Seventh Sunday in Ordinary Time
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Lk 6:27-38
Jesus said to his disciples:
“To you who hear I say,
love your enemies, do good to those who hate you,
bless those who curse you, pray for those who mistreat you.
To the person who strikes you on one cheek,
offer the other one as well,
and from the person who takes your cloak,
do not withhold even your tunic.
Give to everyone who asks of you,
and from the one who takes what is yours do not demand it back.
Do to others as you would have them do to you.
For if you love those who love you,
what credit is that to you?
Even sinners love those who love them.
And if you do good to those who do good to you,
what credit is that to you?
Even sinners do the same.
If you lend money to those from whom you expect repayment,
what credit is that to you?
Even sinners lend to sinners,
and get back the same amount.
But rather, love your enemies and do good to them,
and lend expecting nothing back;
then your reward will be great
and you will be children of the Most High,
for he himself is kind to the ungrateful and the wicked.
Be merciful, just as your Father is merciful.
“Stop judging and you will not be judged.
Stop condemning and you will not be condemned.
Forgive and you will be forgiven.
Give, and gifts will be given to you;
a good measure, packed together, shaken down, and overflowing,
will be poured into your lap.
For the measure with which you measure
will in return be measured out to you.”
TIN MỪNG : Lc 6,27-38
Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
27 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây : hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, 28 hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. 29 Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. 30 Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. 31 Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. 32 Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. 33 Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. 34 Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa ? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. 35 Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.
36 “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
SUY NIỆM
LÒNG NHÂN TỪ
Vì ganh tỵ, vua Saul tìm mọi cách sát hại Đavít. Trong cuộc truy bắt Đavít ở sa mạc Díp, vua Saul rơi vào cơn ngủ mê và Đavít có cơ hội tra tay lấy mạng vua. Nhưng Đavít đã không làm thế. Ngược lại, Đavít lấy ân nghĩa để đáp lại lòng thù hận của Saul.
Nhân từ là thái độ sống mà Đức Giêsu truyền dạy các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay. Lòng nhân từ này không chỉ dành cho những người thân yêu nhưng còn cho cả kẻ thù. Yêu thương đối với kẻ thù, quảng đại đối với người ghét mình, chúc lành đáp lại lời nguyền rủa và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình. Như vậy, nếu thực hiện lời dạy của Đức Giêsu, thì từ nay không có ai bị loại ra khỏi tình yêu và phúc lành.
Hơn nữa, Đức Giêsu còn mặc khải cho biết Thiên Chúa là Cha hằng đối xử nhân từ với chúng ta, kể cả phường vô ân và quân độc ác. Do đó, càng sống nhân từ với tha nhân chúng ta sẽ càng giống như Cha và nhận được lòng nhân từ của Cha vì “anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy”.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa Giêsu, yêu thương kẻ thù quả là điều khó khăn. Nhưng, với ân sủng của Ngài, chúng con có thể thực hiện lời dạy này nơi cuộc đời chúng con. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỎI VỀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THỨ 16, 2021 – 2023
Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận Long Xuyên
WGPLX – Chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi chủ đề Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục XVI, 2023. Chương trình học hỏi gồm các bài học do Nhóm Hiệp Hành Giáo Phận soạn dựa trên hai tài liệu chính: 1/ Tài liệu chuẩn bị; 2/ Cẩm nang. Đây là hai tài liệu Toà Thánh gởi cho các giáo phận nghiên cứu, học hỏi để góp ý cho THĐGM.
Ước mong những bài học ngắn gọn này sẽ giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu xa của chủ đề THĐGM và góp ý tích cực cho THĐGM.
(Tiếp theo tuần trước)
Bài 5: THÁI ĐỘ THAM GIA TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH
Nhiều lần, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu những thái độ cụ thể sau đây giúp chúng ta tham gia tiến trình hiệp hành một cách hiệu quả:
1. Dành thời gian cần thiết cho việc chia sẻ: Chúng ta được mời gọi can đảm nói sự thật và nói với tinh thần bác ái, xây dựng. Tránh thái độ chỉ trích, gây hiểu lầm chia rẽ. Chia sẻ với ý thức trách nhiệm là chi thể của Nhiệm thể Đức Kitô.
2. Khiêm tốn lắng nghe: Lắng nghe mọi người và mỗi người, không loại trừ ai, với khối óc và con tim rộng mở, không thành kiến. Đón chào những gì người khác nói như thế qua họ Chúa Thánh Thần có thể nói vì lợi ích của mọi người (x. 1 Cor 12,7). Chúng ta là dấu chỉ của Hội thánh khi biết lắng nghe. Lắng nghe cho chúng ta cơ hội mở lòng ra để không bằng lòng với những giải pháp đã có hay những quyết định rập theo công thức.
3. Sẵn sàng hoán cải và thay đổi: Chúng ta được kêu gọi từ bỏ những thái độ tự mãn và an phận. Loại bỏ các thành kiến và khuôn mẫu có sẵn, dẫn đến u mê và chia rẽ. Tránh sự kỳ thị, phân biệt và những chiêu bài ý thức hệ.
4. Đối thoại đưa chúng ta đến đổi mới: Chúng ta phải sẵn sàng thay đổi ý kiến dựa trên những gì chúng ta nghe được từ người khác. Với tinh thần cởi mở, chúng ta có thể học hỏi từ người khác. Nhờ tiếp thu những quan điểm mới mẻ, chúng ta phát triển những cách tiếp cận mới, với tính sáng tạo và ít nhiều táo bạo.
