LỜI CHÚA THỨ HAI TUẦN VII THƯỜNG NIÊN

Monday of the Seventh Week in Ordinary Time

A picture containing text, posing

Description automatically generated

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 9:14-29

As Jesus came down from the mountain with Peter, James, John
and approached the other disciples,
they saw a large crowd around them and scribes arguing with them.
Immediately on seeing him,
the whole crowd was utterly amazed.
They ran up to him and greeted him.
He asked them, “What are you arguing about with them?”
Someone from the crowd answered him,
“Teacher, I have brought to you my son possessed by a mute spirit.
Wherever it seizes him, it throws him down;
he foams at the mouth, grinds his teeth, and becomes rigid.
I asked your disciples to drive it out, but they were unable to do so.”
He said to them in reply,
“O faithless generation, how long will I be with you?
How long will I endure you?  Bring him to me.”
They brought the boy to him.
And when he saw him,
the spirit immediately threw the boy into convulsions.
As he fell to the ground, he began to roll around  
and foam at the mouth.
Then he questioned his father,
“How long has this been happening to him?”
He replied, “Since childhood.
It has often thrown him into fire and into water to kill him.
But if you can do anything, have compassion on us and help us.”
Jesus said to him,
“‘If you can!’ Everything is possible to one who has faith.”
Then the boy’s father cried out, “I do believe, help my unbelief!”
Jesus, on seeing a crowd rapidly gathering,
rebuked the unclean spirit and said to it,
“Mute and deaf spirit, I command you:
come out of him and never enter him again!”
Shouting and throwing the boy into convulsions, it came out.
He became like a corpse, which caused many to say, “He is dead!”
But Jesus took him by the hand, raised him, and he stood up.
When he entered the house, his disciples asked him in private,
“Why could we not drive the spirit out?”
He said to them, “This kind can only come out through prayer.”

BÀI ĐỌC

Bài đọc 1 : Gc 3,13-18

Nếu trong lòng anh em có sự ghen tuông, thì anh em đừng tự cao tự đại.

Bài trích thư của thánh Gia-cô-bê tông đồ.

13 Anh em thân mến, trong anh em, ai là người khôn ngoan hiểu biết ? Người ấy hãy dùng lối sống tốt đẹp mà chứng tỏ rằng : những hành động của họ phát xuất từ lòng hiền hậu và đức khôn ngoan. 14 Nhưng nếu trong lòng anh em có sự ghen tương, chua chát và tranh chấp, thì anh em đừng có tự cao tự đại mà nói dối, trái với sự thật. 15 Sự khôn ngoan đó không phải từ trời cao ban xuống, nhưng là sự khôn ngoan của thế gian, của con người tự nhiên, của ma quỷ. 16 Thật vậy, ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa. 17 Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình. 18 Người xây dựng hoà bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, là cuộc đời công chính.

Đáp ca : Tv 18B,8.9.10.15 (Đ. c.9a)

Đ. Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng.

8Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện,
bổ sức cho tâm hồn.
Thánh ý Chúa thật là vững chắc,
cho người dại nên khôn.

Đ. Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng.

9Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng,
làm hoan hỷ cõi lòng.
Mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch,
cho đôi mắt rạng ngời.

Đ. Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng.

10Lòng kính sợ Chúa luôn trong trắng,
tồn tại đến muôn đời.
Quyết định Chúa phù hợp chân lý,
hết thảy đều công minh.

Đ. Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng.

15Lạy Chúa là núi đá cho con trú ẩn,
là Đấng cứu chuộc con, cúi xin Ngài vui nhận
bấy nhiêu lời miệng lưỡi thân thưa,
và bao tiếng lòng con thầm thĩ
mong được thấu đến Ngài.

Đ. Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng.

Tung hô Tin Mừng : x. 2 Tm 1,10

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đấng Cứu Độ chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh. Ha-lê-lui-a.

TIN MNG : Mc 9,14-29

Thưa Thầy, tôi tin, nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

14 Khi ấy, Đức Giê-su và ba môn đệ là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an trở lại với các môn đệ khác, thì thấy một đám người rất đông đang vây quanh các ông, và các kinh sư tranh luận với các ông. 15 Thấy Đức Giê-su, lập tức tất cả đám đông kinh ngạc. Họ chạy lại chào Người. 16 Người hỏi các môn đệ : “Anh em tranh luận gì với họ thế ?” 17 Một người trong đám đông trả lời : “Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy ; cháu bị quỷ câm ám. 18 Bất cứ ở đâu, hễ quỷ nhập vào là vật cháu xuống. Cháu sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ người ra. Tôi đã nói với các môn đệ Thầy để họ trừ tên quỷ đó, nhưng các ông không làm nổi.” 19 Người đáp : “Ôi thế hệ cứng lòng, không chịu tin ! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa ? Đem nó lại đây cho tôi.” 20 Người ta đem nó lại cho Người. Vừa thấy Người quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép. 21 Người hỏi cha nó : “Cháu bị như thế từ bao lâu rồi ?” Ông ấy đáp : “Thưa từ thuở bé. 22 Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi.” 23 Đức Giê-su nói với ông ta : “Sao lại nói : nếu Thầy có thể ? Mọi sự đều có thể đối với người tin.” 24 Lập tức, cha đứa bé kêu lên : “Tôi tin ! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi !” 25 Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giê-su quát mắng tên quỷ : “Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi : ra khỏi đứa bé, và không được nhập vào nó nữa !” 26 Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói : “Nó chết rồi !” 27 Nhưng Đức Giê-su cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên. 28 Khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người : “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy ?” 29 Người đáp : “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi.”

