First Sunday of Lent
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Lk 4:1-13
Filled with the Holy Spirit, Jesus returned from the Jordan
and was led by the Spirit into the desert for forty days,
to be tempted by the devil.
He ate nothing during those days,
and when they were over he was hungry.
The devil said to him,
“If you are the Son of God,
command this stone to become bread.”
Jesus answered him,
“It is written, One does not live on bread alone.”
Then he took him up and showed him
all the kingdoms of the world in a single instant.
The devil said to him,
“I shall give to you all this power and glory;
for it has been handed over to me,
and I may give it to whomever I wish.
All this will be yours, if you worship me.”
Jesus said to him in reply,
“It is written
You shall worship the Lord, your God,
and him alone shall you serve.”
Then he led him to Jerusalem,
made him stand on the parapet of the temple, and said to him,
“If you are the Son of God,
throw yourself down from here, for it is written:
He will command his angels concerning you, to guard you,
and:
With their hands they will support you,
lest you dash your foot against a stone.”
Jesus said to him in reply,
“It also says,
You shall not put the Lord, your God, to the test.”
When the devil had finished every temptation,
he departed from him for a time.
TIN MỪNG : Lc 4,1-13
Đức Giê-su được Thánh Thần dẫn vào hoang địa và chịu cám dỗ.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
1 Sau khi chịu phép rửa, Đức Giê-su được đầy Thánh Thần, từ sông Gio-đan trở về. 2 Suốt bốn mươi ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì cả, và khi hết thời gian đó, thì Người thấy đói. 3 Bấy giờ, quỷ nói với Người : “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá bánh đi !” 4 Nhưng Đức Giê-su đáp lại : “Đã có lời chép rằng : Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh.”
5 Sau đó, quỷ đem Đức Giê-su lên cao, và trong giây lát, chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ. 6 Rồi nó nói với Người : “Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tuỳ ý. 7 Vậy nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông.” 8 Đức Giê-su đáp lại : “Đã có lời chép rằng : Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”
9 Quỷ lại đem Đức Giê-su đến Giê-ru-sa-lem và đặt Người trên nóc Đền Thờ, rồi nói với Người : “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng đây mà gieo mình xuống đi ! 10 Vì đã có lời chép rằng : Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn. 11 Lại còn chép rằng : Thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.” 12 Bấy giờ Đức Giê-su đáp lại : “Đã có lời rằng : Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”
13 Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ.
SUY NIỆM
CÁM DỖ
Sống là một cuộc chiến đấu trường kỳ và cam go. Và có thể nói, cuộc chiến đấu cam go nhất là cuộc chiến đấu với chính bản thân mình. Kẻ thù không ở đâu xa, nó đang ẩn núp ngay trong bản thân mỗi người. Đức Giêsu xuống thế làm người cũng không thoát khỏi sự cám dỗ, nhưng Người đã chiến đấu quyết liệt và chiến thắng vẻ vang.
Bài Tin Mừng hôm nay kể lại việc Đức Giêsu bị ma quỷ cám dỗ và Người đã chiến thắng. Qua sự cám dỗ này, chúng ta thấy được sự ranh mãnh quỷ quyệt của ma quỷ. Ban đầu, ma quỷ tấn công con người ở khía cạnh thấp hèn nhất: cái ăn, hay nói cách khác, sự tìm kiếm thỏa mãn xác thịt. Tiếp đó, quỷ dùng những vinh hoa lợi lộc, quyền lực của trần thế để lôi kéo Đức Giêsu sa ngã. Cuối cùng, quỷ dùng chính những lý lẽ khôn ngoan của Lời Chúa để thách thức Đức Giêsu nhằm đẩy Người sa vào bẫy của nó.
