố cáo Người rằng : m “Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là Vua nữa.” 3 nk Ông Phi-la-tô hỏi Người : m “Ông là Vua dân Do-thái sao ?” nk Người trả lời :  “Chính ngài nói đó.” 4 nk Ông Phi-la-tô nói với các thượng tế và đám đông : m “Ta xét thấy người này không có tội gì.” 5 nk Nhưng họ cứ khăng khăng nói : m “Hắn đã xúi dân nổi loạn, đi giảng dạy khắp vùng Giu-đê, bắt đầu từ Ga-li-lê cho đến đây.” 6 nk Nghe nói thế, ông Phi-la-tô liền hỏi xem đương sự có phải là người Ga-li-lê không. 7 Và khi biết Người thuộc thẩm quyền vua Hê-rô-đê, ông liền cho áp giải Người đến với nhà vua lúc ấy cũng đang có mặt tại Giê-ru-sa-lem.

8 nk Vua Hê-rô-đê thấy Đức Giê-su thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Người bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại, vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. 9 Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả. 10 Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội. 11 Vua Hê-rô-đê cũng như thị vệ đều khinh dể Người ra mặt nên khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Phi-la-tô. 12 Ngày hôm ấy, vua Hê-rô-đê và tổng trấn Phi-la-tô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù.

13 nk Bấy giờ ông Phi-la-tô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại 14 mà nói : m “Các người nộp người này cho ta, vì cho là tay kích động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các người, mà không thấy người này có tội gì, như các người tố cáo. 15 Cả vua Hê-rô-đê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các người thấy đó, ông ấy chẳng can tội gì đáng chết cả. 16 Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.” [17 nk Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Phi-la-tô phải phóng thích cho họ một người tù.] 18 Nhưng tất cả mọi người đều la ó : dc “Giết nó đi, thả Ba-ra-ba cho chúng tôi !” 19 nk Tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành, và vì tội giết người. 20 Ông Phi-la-tô muốn thả Đức Giê-su, nên lại lên tiếng một lần nữa. 21 Nhưng họ cứ một mực la lớn : dc “Đóng đinh ! Đóng đinh nó vào thập giá !” 22 nk Lần thứ ba, ông Phi-la-tô nói với họ : m “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác ? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.” 23 nk Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.

24 nk Ông Phi-la-tô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu. 25 Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giê-su thì ông trao nộp theo ý họ muốn.

26 nk Khi điệu Đức Giê-su đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giê-su. 27 Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. 28 Đức Giê-su quay lại phía các bà mà nói :  “Hỡi chị em thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. 29 Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói : ‘Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm !’ 30 Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non : Đổ xuống chúng tôi đi !, và với gò nổng : Phủ lấp chúng tôi đi ! 31 Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao ?” 32 nk Có hai tên gian phi cũng bị điệu đi hành quyết cùng với Người.

33 nk Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. 34 Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng :  “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” nk Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm.

35 nk Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo : nk “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn !” 36 nk Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống 37 và nói : m “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi !” 38 nk Phía trên đầu Người có bản án viết : “Đây là vua người Do-thái.”

39 nk Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người : m “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao ? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !” 40 nk Nhưng tên kia mắng nó : m “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! 41 Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái !” 42 nk Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su : m “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !” 43 nk Và Người nói với anh ta :  “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”

44 nk Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. 45 Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. 46 Đức Giê-su kêu lớn tiếng :  “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” nk Nói xong, Người tắt thở.

(quỳ gối thinh lặng trong giây lát)

47 nk Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng : m “Người này đích thực là người công chính !” 48 nk Toàn thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về.

49 nk Đứng đàng xa, có tất cả những người quen biết Đức Giê-su cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Ga-li-lê ; các bà đã chứng kiến những việc ấy.

SUY NIỆM

VÂNG PHỤC CHO ĐẾN CHẾT

Bác sĩ Lucille đã phục vụ những con người khổ đau tại khu rừng già Julu. Bà đã mắc căn bệnh HIV/AIDS khi chăm sóc cho các bệnh nhân chiến tranh giữa hai đất nước Uganda và Rwanda. Bà biết rằng mình không thể qua khỏi cái chết, nhưng bà đã không nuối tiếc điều gì. Trong 33 năm, bà đã sống và phục vụ tại bệnh viện do chính bà xây dựng. Một câu chuyện thương tâm, nhưng là một kết thúc tuyệt đẹp. 

