LỜI CHÚA CHÚA NHẬT TUẦN II MÙA CHAY, Năm C

Second Sunday of Lent

Making Sense of the Transfiguration - Marg Mowczko

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 9:28b -36

Jesus took Peter, John, and James
and went up the mountain to pray.
While he was praying his face changed in appearance
and his clothing became dazzling white.
And behold, two men were conversing with him, Moses and Elijah,
who appeared in glory and spoke of his exodus
that he was going to accomplish in Jerusalem.
Peter and his companions had been overcome by sleep,
but becoming fully awake,
they saw his glory and the two men standing with him.
As they were about to part from him, Peter said to Jesus,
“Master, it is good that we are here;
let us make three tents,
one for you, one for Moses, and one for Elijah.”
But he did not know what he was saying.
While he was still speaking,
a cloud came and cast a shadow over them,
and they became frightened when they entered the cloud.
Then from the cloud came a voice that said,
“This is my chosen Son; listen to him.”
After the voice had spoken, Jesus was found alone.
They fell silent and did not at that time
tell anyone what they had seen.

TIN MNG : Lc 9,28b – 36

Đang lúc Đức Giê-su cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

28b Khi ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. 29 Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. 30 Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. 31 Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem. 32 Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người. 33 Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng : “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay ! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.” Ông không biết mình đang nói gì. 34 Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. 35 Và từ đám mây có tiếng phán rằng : “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người !” 36 Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.

SUY NIỆM

PHÚT GIÂY HẠNH PHÚC

Nhà tâm lý học Abraham Maslow có kể lại câu chuyện về một người mẹ trẻ như sau: “ Trong một lần cô đang sửa soạn bữa sáng cho gia đình, bỗng cô cảm thấy tràn trề niềm hạnh phúc vui sướng và yêu thương gia đình khi nhìn thấy chồng và những đứa con đang chơi vui vẻ với nhau. Rưng rưng nước mắt, cô đã cảm động đến nỗi không thể nói lên lời.” Maslow gọi đó là giây phút hạnh phúc nhất. Vì nó là những giây phút ngắn ngủi quí báu mà chúng ta bỗng nhìn những biến cố thông thường cách siêu thường. 

Ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan đã được Đức Giêsu cho cảm nghiệm một thoáng giây phút hạnh phúc như vậy. Các ngài đã được thấy phần nào dung nhan vinh hiển của Thiên Chúa nơi con người của Thầy mình. Chỉ trong mấy phút ngắn ngủi, các ngài đã cảm nghiệm được sự thật về thầy mình: Con Thiên Chúa vinh hiển và tuyệt mỹ. 

Các môn đệ được Đức Giêsu cho nhìn thấy giây phút vinh quang của mình để chuẩn bị tinh thần cho các ông trước thời điểm khủng hoảng trong cuộc khổ nạn. Chính những giây phút vinh quang ấy sẽ giúp các ông vững tin và vượt qua được những nghi nan, thất vọng.   

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa trợ lực chúng con mỗi khi gặp gian nan thử thách, để chúng con luôn vững tin rằng: một khi cùng Chúa vác lấy thập giá lên đồi Canvê, chúng con cũng sẽ được hạnh phúc chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa mãi mãi.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỎI 
VỀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THỨ 16, 2021 – 2023

Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận Long Xuyên

WGPLX – Chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi chủ đề Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục XVI, 2023. Chương trình học hỏi gồm các bài học do Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận soạn dựa trên hai tài liệu chính: 1/ Tài liệu chuẩn bị; 2/ Cẩm nang. Đây là hai tài liệu Toà Thánh gởi cho các giáo phận nghiên cứu, học hỏi để góp ý cho THĐGM.

Ước mong những bài học ngắn gọn này sẽ giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu xa của chủ đề THĐGM và góp ý tích cực cho THĐGM. 

(Tiếp theo tuần trước)

Bài 11

CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH

Phần 1

1/ Phương pháp luận của tiến trình hiệp hành cấp giáo phận

Tùy hoàn cảnh thực tế, Giáo phận có những cách thức khích lệ mọi cá nhân, nhất là những người trước đây đã không được lắng nghe, ít được quan tâm và bên lề, được khích lệ tham gia vào tiến trình hiệp hành cách thuận lợi và cởi mở. Các cá nhân và các nhóm đóng góp ý kiến phản hồi cho giáo phận và cũng có thể trực tiếp gởi cho Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hồi đồng giám mục.