Ba cơn cám dỗ mà Đức Giêsu chịu, cũng chính là những cơn cám dỗ vẫn đang xảy ra nơi cuộc đời của mỗi người chúng ta trong thời đại hôm nay. Và chỉ những ai để cho Lời Chúa thấm nhập vào tâm hồn mới dễ dàng vượt thắng được những cơn cám dỗ đầy tinh vi, xảo quyệt của ma quỷ.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa, xin cho con biết nhận ra những cám dỗ của ma quỷ mà chống trả, và xin cho con đừng bao giờ ngã lòng thất vọng trước tình yêu bao la của Chúa. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỎI
VỀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THỨ 16, 2021 – 2023
Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận Long Xuyên
WGPLX – Chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi chủ đề Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục XVI, 2023. Chương trình học hỏi gồm các bài học do Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận soạn dựa trên hai tài liệu chính: 1/ Tài liệu chuẩn bị; 2/ Cẩm nang. Đây là hai tài liệu Toà Thánh gởi cho các giáo phận nghiên cứu, học hỏi để góp ý cho THĐGM.
Ước mong những bài học ngắn gọn này sẽ giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu xa của chủ đề THĐGM và góp ý tích cực cho THĐGM.
(Tiếp theo tuần trước)
BÀI 9 : CON ĐƯỜNG HIỆP HÀNH TẠI CÁC GIÁO PHẬN
PHẦN 2
1/ Vai trò của Giám Mục trong tiến trình hiệp hành
Vai trò chính yếu của Giám Mục Giáo Phận trong tiến trình Thượng Hội đồng cấp Giáo Phận là tạo điều kiện để toàn thể dân Chúa có được kinh nghiệm hiệp hành trên hành trình hướng tới một Hội Thánh mang tính hiệp hành hơn. Giám Mục Giáo Phận giữ vai trò chính trong việc lắng nghe dân Chúa trong Giáo Phận của ngài.
Trong quá trình tổ chức, Giám Mục có thể đề nghị sự phản hồi và tham gia của dân Chúa ở bất cứ nơi nào ngài thấy có cơ hội. Giám Mục được mời gọi liên lạc với các đoàn thể, các tổ chức và các cơ cấu riêng của Giáo Phận, để khuyến khích họ tham gia vào tiến trình hiệp hành và yêu cầu sự giúp đỡ thích đáng của họ. Đồng thời, Giám Mục có thể bảo đảm dành riêng các nguồn lực thích hợp, bao gồm cả tài chính, tổ chức, kỹ thuật và nhân sự.
Trong tiến trình thỉnh ý hiệp hành, vai trò cốt yếu của Giám Mục là lắng nghe. Ngài được khuyến khích tham dự và chú ý lắng nghe tiếng nói của các tín hữu.
Cuối cùng, Giám Mục sẽ triệu tập hội nghị Tiền – Thượng Hội Đồng Giáo Phận để đi đến đỉnh cao kết thúc giai đoạn cấp Giáo Phận và rồi ngài sẽ làm việc cùng (các) linh hoạt viên của Giáo Phận để tổ chức hội nghị này. Sau đó, Giám Mục có thể duyệt lại bản đúc kết của Giáo Phận với sự cộng tác của (các) linh hoạt viên Giáo Phận trước khi đệ trình lên Hội Đồng Giám Mục.
2/ Vai trò của các Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ trong tiến trình hiệp hành
Các Linh Mục và Phó Tế cũng được kêu gọi để hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy và tạo điều kiện khai triển giai đoạn cấp Giáo Phận của tiến trình hiệp hành nơi Giáo Hội địa phương. Rất cần có sự tham gia của các tổ chức “mang tính hiệp hành” thuộc các Giáo Hội địa phương, đặc biệt là của Hội Đồng Linh Mục và Hội Đồng Mục Vụ (PD, 31).
Đồng thời, các Linh Mục và Phó Tế có thể tìm ra những cách thức mới mẻ và sáng tạo để nuôi dưỡng kinh nghiệm hiệp hành đích thực giữa các tín hữu, liên kết với các sáng kiến của Giám Mục Giáo Phận và (các) linh hoạt viên trong Giáo Phận được chỉ định cho tiến trình Thượng Hội Đồng này.