Ấy thế mà, có một câu chuyện xúc động hơn, một bức hoạ tuyệt vời hơn, mô tả về cuộc đời của Con Một Thiên Chúa – Người đã từng được các ngôn sứ tiên báo qua hình ảnh: Người tôi tớ trung tín của Giavê. Người đã đón nhận cái chết như cái giá phải trả cho phần rỗi của chúng ta, như thánh Phaolô mô tả trong thư gửi giáo đoàn Philípphê: chính Đức Kitô đã tự nguyện đến trần gian, thực hiện ý Chúa Cha, vâng lời cho đến chết và chết trên Thập giá. 

Hòa cùng tâm tình của dân thành Giêrusalem, chúng ta không chỉ giơ cao cành lá tôn vinh Đức Kitô là Con vua Đavít: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến; nhưng chúng ta còn tuyên xưng rằng: qua Mầu nhiệm Khổ Nạn, Đức Giêsu sẽ dẫn đưa đưa chúng ta vào trong vương quốc hạnh phúc của Người.  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Ước mong nhờ Ơn Chúa phù trợ, tôi can đảm sống chứng nhân trước mọi chọn lựa của đời mình. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

MÀU SẮC CỦA KHĂN CHE THÁNH GIÁ
TRONG PHỤNG VỤ THỨ SÁU TUẦN THÁNH

Dịp Tuần Thánh gần kề, một số tín hữu có những thắc mắc như sau về màu sắc của khăn che / phủ Thánh giá trong cử hành phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh: (1) Khăn che Thánh giá có màu tím hay màu đỏ? (2) Tại sao có nơi dùng khăn màu tím lại có nơi dùng khăn màu đỏ để che Thánh giá? (3) Ngay tại Rôma, khi Đức Thánh Cha cử hành nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh, rõ ràng khăn màu đỏ đã được sử dụng để che Thánh giá trong các năm gần đây, vậy tại sao khắp nơi không thực hành như vậy? Phần trình bày dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên.

1/ Khăn che Thánh giá có màu tím hay màu đỏ?

Căn cứ vào Sách Lễ Rôma (ấn bản mẫu thứ ba – năm 2002), tại số 15 của cử hành Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh hướng dẫn suy tôn Thánh giá theo cách thứ nhất / hình thức thứ nhất như sau: “Phó tế và các thừa tác viên, hay một thừa tác viên thích hợp, đi vào phòng áo, sau đó cùng với hai thừa tác viên cầm nến cháy, kiệu Thánh giá có phủ khăn tím (velo violaceo obtectam[1] – recouverte d’un voile violet[2] – covered with violet veil[3]) tiến vào giữa cung thánh”.

Như vậy, theo đúng ý định của Hội Thánh, chúng ta sử dụng khăn che Thánh giá màu tím chứ không phải màu đỏ.

2/ Nhưng tại sao có nơi dùng khăn che màu đỏ, có nơi lại dùng khăn che màu tím?

Thực hành như thế phát xuất từ những lý do sau đây:

– Thứ nhất, cả Sách Lễ Rôma [ấn bản 1970] và Sách Lễ Rôma [ấn bản 1975] đều không đề cập đến màu sắc của khăn che Thánh giá trong cử hành phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh (nghi thức “Kính Thờ Thánh Giá”), mà chỉ đơn giản viết rằng: “Mang Thánh giá có phủ khăn ra bàn thờ, hai người giúp lễ cầm nến cháy đi hai bên Thánh giá” (Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ nhất 1970, bản tiếng Việt 1971, trang 285); “Đem Thánh giá có phủ khăn ra bàn thờ, hai người giúp lễ cầm nến cháy đi hai bên…” (Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ hai 1975, bản tiếng Việt 1992, trang 269). Cũng trong Sách Lễ Rôma (ấn bản mẫu thứ hai 1975, bản tiếng Việt 1992), sau Bài lễ “Thứ Bảy sau Chúa nhật tuần IV Mùa Chay”, chúng ta gặp thấy những lời này: “Có thể giữ thói quen che ảnh tượng trong nhà thờ tùy theo quyết định của Hội đồng Giám mục. Các Thánh giá thì che cho đến Thứ Sáu Tuần Thánh, sau nghi thức tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa” (trang 223).[4] Từ những hướng dẫn trên mà màu sắc cụ thể của khăn che đã không được đề cập, chúng ta biết đến 2 thực hành sau: (1) Một là sử dụng khăn phủ Thánh giá màu tím vì màu tím được xem là hợp lý, nó vốn là màu truyền thống và cũng tương thích với mùa phụng vụ;[5] mặc khác, vì đây chính là thực hành trước đó của thời kỳ tiền công đồng / thực hành của hình thức ngoại thường trong đó màu tím được quy định cho cả Thứ Sáu Tuần Thánh và cho việc che mọi ảnh tượng và Thánh giá được trưng cho mọi người thờ kính, trước giờ Kinh Chiều áp ngày Chúa nhật Lễ Lá (Chúa nhật thứ V của Mùa Chay);[6] (2) Hai là sử dụng khăn phủ Thánh giá màu đỏ vì sau công đồng Vaticanô II, Hội Thánh đã thay đổi phẩm phục của thừa tác viên cử hành phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh từ màu đen sang màu đỏ là màu gợi lên máu (Chúa chịu chết vì tình yêu dành cho chúng ta) và lửa,[7] hậu nhiên là trong quá khứ, nhiều nơi đã sử dụng khăn phủ Thánh giá màu đỏ cho phù hợp với màu của phụng vụ theo ngày, tức bị ảnh hưởng bởi màu đỏ của phẩm phục dành cho thừa tác viên.[8] Hai thực hành này tiếp tục được củng cố chiếu theo hướng dẫn của Bộ Phụng Tự trong “Thư Luân lưu về việc Chuẩn bị và Cử hành Đại Lễ Phục Sinh” (được ban hành ngày 16/01/1988): “Sau Thánh lễ hôm nay (tức Thánh lễ Tiệc Ly), lột khăn bàn thờ. Các Thánh giá trong nhà thờ phải phủ khăn tím hay khăn đỏ, trừ phi chúng đã được phủ khăn vào Thứ Bảy trước Chúa Nhật V Mùa Chay” (số 57).

– Thứ hai, do chưa cập nhật những cái mới của Sách Lễ Rôma [ấn bản 2002]. Như đã trình bày ở trên, cả ấn bản mẫu thứ nhất [1970] và ấn bản mẫu thứ hai [1975] của Sách Lễ Rôma đều không đề cập đến màu sắc của khăn che Thánh giá trong cử hành phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh (phần nghi thức “Kính Thờ Thánh Giá”, số 15).[9] Trong khi đó, cũng tại số 15 của phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, hướng dẫn của Sách Lễ Rôma [ấn bản mẫu thứ ba 2002] đã thay đổi. Bởi vậy, học giả phụng vụ Paul Turner tổng kết rằng một trong những cái mới của Sách Lễ Rôma [ấn bản mẫu thứ ba 2002] là đã xác định rõ màu sắc của khăn phủ Thánh giá tại phần cử hành “Kính Thờ Thánh Giá” của Thứ Sáu Tuần Thánh: “Phó tế và các thừa tác viên, hay một thừa tác viên thích hợp, đi vào phòng áo, sau đó cùng với hai thừa tác viên cầm nến cháy, kiệu Thánh giá có phủ khăn tím (velo violaceo obtectam) tiến vào giữa cung thánh.”[10]

– Thứ ba, do bắt chước thực hành tại Rôma trong những năm gần đây khi Đức Thánh Cha cử hành nghi thức Thứ Sáu Tuần thánh với khăn che Thánh giá màu đỏ.[11]

3/ Tại sao khắp nơi không sử dụng khăn phủ Thánh giá màu đỏ như ở Rôma?