Giáo phận lên chương trình cho các buổi thỉnh ý hiệp hành cách phù hợp sao cho kinh nghiệm hiệp hành mang lại nhiều hoa trái nhất trong bối cảnh địa phương mình. Nên tổ chức các cuộc họp thỉnh ý hiệp hành cho cùng một nhóm người để họ có thể tham gia sâu hơn và đối thoại nhiều hơn. Song, cũng cần tổ chức cho các nhóm khác để có được nhiều tiếp xúc và lắng nghe các quan điểm và kinh nghiệm khác biệt.

Khuyến khích có các kinh nghiệm chung hơn là sự góp ý cá nhân, bởi chúng biểu lộ tốt hơn tinh thần hiệp hành của việc cùng bước đi với nhau. Vì thế, các video, các hội nghị trực tuyến nên được tận dụng để mọi người được liên kết hơn với kinh nghiệm hiệp hành. Ngoài ra, các cuộc họp thỉnh ý hiệp hành liên giáo xứ/giáo họ rất nên được tổ chức để có sự quy tụ đông đảo những người thuộc các giới khác nhau và có những ý kiến phản ánh hoàn cảnh thực tế chung của địa phương họ.

1/ Chiều kích thân mật của tiến trình hiệp hành

Trước khi khởi sự các cuộc gặp gỡ và đối thoại, nên có những hoạt động chung như: đi hành hương, công tác bác ái xã hội, kể cả việc chia sẻ bữa cơm huynh đệ… cũng như các hoạt động thể chất, văn hóa, xã hội… Những hoạt động này giúp mọi người biết nhau, chia sẻ đời sống với nhau, xây dựng tình huynh đệ, sự hiệp thông, tạo thêm sự thân thiện, cởi mở, dễ dàng lắng nghe nhau và bày tỏ quan điểm thoải mái, tự do hơn.

3/ Câu hỏi chính của Thượng hội đồng

Để Hội thánh có thể loan báo Tin Mừng, việc “cùng nhau cất bước hành trình” hiện đang diễn ra thế nào trong Giáo hội địa phương của anh chị em? Đồng thời để Hội thánh được phát triển như một Hội thánh hiệp hành, Thần Khí đang mời gọi chúng ta thực hiện những bước đi nào?

Bài 12: CON ĐƯỜNG HIỆP HÀNH TẠI CÁC GIÁO PHẬN

Phần 2

10 chủ đề dưới đây là những phương diện quan trọng của việc “sống tinh thần hiệp hành”, giúp những người tham dự khám phá chủ đề chính của Thượng hội đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý hai điểm sau: 1/ Chúng ta cất bước hành trình như dân Chúa với nhau và như dân Chúa với toàn thể nhân loại; 2/ Khi thỉnh ý hiệp hành không nhất thiết phải giới hạn vào những câu hỏi này.

1/ Các bạn đồng hành trên cuộc hành trìnhTrong Giáo hội và ngoài xã hội, chúng ta sát cánh bên nhau trên cùng một nẻo đường. Vậy, ai là những người “cùng nhau cất bước hành trình?” Ai (nhóm) là những người vẫn còn xa cách, còn ở bên lề? Là những người đồng hành, chúng ta được kêu gọi để thăng tiến như thế nào?

2/ Lắng ngheLắng nghe là bước đầu tiên, đòi hỏi khối óc và con tim rộng mở, không thành kiến. Thiên Chúa ngỏ lời với chúng ta qua những tiếng nói mà đôi khi chúng ta không nhận ra như từ: phụ nữ, giới trẻ, người thiểu số, người đói nghèo, người ở bên lề hay bị xã hội loại trừ, tu sĩ, người có quan điểm khác, v.v. Khả năng lắng nghe những nhóm người nói trên của chúng ta thế nào?

