Fourth Sunday of Lent, Year C Readings
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Lk 15:1-3,11-32
Tax collectors and sinners were all drawing near to listen to Jesus,
but the Pharisees and scribes began to complain, saying,
“This man welcomes sinners and eats with them.”
So to them Jesus addressed this parable:
“A man had two sons, and the younger son said to his father,
‘Father give me the share of your estate that should come to me.’
So the father divided the property between them.
After a few days, the younger son collected all his belongings
and set off to a distant country
where he squandered his inheritance on a life of dissipation.
When he had freely spent everything,
a severe famine struck that country,
and he found himself in dire need.
So he hired himself out to one of the local citizens
who sent him to his farm to tend the swine.
And he longed to eat his fill of the pods on which the swine fed,
but nobody gave him any.
Coming to his senses he thought,
‘How many of my father’s hired workers
have more than enough food to eat,
but here am I, dying from hunger.
I shall get up and go to my father and I shall say to him,
“Father, I have sinned against heaven and against you.
I no longer deserve to be called your son;
treat me as you would treat one of your hired workers.”’
So he got up and went back to his father.
While he was still a long way off,
his father caught sight of him, and was filled with compassion.
He ran to his son, embraced him and kissed him.
His son said to him,
‘Father, I have sinned against heaven and against you;
I no longer deserve to be called your son.’
But his father ordered his servants,
‘Quickly bring the finest robe and put it on him;
put a ring on his finger and sandals on his feet.
Take the fattened calf and slaughter it.
Then let us celebrate with a feast,
because this son of mine was dead, and has come to life again;
he was lost, and has been found.’
Then the celebration began.
Now the older son had been out in the field
and, on his way back, as he neared the house,
he heard the sound of music and dancing.
He called one of the servants and asked what this might mean.
The servant said to him,
‘Your brother has returned
and your father has slaughtered the fattened calf
because he has him back safe and sound.’
He became angry,
and when he refused to enter the house,
his father came out and pleaded with him.
He said to his father in reply,
‘Look, all these years I served you
and not once did I disobey your orders;
yet you never gave me even a young goat to feast on with my friends.
But when your son returns
who swallowed up your property with prostitutes,
for him you slaughter the fattened calf.’
He said to him,
‘My son, you are here with me always;
everything I have is yours.
But now we must celebrate and rejoice,
because your brother was dead and has come to life again;
he was lost and has been found.’”
TIN MỪNG : Lc 15,1-3.11-32
Em con đây đã chết mà nay lại sống.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
1 Khi ấy, các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. 2 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau : “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” 3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này :
11 “Một người kia có hai con trai. 12 Người con thứ nói với cha rằng : ‘Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng.’ Và người cha đã chia của cải cho hai con. 13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
14 “Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, 15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng ; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. 16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. 17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ : ‘Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! 18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người : ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, 19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.’ 20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.
“Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra, ôm cổ anh ta, và hôn lấy hôn để. 21 Bấy giờ người con nói rằng : ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa …’ 22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng : ‘Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, 23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! 24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.’ Và họ bắt đầu ăn mừng.
25 “Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, 26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. 27 Người ấy trả lời : ‘Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.’ 28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. 29 Cậu trả lời cha : ‘Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. 30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng !’
31 “Nhưng người cha nói với anh ta : ‘Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. 32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy’.”
SUY NIỆM
TÌNH YÊU PHỦ LẤP MỌI TỘI LỖI
Cậu bé Paco, trong một lần cãi cọ với cha mình, đã bỏ nhà đi. Tuy giận dữ và đau lòng, nhưng cha cậu biết rằng con mình rất cần sự dạy dỗ để trưởng thành. Vậy nên ông đã bôn ba khắp nơi để tìm cậu. Khi tới Madrid, ông cho đăng một thông cáo trên báo: “Paco thương yêu, hãy đến gặp cha chiều mai trước cửa tòa soạn. Mọi tội lỗi đều được tha thứ. Cha yêu con!”. Chiều hôm đó, người cha đến tòa soạn thật sớm hy vọng gặp lại đứa con thân yêu của mình. Và điều bất ngờ là, tới đó, ông đã gặp 800 cậu bé tên Paco. Cả 800 cậu bé này đều đã bỏ nhà ra đi và đều đang mong đợi sẽ gặp được người cha rộng lượng của mình.
Bài Tin Mừng nói về dụ ngôn người cha nhân hậu. Thiên Chúa chính là người cha nhân nhậu ấy, Người luôn yêu thương và chờ đợi nhân loại quay trở về với Người. Khi phạm tội, con người tự tách mình ra khỏi Thiên Chúa, tự biến mình trở nên nô lệ của đam mê và dục vọng. Thế nhưng, Thiên Chúa luôn kiên nhẫn với con người. Người vẫn mòn mỏi ngóng chờ nhân loại trở về để khôi phục cho họ vinh dự làm con.
Tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn mọi tỗi lỗi chúng ta. Tình yêu ấy có sức hóa giải những lỗi lầm, xóa nhòa những hố sâu ngăn cách chúng ta với Chúa. Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ cho chúng ta, liệu chúng ta có đủ can đảm và quyết tâm để quay về với Người?
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa, xin cho con sẵn sàng từ bỏ con đường lầm lạc mà con đang đi, mà quay về với Chúa và đón nhận bình an và hạnh phúc Ngài đã dọn sẵn cho con. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
KHÁT VỌNG HÒA BÌNH
Đức Giáo hoàng Phanxicô mời gọi toàn thể Hội Thánh Công giáo, vào lễ Truyền Tin sắp tới ngày 25/3, cùng với ngài cầu nguyện xin ơn thánh hiến nước Nga và Ukraina cho Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ, xin Mẹ là Nữ vương hòa bình, ban bình an cho thế giới.
Khát vọng hòa bình
Lời cầu nguyện ấy thể hiện khát vọng hòa bình của Đức Thánh Cha. Chiến tranh giữa hai nước Nga và Ukraina kéo dài đến nay đã gần một tháng, gây ra biết bao đau thương và chết chóc như Đức Thánh Cha nói: “Trong tuần qua, tên lửa và bom đạn đã đánh vào dân thường, người già, trẻ em và các bà mẹ đang mang thai. Tôi đã đến thăm các trẻ em bị thương ở đây, tại Rôma. Một em bị mất một cánh tay, một em khác bị thương ở đầu… Những trẻ em vô tội. Tôi nghĩ đến hàng triệu người Ukraina phải chạy trốn, để lại đằng sau tất cả và tôi cảm thấy rất đau lòng cho những người không thể chạy trốn. Rất nhiều người cao niên, người bệnh, người nghèo phải chia lìa gia đình, nhiều trẻ em và người yếu thế phải chết dưới làn bom đạn, không được giúp đỡ và không tìm được nơi trú ẩn an toàn trước những đợt công kích. Tất cả những điều này là vô nhân đạo! Hay đúng hơn, đó là sự phạm thánh vì chống lại tính thánh thiêng của sự sống con người, nhất là sự sống của những người không có khả năng tự vệ” (Giờ đọc Kinh Truyền Tin, Vatican News, 21/03/2022).
Đứng trước sự tàn khốc của chiến tranh, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã làm tất cả những gì có thể để mang lại hòa bình. Khởi đầu Mùa Chay, ngài đã kêu gọi các tín hữu Công giáo dành Thứ Tư Lễ Tro để cầu nguyện cho hòa bình. Trong giờ đọc Kinh Truyền tin Chúa nhật 13/03 và 20/3, ngài luôn kêu gọi hai bên ngừng chiến và nhắc nhở mọi người cầu nguyện. Đồng thời ngay từ khi cuộc chiến nổ ra, ngài đã tìm cách tiếp cận các đại sứ của hai quốc gia bên cạnh Tòa thánh Vatican, và nói chuyện trực tuyến với Đức Thượng phụ Kirill của Giáo Hội Chính Thống Nga. Tất cả nói lên khát vọng hòa bình, kêu gọi hai bên giải quyết xung đột bằng con đường đối thoại thay vì chiến tranh.
Cầu nguyện cho hòa bình
Khát vọng hòa bình không chỉ là tâm tình của cá nhân Đức Giáo hoàng Phanxicô nhưng cũng là và phải là khát vọng của mọi người Công giáo trên toàn thế giới. Bởi lẽ tất cả chúng ta cùng ở trên một con thuyền, vì thế phải cùng chèo chống để vượt qua sóng gió. Tư tưởng này được Đức Thánh Cha nói nhiều lần trong mùa đại dịch Covid-19, và bây giờ cũng thế, khi xảy ra cuộc chiến giữa Nga và Ukraina.
Cầu nguyện để biết nhìn cuộc chiến hiện nay bằng cặp mắt đức tin, nhận ra Chúa nơi mọi người. Nhận ra Chúa nơi em bé được sinh ra trong bóng tối của bom đạn đang rơi xuống Kiev. Nhận ra Chúa nơi đứa trẻ đã chết trong vòng tay người mẹ trong một hầm trú ẩn ở Kharkiv. Nhận ra Chúa nơi chàng thanh niên 20 tuổi được gửi ra tiền tuyến. Nhận ra Chúa cả nơi người lính trang bị vũ khí nhân danh thập giá của Chúa (x. ĐTC Phanxicô đọc kinh nguyện đặc biệt cầu cho chấm dứt chiến tranh ở Ukraina, Vatican News, 16/03/2022).
