LỜI CHÚA THỨ NĂM TUẦN VII THƯỜNG NIÊN

Thursday of the Seventh Week in Ordinary Time

Thursday, May 23rd. Holy Gospel of Jesus Christ according to St Mark 9:41-50.  | FRANCIS XAVIER SAMSEN

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 9:41-50

Jesus said to his disciples:
“Anyone who gives you a cup of water to drink
because you belong to Christ,
amen, I say to you, will surely not lose his reward.

“Whoever causes one of these little ones who believe in me to sin,  
it would be better for him if a great millstone
were put around his neck
and he were thrown into the sea.
If your hand causes you to sin, cut it off.
It is better for you to enter into life maimed  
than with two hands to go into Gehenna,
into the unquenchable fire.
And if your foot causes you to sin, cut if off.
It is better for you to enter into life crippled  
than with two feet to be thrown into Gehenna.
And if your eye causes you to sin, pluck it out.
Better for you to enter into the Kingdom of God with one eye
than with two eyes to be thrown into Gehenna,
where their worm does not die, and the fire is not quenched.

“Everyone will be salted with fire.
Salt is good, but if salt becomes insipid,
with what will you restore its flavor?
Keep salt in yourselves and you will have peace with one another.”

BÀI ĐỌC

Bài đọc 1 : Gc 5,1-6

Tiền lương các thợ gặt đang kêu lên oán trách, và tiếng kêu đã thấu đến tai Chúa.

Bài trích thư của thánh Gia-cô-bê tông đồ.

1 Giờ đây, hỡi những kẻ giàu có, các người hãy than van rên rỉ về những tai hoạ sắp đổ xuống trên đầu các người. 2 Tài sản của các người đã hư nát, quần áo của các người đã bị mối ăn. 3 Vàng bạc của các người đã bị rỉ sét ; và chính rỉ sét ấy là bằng chứng buộc tội các người ; nó sẽ như lửa thiêu huỷ xác thịt các người. Các người đã lo tích trữ trong những ngày sau hết này. 4 Các người đã gian lận mà giữ lại tiền lương của những thợ đi cắt lúa trong ruộng của các người. Kìa, tiền lương ấy đang kêu lên oán trách các người, và tiếng kêu của những thợ gặt ấy đã thấu đến tai Chúa các đạo binh. 5 Trên cõi đất này, các người đã sống xa hoa, đã buông theo khoái lạc, lòng các người đã được no đầy thoả mãn trong ngày sát hại. 6 Các người đã kết án, đã giết hại người công chính, và họ đã chẳng cưỡng lại các người.

Đáp ca : Tv 48,14-15ab.15cd-16.17-18.19-20 (Đ. Mt 5,3)

Đ. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

14Phường tự mãn tự kiêu, số phận là thế đó,
bọn ỷ tài khéo nói, hậu vận chính là đây.
15abNhư đoàn vật nhốt trong âm phủ,
chính tử thần canh giữ chăn nuôi.

Đ. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

15cdChúng nhào thẳng xuống nơi huyệt mả,
sẽ tiêu tan cả đến hình hài,
chốn âm phủ thành nơi cư ngụ.
16Nhưng Chúa Trời sẽ chuộc mạng tôi,
gỡ tôi ra khỏi quyền lực âm phủ.

Đ. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

17Đừng sợ chi khi có kẻ phát tài,
hoặc cửa nhà tăng thêm vẻ phong lưu,
18vì khi chết, nó đâu mang được cả,
kiếp vinh hoa chẳng theo xuống mộ phần.

Đ. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

19Lúc sinh thời, nó tự hào tự đắc :
“Mình làm nên, thiên hạ tán dương mình !”
20Nhưng rồi nó cùng tổ tiên về chung kiếp,
chẳng bao giờ còn được thấy ánh dương !

Đ. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Tung hô Tin Mừng : x. 1 Tx 2,13

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Anh em hãy đón nhận lời Thiên Chúa, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Ha-lê-lui-a.

TIN MNG : Mc 9,41-50

Thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

41 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.

42 “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. 43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi ; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. [4445 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi ; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. [4647 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi ; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, 48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt. 49 Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối. 50 Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại ? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau.”