5. Phân định phải dựa trên niềm xác tín rằng Thiên Chúa vẫn đang hoạt động trong thế giới và chúng ta được kêu gọi để lắng nghe điều Thần Khí khơi gợi nơi chúng ta.
6. Nâng cao niềm hy vọng: Thượng hội đồng là thời gian để ước mơ và “dành thời gian sống tương lai”. Chúng ta được kêu gọi trở nên ngọn hải đăng của niềm hy vọng, chứ không phải là người báo trước họa diệt vong.
7. Tránh tinh thần giáo sĩ trị: Luôn ý thức Hội thánh là Thân thể Chúa Kitô, được ban nhiều loại đặc sủng khác nhau, trong đó, mỗi chi thể có một vai trò và ơn gọi duy nhất nhẳm phục vụ cho sự đổi mới và xây dựng toàn thể Hội thánh. Quyền bính chỉ là để phục vụ. Mọi người lắng nghe nhau vì tình yêu, trong tinh thần hiệp thông và sứ vụ chung.
8. Tránh dừng lại ở lý thuyết: Chúng ta phải tránh nguy cơ cho rằng ý tưởng thì quan trọng hơn thực tại đời sống đức tin của những người đang sống niềm tin đó cách cụ thể. Tiến trình hiệp hành không phải là chủ đề suy tư mà một thái độ sống của Giáo Hội, cần phải thực hành và thực tập.
Bài 6: CÁC CẠM BẪY CẦN TRÁNH TRONG TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH
Chúng ta cần nhận ra những cạm bẫy có thể gây cản trở trong suốt thời gian hiệp hành này. Phải tránh những cám dỗ sau đây để tiến trình hiệp hành thêm năng động và tăng hiệu quả.
+ Cám dỗ muốn tự mình dẫn dắt mình thay vì để Thiên Chúa dẫn dắt.
Hiệp hành không phải là một cuộc thao dượt của tập thể mang tính chiến lược, đúng hơn, đây là một tiến trình thiêng liêng do Chúa Thánh Thần dẫn dắt.
+ Cám dỗ tập trung vào mình và những mối quan tâm tức thời của chúng ta.
Tiến trình hiệp hành là cơ hội để mở ra, để nhìn chung quanh, để nhìn thấy từ những góc độ khác, và trong sứ vụ truyền giáo, là để đi ra, đi đến những vùng ngoại biên. Việc này đòi chúng ta phải nghĩ đến những mục tiêu dài hạn, đồng thời nới rộng viễn tượng của chúng ta tới những chiều kích của Giáo hội toàn thể.
+ Cám dỗ chỉ nhìn thấy “những vấn đề”.
Thế giới và Giáo Hội đang đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn và thiếu thốn. Tuy nhiên, nếu chú ý thái quá đến những vấn đề đó, chúng ta sẽ kiệt sức, mất can đảm và bi quan. Chúng ta hãy biết nhận ra đâu là nơi Chúa Thánh Thần đang tác sinh sự sống và cách thức chúng ta có thể để cho Thiên Chúa hoạt động nhiều hơn.
+ Cám dỗ chỉ chú trọng đến cơ cấu.
Dĩ nhiên, tiến trình hiệp hành sẽ thực hiện ở mọi cơ cấu của Giáo hội ở mọi cấp độ, để thúc đẩy sự hiệp thông sâu xa hơn, tham gia trọn vẹn hơn và sứ vụ trổ sinh nhiều hoa trái hơn. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến kinh nghiệm hiệp hành của mọi chi thể trong Thân thể Đức Kitô.
+ Cám dỗ không nhìn quá những ranh giới hữu hình của Giáo hội.
Tiến trình hiệp hành là thời gian để đối thoại với những người thuộc mọi tầng lớp xã hội, thuộc nhiều lãnh vực (khoa học, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v…) để suy tư về nhiều chủ đề, để đào sâu hành trình đại kết với các tông phái Kitô giáo khác và hiểu những truyền thống tôn giáo khác cách sâu sắc hơn.
+ Cám dỗ lơ là các mục tiêu của tiến trình hiệp hành.
Mục đích của tiến trình hiệp hành là phân định cách thức Thiên Chúa kêu gọi chúng ta cùng nhau tiến bước. Không có tiến trình hiệp hành nào giải quyết được mọi ưu tư và vấn đề của chúng ta. Tính hiệp hành là thái độ và cách tiếp cận của việc tiến bước theo cách thức đồng trách nhiệm vốn mở ra đón chào những hoa trái của Thiên Chúa được dần dần tỏ hiện.
+ Cám dỗ xung đột và chia rẽ.
“Để tất cả chúng nên một” (Ga 17,21). Đây là lời Chúa Giêsu thiết tha khẩn cầu Thiên Chúa Cha, để các môn đệ của Ngài được hiệp nhất với nhau. Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta đi sâu hơn vào mối hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau.
+ Cám dỗ coi Thượng hội đồng như một kiểu nghị trường.
Cám dỗ này nhầm lẫn giữa hiệp hành với “cuộc tranh luận chính trị”, bên này phải triệt hạ bên kia để dành quyền quyết định. Việc chống đối người khác hay cổ vũ các cuộc xung đột gây chia rẽ, đe dọa sự hiệp nhất và hiệp thông trong Hội thánh đều là những điều trái ngược với tinh thần hiệp hành.
+ Cám dỗ chỉ lắng nghe những thành phần hoạt động trong Giáo hội.
Làm như thế có thể giúp cho việc điều hành được dễ dàng hơn, nhưng rốt cuộc lại bỏ sót một số lượng dân Chúa đáng kể.