Cầu nguyện không phải để chọn phe phái nhưng là đối diện với thực tại bi thảm của chiến tranh và thúc đẩy hướng giải quyết hòa bình. Trong cuộc hội kiến trực tuyến với Đức Thượng phụ Kirill của Giáo Hội Chính Thống Nga, Đức Giáo hoàng nói: “Hội Thánh sử dụng ngôn ngữ của Chúa Giêsu, chứ không sử dụng ngôn ngữ chính trị”. Và ngôn ngữ của Chúa Giêsu là ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của hòa giải: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.
Tín thác nơi Đức Mẹ
“Tôi mời gọi các cộng đoàn và các tín hữu vào lễ Truyền Tin, Thứ Sáu 25 tháng 3, cùng với tôi thánh hiến nước Nga và Ukraina cho Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ, xin Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình ban bình an cho thế giới”. Đây không phải lần đầu tiên một vị Giáo hoàng làm việc này. Năm 1942, ngày áp lễ Các Thánh Nam Nữ, Đức Piô XII đã thánh hiến toàn thế giới cho Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Năm 1952, Đức Piô XII thánh hiến nước Nga và dân tộc Nga cho Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Năm 1964, Đức Phaolô VI thánh hiến toàn thể nhân loại cho Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Năm 1984, ngày lễ Truyền Tin 25/3, Đức Gioan Phaolô II thánh hiến thế giới và nước Nga cho Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Và năm nay 2022, vào lễ Truyền tin sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô thánh hiến nước Nga và Ukraina cho Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Thánh hiến nước Nga và Ukraina vì đây là hai nơi đang diễn ra chiến tranh, để cả hai dân tộc anh em biết đến với nhau bằng tình huynh đệ và giải quyết xung đột trong tình yêu thương.
Lời mời gọi hoán cải
Lời cầu nguyện cho hòa bình vang lên trong Mùa Chay, mùa hoán cải, nên cũng là lời mời gọi mọi người thay đổi cách suy nghĩ và hành động của mình.
“Lạy Chúa là Thiên Chúa của hòa bình,
xin thương nghe lời chúng con cầu nguyện.
Đã biết bao lần trong biết bao năm qua,
chúng con cố gắng giải quyết các xung đột
bằng sức riêng và bằng sức mạnh của vũ khí.
Chúng con đã trải nghiệm biết bao thời khắc thù nghịch và tăm tối;
biết bao máu đã đổ;
biết bao sinh mạng bị vùi giập;
biết bao hi vọng bị chôn vùi…
Nhưng những nỗ lực của chúng con đều vô ích.
Lạy Chúa, xin đến cứu chúng con!
Xin ban hòa bình cho chúng con,
xin dạy chúng con về hòa bình;
xin hướng dẫn bước chân chúng con trên đường nẻo bình an.
Xin mở mắt và mở lòng chúng con ra,
và ban cho chúng con ơn can đảm để dám nói rằng:
“Không bao giờ chiến tranh nữa!”;
“Với chiến tranh, mọi sự chỉ là mất mát”.
Xin đổ vào lòng chúng con ơn can đảm
để có những bước đi cụ thể tiến tới hòa bình.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của Abraham,
Thiên Chúa của các tiên tri,
Thiên Chúa của Tình Yêu,
Chúa đã dựng nên chúng con
và kêu gọi chúng con sống với nhau như anh chị em.
Xin ban cho chúng con sức mạnh hằng ngày để làm khí cụ bình an;
xin giúp chúng con có thể nhìn mọi người
trên đường đi như người anh chị em của mình.
Xin làm cho chúng con biết nhạy bén trước lời khẩn nài của người dân,
đang mong ước chúng con biến các vũ khí chiến tranh thành khí cụ hòa bình,
biến nỗi sợ hãi thành sự tin tưởng,
và biến những tranh cãi thành sự tha thứ.
Xin thắp lên trong chúng con ngọn lửa hi vọng,
để chúng con có thể kiên trì chọn con đường đối thoại và hòa giải.
Bằng cách đó, cuối cùng hòa bình có thể chiến thắng,
những từ ngữ như “chia rẽ, hận thù, chiến tranh”
sẽ bị gạt khỏi tâm hồn mọi người.
Lạy Chúa,
xin làm tan biến bạo lực trên miệng lưỡi và đôi tay chúng con.
Xin canh tân lòng trí chúng con,
để hai tiếng “anh em” sẽ là từ ngữ giúp chúng con xích lại gần nhau,
và nẻo đường cuộc sống chúng con sẽ luôn là Bình An”
(Lời cầu nguyện cho hòa bình của ĐTC Phanxicô, usccb.org).
Chúng ta sẽ hiệp thông với Đức Thánh Cha trong lời cầu nguyện dâng nước Nga và Ukraina cho Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Việc này diễn ra vào lễ Truyền Tin, ngày Tin Mừng cứu độ được sứ thần Gabriel loan báo cho Mẹ Maria và gọi mời cộng tác. Ước gì lễ Truyền Tin 2022 cũng là ngày loan báo Tin Vui Hòa Bình cho hai dân tộc Nga và Ukraina, và cho toàn thế giới.
Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm – giaophanmytho.net