Trường hợp dùng khăn tím hay khăn đỏ có lẽ không phải là vấn đề đúng hay sai, đúng hơn, nó chỉ là sự chọn lựa theo đúng ý định của Hội Thánh cho phù hợp với bối cảnh phụng vụ. Với ấn bản mẫu thứ ba (2002) của Sách Lễ Rôma, rõ ràng Hội Thánh đã không còn để chúng ta tùy nghi chọn lựa khăn phủ Thánh giá [trong nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh] hoặc là màu tím hoặc là màu đỏ nữa nhưng đã xác định dứt khoát màu tím như là thực hành thuộc luật chữ đỏ và gần như là một dạng praenotanda cần phải được áp dụng cho toàn thể Hội Thánh[12] để cử hành cho chính xác, dễ dàng và tràn đầy ân sủng,[13] ngoại trừ những trường hợp đặc biệt do được thích ứng bởi Hội đồng Giám mục cùng với sự thừa nhận của Tòa Thánh (Bộ Giáo Luật 12§1; 838)[14] hoặc do thuộc về lễ nghi và tập tục của phụng vụ giáo hoàng, chẳng hạn như việc dùng khăn phủ Thánh giá màu đỏ tại Rôma.[15]

Theo nhận định của cha McNamara – khoa trưởng thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Rôma) – thực hành dùng khăn phủ Thánh giá màu đỏ tại Rôma có thể là một tập tục đặc biệt của phụng vụ dành cho Đức Thánh Cha, cũng giống như truyền thống lễ phục màu đỏ được sử dụng cho Thánh lễ an táng của một Đức Thánh Cha.[16]

Vì không thuộc bối cảnh phụng vụ giáo hoàng, hơn nữa, trong khi không có bất cứ văn bản nào của Hội Thánh hướng dẫn làm theo tập tục đặc biệt này của phụng vụ dành cho Đức Thánh Cha, thì lại đang tồn tại một chỉ dẫn rất cụ thể của Hội Thánh nằm trong Sách Lễ Rôma [ấn bản mẫu thứ ba 2002] là kiệu Thánh giá có phủ khăn tím,[17] nên lẽ đương nhiên chúng ta không thể bắt chước thực hành ở Rôma với khăn phủ Thánh giá màu đỏ (trong cử hành Cuộc Thương khó của Chúa). Thực ra, phụng vụ giáo hoàng tự nó là một thực tại riêng biệt và dầu ngày càng trở nên mẫu mực trong việc diễn tả vẻ đẹp và sự phong phú của phụng vụ cũng như trở thành điểm quy chiếu mẫu mực cho việc thực hiện công cuộc canh tân phụng vụ phù hợp với tinh thần và quy tắc của công đồng Vaticanô II, nhưng chúng ta không thể “sao chép” phụng vụ giáo hoàng một cách máy móc để rồi bỏ qua các quy chế / quy định phụng vụ được áp dụng cho toàn thể Hội Thánh như được trình bày trong Sách Lễ Rôma [ấn bản mẫu thứ ba 2002].[18]

4/ Kết luận thực hành

(1) Khăn phủ Thánh giá sử dụng trong nghi thức “Kính Thờ Thánh Giá” là màu tím chứ không phải màu đỏ vì chúng ta phải ưu tiên tuân theo chỉ dẫn của Sách Lễ Rôma [ấn bản mẫu thứ ba 2002] [19] xét như là sách phụng vụ được ban hành bởi Đức Thánh Cha, thẩm quyền tối cao về phụng vụ trong Hội Thánh (Bộ Giáo Luật 331, 361).[20]

(2) Còn đối với các Thánh giá trong nhà thờ, sau Thánh lễ Tiệc Ly, chúng có thể được phủ bằng khăn tím hay khăn đỏ, trừ phi đã được phủ khăn vào Thứ Bảy trước Chúa Nhật V Mùa Chay.[21] Tuy nhiên để tạo ra sự đồng bộ về màu sắc với khăn phủ Thánh giá dùng trong nghi thức “Kính Thờ Thánh Giá”, chúng ta cũng nên chọn khăn tím để che phủ các Thánh giá khác trong nhà thờ.

Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS


[1] Missale Romanum, editio typica tertia (Città del Vaticano: Libreria Editrice Vaticana, 2002), 323: Diaconus cum ministris vel alius minister idoneus adit sacristiam, ex qua processionaliter affert Crucem, velo violaceo obtectam, per ecclesiam ad medium presbyterii, comitantibus duobus ministris cum candelis accensis.