SUY NIỆM

SỨC MẠNH CỦA CẦU NGUYỆN

Hơn hai mươi năm sau khi kết hôn, Mônica là một người vợ, một người mẹ sống trong đau khổ tột cùng vì chồng con. Tuy nhiên, bao nhiêu năm đau khổ cũng là bấy nhiêu năm thánh nữ không ngừng cầu nguyện. Cuối cùng, người chồng lãnh nhận Phép Rửa lúc cuối đời, và người con là Augustinô trở thành vị thánh lừng danh của Giáo Hội. 

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Maccô kể cho chúng ta câu chuyện Đức Giêsu trừ một tên quỷ câm nhờ vào sức mạnh của lời cầu nguyện, trong khi các môn đệ thì không thể. 

Đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh hay đau khổ trên đường đời, chúng ta thường oán trách, kêu rêu, ca thán, mà quên đi tâm tình cầu nguyện. Tin Mừng hôm nay mời gọi mỗi người luôn ý thức tầm quan trọng của niềm tin phó thác và sức mạnh của kiên trì cầu nguyện.  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin trợ giúp lòng tin yếu kém của chúng con và dạy chúng con cầu nguyện mỗi khi gặp thử thách, gian nan. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Toà Thánh: Tương lai sẽ tốt đẹp hơn bằng cách thay đổi lối sống và thế giới làm việc

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế và Môi trường lần thứ 30 của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE), diễn ra trong hai ngày 14 và 15/02, Đức ông Janusz Urbańczyk, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại tổ chức này nói: “Phải tìm ra các giải pháp sáng tạo và đổi mới nhằm cải thiện cuộc sống của mọi người, đặc biệt những người bị gạt ra bên lề xã hội”.

Diễn đàn được tổ chức trong bốn phiên với các nội dung thảo luận gồm: Cách hỗ trợ tăng trưởng qua thúc đẩy đầu từ, phát triển kinh doanh; Thúc đẩy quản trị tốt và chống tham nhũng để tăng cường phục hồi kinh tế; Thúc đẩy thương mại để hỗ trợ tăng trưởng; Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực đối với nền kinh tế.

Trong bài phát biểu ngày 14/02, trước hết, đi từ thực tế đại dịch, Đức ông Janusz Urbańczyk khẳng định rằng đại dịch phơi bày những bất bình đẳng và bất công đe doạ hạnh phúc, an toàn và sự sống con người. Như Đức Thánh Cha đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “Chúng ta sẽ không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này như trước. Chúng ta sẽ ra khỏi nó tốt hơn hoặc tệ hơn, và điều này tuỳ thuộc vào sự dấn thân của chúng ta”, vì thế Toà Thánh tin chắc rằng một tương lai tốt đẹp hơn là điều có thể. Nhưng điều này chỉ có thể nếu chúng ta chọn suy nghĩ lại “cuộc sống và các hành động của chúng ta trong tư cách là người”. Và nếu chúng ta đã sẵn sàng thay đổi lối sống hiện nay của chúng ta, thì một trong những thay đổi này phải liên quan đến thái độ đối với niềm kinh tế. Cụ thể, kinh tế phải phục vụ toàn thể các dân tộc và hành tinh.

Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh nhấn mạnh: “Đại dịch đã làm cho nền kinh tế toàn cầu suy yếu, và điều này càng làm tỏ lộ sự bất bình đẳng trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Chúng ta đã có cơ hội để cải thiện và suy nghĩ lại một số cơ cấu của nền kinh tế. Vì thế chúng ta không được bỏ qua cơ hội, nhưng tốt hơn cố gắng tìm ra các giải pháp sáng tạo và đổi mới nhằm cải thiện cuộc sống của mọi người, đặc biệt những người bị gạt ra bên lề xã hội”.

Trong ngày 15/02, Diễn đàn nói về sự phát triển con người. Đức ông Janusz Urbańczyk nhắc đến sứ điệp Ngày Thế giới Hoà bình của Đức Thánh Cha, mô tả công việc như một phương tiện “để thực hiện phẩm giá con người”. Đại diện Toà Thánh khẳng định rằng công việc là một điều kiện thiết yếu để thiết lập hoà bình an toàn và lâu dài. Thực vậy, chúng ta chỉ có thể đạt được an ninh và ổn định lâu dài chỉ khi mọi thành viên của xã hội trong độ tuổi lao động đều có cơ hội làm việc xứng nhân phẩm, đóng góp cho cuộc sống gia đình và xã hội.

Ở điểm này, theo Đức ông, các chính phủ và xã hội dân sự phải cùng cam kết để người di cư và tị nạn được hoà nhập vào xã hội và kinh tế, đồng thời nhìn nhận tiềm năng của họ để thúc đẩy một sự tăng trưởng bền vững và bao gồm.

Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh kết luận: “Đặt con người vào trung tâm của quá trình kinh tế, thì nhân phẩm và xã hội sẽ phát triển”.

Ngọc Yến – Vatican News