SUY NIỆM

TẤT CẢ VÌ NƯỚC TRỜI

Một học sinh muốn đạt danh hiệu giỏi thì phải giảm bớt giờ chơi, tăng cường giờ học. Một người muốn giàu có thì phải chăm chỉ làm ăn, không thể lười biếng, suốt ngày rượu chè. Một bệnh nhân ung thư muốn giữ mạng sống thì phải cắt bỏ một phần cơ thể. Tóm lại, để đạt được mục tiêu cần phải không ngừng nỗ lực và hy sinh. 

Đối với người Kitô hữu, Nước Trời là mục tiêu cuối cùng và cao nhất của cuộc đời. Do đó, Nước Trời đáng cho chúng ta hy sinh tất cả những gì gần gũi, thân thiết nhất để chiếm hữu, cho dù phải đau đớn như việc cắt bỏ một phần thân thể của một bệnh nhân nhằm giữ lấy mạng sống mình. 

Đó cũng là ý nghĩa của lời Đức Giêsu nói trong đoạn Tin Mừng hôm nay: “Nếu tay con làm cớ cho con sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt tay mà vào cõi trường sinh, còn hơn có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục”. Từ bỏ những thói quen xấu, rời xa con đường tội lỗi nhiều khi cũng khó khăn và đau đớn như mất đi một phần thân thể vậy.  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con niềm tin và lòng can đảm để chúng con sẵn sàng rũ bỏ những gì làm mất lòng Chúa hầu đạt được Nước Trời mai sau. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kinh Truyền Tin (20/02) : Tại sao lại yêu kẻ thù?

Vào trưa Chúa Nhật, ngày 20/02, tại cửa sổ Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha có buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha chia sẻ với các tín hữu về lời mời gọi của Chúa Giêsu. Hãy yêu kẻ thù. Điều này thật khó nhưng đó cách Chúa Giêsu thực hiện để biến cái ác thành sự thiện.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong bài Tin Mừng Phụng vụ hôm nay, Chúa Giêsu trao cho các môn đệ một số chỉ dẫn căn bản về cuộc sống. Người đề cập đến những tình huống khó khăn nhất, những tình huống trắc nghiệm chúng ta, những tình huống đặt chúng ta trước những kẻ thù và thù địch của chúng ta, những người luôn muốn làm hại chúng ta. Trong những trường hợp này, người môn đệ của Chúa Giêsu được mời gọi không nhượng bộ bản năng và hận thù, không nhượng bộ, nhưng hãy đi xa hơn, xa hơn nhiều. Chúa Giêsu nói: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc6,27). Và cụ thể hơn nữa: “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa” (Lc 6,29). Khi chúng ta cảm nghiệm điều này, thì dường như chúng ta thấy Chúa yêu cầu điều không thể. Hơn nữa, tại sao lại yêu kẻ thù? Nếu bạn không phản ứng lại những kẻ bắt nạt, thì mọi hành vi lạm dụng đều tự tung tự tác, và điều này không công bằng. Nhưng nó có thực sự là như vậy không? Chúa có thực sự đòi hỏi chúng ta những điều không thể và hơn nữa, là sự bất công không? Có phải như thế không?

Trước hết, chúng ta hãy xem xét ý nghĩa của sự bất công mà chúng ta cảm thấy khi “giơ má bên kia ra”. Và chúng ta hãy nghĩ đến Chúa Giêsu. Trong cuộc khổ nạn, Người đã bị những tên lính tát vào mặt ngay trong cuộc xét xử bất công trước thầy thượng tế. Và Người đã cư xử như thế nào? Người đã không xúc phạm lại, không, không. Người nói với anh lính: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23). Người yêu cầu sự chứng minh về chỗ nào đã sai. Giơ má bên kia không có nghĩa là chịu đựng trong im lặng, nhượng bộ bất công. Với câu hỏi của mình, Chúa Giêsu tố cáo những gì là bất công. Nhưng Người làm điều đó mà không giận dữ hay bạo lực, mà là với sự dịu dàng. Người không muốn gây ra một cuộc tranh cãi, mà để xoa dịu sự hận thù, điều này quan trọng: cùng nhau dập tắt sự căm ghét và bất công, cố gắng chữa lành người anh em tội lỗi. Việc này không dễ nhưng Chúa Giêsu đã làm và mời gọi chúng ta cũng hãy làm như vậy. Đó chính là việc giơ má bên kia: sự hiền lành của Chúa Giêsu là một phản ứng mạnh mẽ hơn so với cái tát mà Người đã nhận. Giơ má bên kia không phải là hành động dự phòng của kẻ thua cuộc, mà là hành động của một người có nội lực lớn hơn, việc giơ má bên kia cho thấy sự chiến thắng cái ác bằng sự thiện, người mở ra một khe hở trong lòng kẻ thù, vạch trần sự phi lý của lòng căm thù. Hành động đó, hành động giơ má bên kia không được sai khiến bởi sự tính toán, bởi sự căm ghét, nhưng được hướng dẫn bởi tình yêu. Anh chị em thân mến, chính tình yêu thương nhưng không và không đòi đền đáp mà chúng ta nhận được từ Chúa Giêsu, để từ chính trong trái tim, chúng ta cũng thực hiện tương tự như Người và khước từ mọi sự trả thù. Và chúng ta đã quen với việc trả thù: “Anh đã làm điều này với tôi, tôi sẽ làm điều kia với anh…” hay giữ lại trong lòng mối hận thù này, một hận thù làm tổn thương, hủy hoại con người.