3/ Phát biểuMọi người đều được mời gọi can đảm lên tiếng, nghĩa là phải bao gồm cả tự do, chân lý và bác ái. Điều gì tạo điều kiện hay cản trở việc nói ra cách can đảm, thẳng thắn và có trách nhiệm? Vấn đề truyền thông tại địa phương thế nào? Việc chọn lựa và nói thay cho cộng đồng Kitô hữu ra sao?

4/ Cử hànhChỉ có thể “cùng nhau cất bước hành trình” khi cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể. Việc cầu nguyện và cử hành phụng vụ trong cộng đoàn sẽ truyền cảm hứng và hướng dẫn đời sống và sứ vụ. Các tín hữu được khích lệ tham dự phụng vụ cách tích cực ra sao? Việc dành cho các tín hữu tham gia vào thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ thế nào?

5/ Chia sẻ trách nhiệm đối với sứ vụ chungHiệp hành là để phục vụ cho sứ mạng của Hội thánh, mọi thành viên trong hội thánh đều đươc mời gọi tham gia vào sứ mạng này. Bởi Phép rửa, mọi người trở thành người môn đệ truyền giáo. Mọi người tham gia vào sứ vụ này thế nào? Điều gì cản trở các thành viên tham gia tích cực? Những lĩnh vực nào trong sứ vụ này bị bỏ mặc? Hội thánh hỗ trợ các thành viên tham gia phục vụ qua các công tác xã hội, chính trị, khoa học, giáo dục, công bằng xã hội, quyền con người, chăm sóc môi trường, v.v… thế nào để họ phục vụ xã hội theo cách thức truyền giáo?

6/ Đối thoại trong Giáo hội và xã hộiĐối thoại đòi hỏi kiên trì và nhẫn nại, nhưng cũng giúp hiểu biết lẫn nhau. Trong Giáo phận có những nơi và cách thức nào để đối thoại? Những kinh nghiệm trong việc đối thoại và hợp tác với các tín đồ các tôn giáo khác và những người không theo một tôn giáo nào? Với các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dân sự và những người sống trong nghèo khó, việc đối thoại và học hỏi ra sao? Đâu là những vấn đề quan trọng mà Giáo hội và xã hội cần lưu tâm?

7/ Đại kếtVị trí đặc biệt trên con đường hiệp hành của cuộc đối thoại giữa những Kitô hữu thuộc các tín phái khác nhau, liên kết với nhau bởi cùng một Phép rửa. Mối tương quan giữa ta với họ thế nào? Chúng ta có thể chia sẻ và cất bước hành trình với họ ra sao? Đâu là những hoa trái có được và đâu là những khó khăn gặp phải từ việc cùng nhau bước đi? Làm sao cùng nhau tiến bước về phía trước?

8/ Uy quyền và sự tham giaHội thánh hiệp hành là Hội thánh tham gia và đồng trách nhiệm. Cách hành xử uy quyền hay cai quản trong Giáo hội địa phương của chúng ta thế nào? Tinh thần làm việc nhóm và đồng trách nhiệm ra sao? Làm thế nào để đẩy mạnh sự hiệp hành đối với mọi người trong việc tham gia và lãnh đạo? Đâu là những mục tiêu phải theo đuổi, con đường để đặt tới và những bước đi phải thực hiện?

9/ Phân định và quyết địnhTheo phong cách hiệp hành, chúng ta đưa ra quyết định bằng cách phân định những gì Chúa Thánh Thần đang nói qua toàn thể cộng đoàn. Đâu là những cách thức và quy trình để đưa ra quyết định? Các cách thức đưa ra quyết định có giúp chúng ta lắng nghe toàn thể Dân Chúa hay không? Làm sao để cộng đoàn cùng phân định thiêng liêng?

10/ Tự đào tạo trong tiến trình hiệp hànhTính hiệp hành đòi hỏi phải sẵn sàng chịu biến đổi, đào tạo và không ngừng học hỏi. Đâu là cách để đào tạo ra những con người ngày càng có khả năng “cùng nhau cất bước hành trình”, lắng nghe nhau, dấn thân vào sứ vụ và tham gia đối thoại? Để thúc đẩy sự phân định và thực thi quyền bính theo phương cách hiệp hành, chúng ta cần làm gì?

(còn tiếp)