[2] Missel Romain, Vendredi saint – La passion du Seigneur, no. 15(Paris: Desclée-Mame, 2021), 196.

[3] The Roman Missal, Friday of the Passion of the Lord, no. 15(London: The Catholic Truth Society, 2011), 362.

[4] Tương tự như thế trong Sách Lễ Rôma (ấn bản mẫu thứ ba – 2002), ở chỗ này, chúng ta vẫn chưa thấy nói gì đến màu sắc của khăn phủ Thánh giá: “Tùy theo quyết định của Hội đồng Giám mục, có thể giữ thói quen phủ Thánh giá và các ảnh tượng từ Chúa nhật này (= Chúa nhật thứ V Mùa Chay). Thánh giá được phủ cho đến khi cử hành cuộc Thương khó của Chúa vào Thứ Sáu Tuần Thánh, các ảnh tượng khác được phủ tới lúc bắt đầu Canh thức Phục sinh.”

[5] Edward McNamara, “Khăn che Thánh giá là màu gì?” (13/10/2020), dg. Nguyễn Trọng Đa, truy cập 30/03/2022, https://www.ubkinhthanh.net/index.php/tai-li-u-kh-o-c-u/tai-li-u-van-ki-n-giao-h-i/gi-i-dap-th-c-m-c/666-khan-che-thanh-gia-la-mau-gi

[6] Hermanus A. P. Schmidt, Hebdomada Sancta (Rome: Herder, 1957), 117; Sách Lễ, “Chúa Nhật Chịu Nạn” (Hà Nội: Nxb. Hiện Tại, 1962), 314; McNamara, “Khăn che Thánh giá là màu gì?”.

[7] Dom Robert Le Gall, “Đỏ” trong Tự điển Phụng vụ (C.L.D, 1982), 100.

[8] Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma, số 346b; x. Paul Turner, Glory in the Cross: Holy Week in the Third Edition of the Roman Missal (Collegeville: Liturgical Press, 2011), 96; Jeremy Helmes, Three Great Days: Preparing the Liturgies of the Paschal Triduum (Collegeville: Liturgical Press, 2016), 32.

[9] Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ nhất 1970, bản tiếng Việt 1971, trang 285; ấn bản mẫu thứ hai 1975, bản tiếng Việt 1992, trang 269.

[10] X. Turner, Glory in the Cross, 96.

[11] McNamara, “Khăn che Thánh giá là màu gì?”.

[12] Paul Turner, Glory in the Cross: Holy Week in the Third Edition of the Roman Missal (Collegeville: Liturgical Press, 2011), 96; Jeremy Helmes, Three Great Days: Preparing the Liturgies of the Paschal Triduum (Collegeville: Liturgical Press, 2016), 32.

[13] X. Anscar J. Chupungco, OSB, Phụng Vụ là gì? dg. Nguyễn Thế Lân (Sài Gòn: Học Viện Đaminh, 2019), 326-327.

[14] X. Hiến chế Phụng Vụ Thánh, số 40; John M. Huels, Liturgy and Law: Liturgy Law in the System of Roman Catholic Canon Law (Montréal: Wilson & Lafleur Ltée, 2006), 54, 66, 98, 120-123.

[15] X. McNamara, “Khăn che Thánh giá là màu gì?”.

[16] Ibid.

[17] X. Sách Lễ Rôma [ấn bản mẫu thứ ba 2002], Thứ Sáu Tuần Thánh, số 15.

[18] X. Sách Lễ Rôma [ấn bản mẫu thứ ba 2002], Thứ Sáu Tuần Thánh, số 15; Piero Marini, “Liturgy and Beauty: Experiences of Renewal in certain Papal Liturgical Celebrations,” truy cập 30/03/2022, https://www.vatican.va/news_services/liturgy/2004/documents/ns_lit_doc_20040202_liturgia-bellezza_en.html.  

[19] Sách Lễ Rôma [ấn bản mẫu thứ ba 2002], Thứ Sáu Tuần Thánh, số 15.

[20] X. John M. Huels, Liturgy and Law: Liturgy Law in the System of Roman Catholic Canon Law, 40.

[21] Bộ Phụng Tự, “Thư Luân lưu về việc Chuẩn bị và Cử hành Đại Lễ Phục Sinh” (16/01/1988), số 57.