Cần lưu ý rằng việc thỉnh ý hiệp hành trong giai đoạn cấp Giáo Phận không thể bỏ qua sự đóng góp quý giá mà những người nam và nữ thánh hiến có thể cống hiến (EC, 7).
3/ Vai trò của giáo dân
Đối tượng chính của kinh nghiệm hiệp hành là mọi người đã chịu phép rửa. Giai đoạn Giáo Phận cần phải chú ý đến những cách thức vận động hiệu quả nhất để đạt được sự tham gia rộng rãi nhất có thể. Chính vỉ thế, giáo dân có một vai trò không thể thiếu trong tiến trỉnh hiệp hảnh cấp giáo phận. Họ được mời gọi tích cực tham gia và cổ vũ cho tiến trình hiệp hành này.
BÀI 10 : CON ĐƯỜNG HIỆP HÀNH TẠI GIÁO PHẬN LONG XUYÊN
PHẦN 3
1- Lộ trình
Chương trình thỉnh ý hiệp hành tại Giáo Phận Long Xuyên được thực hiện thành 2 giai đoạn:
*Giai đoạn I : Học hỏi về Thượng Hội Đồng lần thứ XVI
Từ Chúa Nhật I Mùa Vọng (28/11/2021) đến Chúa Nhật II Phục Sinh (24/04/2022), Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận sẽ soạn các bài tìm hiểu về Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XVI cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo Phận học hỏi.
*Giai đoạn II: Thỉnh Ý Hiệp Hành
Từ Chúa Nhật II Phục Sinh (24/04/2022) đến 30/06/2022, Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận sẽ kết hợp với các nhóm điều phối viên tổ chức các cuộc gặp gỡ – lắng nghe – phân định trong bầu khí cầu nguyện cho các tập thể là các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo dân… tại các địa phương khác nhau trong Giáo Phận và sau đó sẽ tổng hợp thành một bản đúc kết chung.
2- Nhân sự
– Đức Giám Mục Giáo phận chọn (các) người điều hành chung – Ban Điều hành Giáo Phận (Nhóm linh hoạt viên): gồm 5 linh mục để tham vấn và cộng tác với Đức Giám Mục Giáo Phận tổ chức tiến trình Thượng Hội Đồng cấp Giáo Phận.
– Thành lập Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận: gồm 10 thành viên trong đó có 6 linh mục, 2 tu sĩ nam nữ và 2 giáo dân nam nữ để biên soạn các bài học hỏi về Thượng Hội Đồng cũng như tổ chức thực hiện chương trình thỉnh ý hiệp hành trong Giáo Phận.
– Thành lập Nhóm Điều Phối Viên (cấp giáo hạt khoảng 6 thành viên, cấp giáo xứ khoảng 6 thành viên): bao gồm 2 giáo dân nam nữ, 2 tu sĩ nam nữ và 2 linh mục. Nhóm điều phối viên sẽ cộng tác với Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận để tổ chức các cuộc học hỏi và gặp gỡ tại các giáo hạt, các giáo xứ, hay các tập thể trong Giáo Phận.
3- Những thành tố cơ bản của kinh nghiệm hiệp hành
Cần phải có một cử hành phụng vụ để khai mạc, một buổi quy tụ có nhiều người tham dự, những buổi họp nhóm nhỏ, những khoảnh khắc tĩnh lặng và cầu nguyện, những cuộc trò chuyện thân mật, những kinh nghiệm được chia sẻ và một cử hành phụng vụ để kết thúc.
Những thành tố cơ bản này có thể điều chỉnh một cách dễ dàng cho phù hợp với hoàn cảnh của địa phương để thúc đẩy một kinh nghiệm hiệp hành đầy hoa trái trong Giáo Phận của chúng ta.
http://gplongxuyen.org
(còn tiếp)