Chúng ta đi đến sự phản đối khác (có thể nói là sự ám ảnh): liệu một người  thể yêu kẻ thù của mình không? Nếu phụ thuộc chỉ nơi chúng ta thì điều đó là không thể. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng khi Chúa yêu cầu một điều gì đó, thì Người cũng muốn ban điều đó. Thiên Chúa chưa bao giờ đòi hỏi chúng ta điều gì mà Người lại không ban điều đó cho chúng ta trước. Khi Người nói với tôi hãy yêu kẻ thù, thì Người muốn ban cho tôi khả năng làm như vậy. Nếu không có khả năng này, thì chúng ta sẽ không thể làm được, nhưng Người nói với chúng ta “hãy yêu kẻ thù” và Người trao cho chúng ta khả năng yêu thương. Thánh Augustinô đã cầu nguyện như thế này, anh chị em hãy lắng nghe lời cầu nguyện đẹp đẽ này: Lạy Chúa, “xin ban cho con điều Người đòi hỏi nơi con và hãy đòi hỏi con điều Người muốn” (Tự Thuật của Thánh Augustinô, X, 29,40), “xin ban cho con điều Người đòi hỏi nơi con và hãy đòi hỏi con điều Người muốn”, bởi vì Người đã ban cho con điều đó trước rồi. Chúng ta xin Người điều gì? Chúa hài lòng khi ban cho chúng ta điều gì? Sức mạnh để yêu, không phải là một sự vật, mà là Chúa Thánh Thần. Sức mạnh để yêu là chính Chúa Thánh Thần. Với Thánh Thần, chúng ta có thể đáp lại cái ác bằng điều thiện, chúng ta có thể yêu thương những kẻ làm hại mình. Người Kitô hữu hãy làm như vậy. Thật đáng buồn biết bao khi nhiều người và các dân tộc tự hào là Kitô hữu lại coi người khác là kẻ thù và nghĩ đến việc gây chiến! Thật là đáng buồn!

Còn chúng ta, chúng ta có cố gắng sống theo những lời mời gọi của Chúa Giêsu không? Hãy nghĩ về một người đã làm tổn thương chúng ta. Mỗi người hãy nghĩ về một ai đó, và ngay lập tức chúng ta thường thấy cái xấu của người ấy, chúng ta hãy suy nghĩ về người ấy. Có thể có một mối hận thù trong chúng ta. Thế nên, bên mối hận thù đó, chúng ta hãy đặt hình ảnh của Chúa Giêsu hiền lành, trong phiên toà xét xử Người sau khi Người bị tát. Và sau đó chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần tác động trong tâm hồn chúng ta. Cuối cùng, chúng ta hãy cầu nguyện cho người đó: cầu nguyện cho những người đã đối xử tệ với chúng ta (x. Lc 6,28) và khi có người làm hại chúng ta, chúng ta ngay lập tức đi nói với người khác và chúng ta cảm thấy mình là nạn nhân, nhưng thay vào đó, hãy dừng lại và cầu xin Chúa cho người ấy, giúp đỡ họ và như thế, cơn hận thù sẽ dần biến mất. Cầu nguyện cho người làm hại chúng ta là việc đầu tiên để chuyển hóa cái ác thành điều tốt. Đó là lời cầu nguyện. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta trở thành những con người hòa bình đối với mọi người, đặc biệt là đối với những người thù địch và không thích chúng ta.

https://www.vaticannews.va