LỜI CHÚA THỨ SÁU TUẦN V THƯỜNG NIÊN

Friday of the Fifth Week in Ordinary Time

Evangelio San Marcos 7, 31-37 - YouTube

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 7:31-37

Jesus left the district of Tyre
and went by way of Sidon to the Sea of Galilee,
into the district of the Decapolis. 
And people brought to him a deaf man who had a speech impediment
and begged him to lay his hand on him.
He took him off by himself away from the crowd. 
He put his finger into the man’s ears
and, spitting, touched his tongue;
then he looked up to heaven and groaned, and said to him,
Ephphatha!” (that is, “Be opened!”)
And immediately the man’s ears were opened,
his speech impediment was removed,
and he spoke plainly. 
He ordered them not to tell anyone. 
But the more he ordered them not to,
the more they proclaimed it. 
They were exceedingly astonished and they said,
“He has done all things well. 
He makes the deaf hear and the mute speak.” 

BÀI ĐỌC

Bài đọc 1 : 1 V 11,29-32 ; 12,19

Ít-ra-en ly khai với nhà Đa-vít.

Bài trích sách các Vua quyển thứ nhất.

11 29 Một hôm, khi Gia-róp-am từ Giê-ru-sa-lem đi ra, thì dọc đường gặp ngôn sứ A-khi-gia, người Si-lô ; ông này khoác một chiếc áo choàng mới. Lúc ấy chỉ có hai ông ở ngoài đồng. 30 Ông A-khi-gia lấy chiếc áo mới mình đang mặc, xé ra làm mười hai mảnh. 31 Rồi ông nói với Gia-róp-am: “Anh cầm lấy mười mảnh, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Ít-ra-en phán như sau : ‘Này Ta sẽ giựt vương quốc khỏi tay Sa-lô-môn để trao cho ngươi mười chi tộc. 32 Nhưng nó vẫn còn được một chi tộc, vì Đa-vít, tôi tớ Ta, và vì Giê-ru-sa-lem thành đô Ta đã chọn trong tất cả chi tộc Ít-ra-en.’”

12 19 Thế là Ít-ra-en ly khai với nhà Đa-vít cho tới ngày nay.

Đáp ca : Tv 80,10-11ab.12-13.14-15 (Đ. x. c.11a và 9a)

Đ. Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi : hãy nghe Ta cảnh cáo.

10Ngươi đừng đem thần lạ về nhà,
thần ngoại bang, chớ hề cúng bái.
11abChính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi,
đã đưa ngươi lên tự miền Ai-cập.

Đ. Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi : hãy nghe Ta cảnh cáo.

12Dân Ta đã chẳng nghe lời,
Ít-ra-en nào đâu có chịu.
13Ta đành mặc họ lòng chai dạ đá,
muốn đi đâu thì cứ việc đi !

Đ. Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi : hãy nghe Ta cảnh cáo.

14Ôi dân Ta mà đã nghe lời,
Ít-ra-en chịu theo đường Ta chỉ,
15thì hết những địch thù của chúng,
những kẻ hà hiếp chúng xưa nay,
Ta tức khắc trở tay quật ngã.

Đ. Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi : hãy nghe Ta cảnh cáo.

Tung hô Tin Mừng : x. Cv 16,14b

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Chúa, xin mở lòng chúng con, để chúng con lắng nghe lời của Con Chúa. Ha-lê-lui-a.

TIN MNG : Mc 7,31-37

Đức Giê-su làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

31 Khi ấy, Đức Giê-su bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. 32 Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. 33 Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. 34 Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói : Ép-pha-tha, nghĩa là : hãy mở ra ! 35 Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. 36 Đức Giê-su cấm họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng cấm, họ càng đồn ra. 37 Họ hết sức kinh ngạc, và nói : “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả : ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”

SUY NIỆM

CHỮA LÀNH

Nghe và nói là hai nhu cầu thiết yếu của con người, là những biểu lộ sống động của sự sống. Đối với những người bị mất đi khả năng nghe và nói, sự liên đới với cộng đồng và xã hội dần dần bị thu hẹp. 

Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi được gặp Đức Giêsu, cuộc đời của anh thanh niên bị điếc và ngọng dường như được bước qua trang mới. Tai được nghe những âm thanh mới lạ, miệng được trình bày lưu loát những điều mình muốn nói. Khuyết tật về thể lý là một điều thật đáng sợ, nhưng điều đáng sợ hơn, chính là sự khuyết tật tinh thần. 

Con người trong thời đại hôm nay đang có khuynh hướng chỉ biết quan tâm đến bản thân mình mà mất đi khả năng nghe; nghe tiếng Chúa, nghe tiếng đồng loại. Lưỡi chúng ta như bị buộc lại không dám nói ra những gì là sự thật, là chân lý. 

Phải chăng chính chúng ta hôm nay đang là những người đang cần được Thiên Chúa dủ lòng thương chữa lành cho đôi tai và miệng lưỡi của mình?  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin mở tai và miệng con để con trở nên khí cụ bình an của Ngài. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐGH Piô 12 đã cứu ít nhất 15 ngàn người Do thái

Thêm một tiếng nói uy tín góp phần phá tan “huyền thoại đen” về Đức Giáo Hoàng Piô 12: Tiến sĩ sử học Michael Feldkamp, Văn khố trưởng của Quốc hội liên bang Đức, xác quyết rằng ĐGH Piô 12 đã cứu thoát ít nhất 15 ngàn người Do thái khỏi cuộc tàn sát của Đức Quốc Xã.

“Huyền thoại đen”

Chung quanh vai trò của ĐGH Piô 12 (1939-1958) đối với cuộc diệt chủng Do thái trong thế chiến thứ 2 đã có rất nhiều tranh luận. Thực vậy, sau thế chiến, chính phủ Israel dưới thời bà thủ tướng Golda Meir, và nhiều tổ chức Do thái quốc tế đã cám ơn Đức Piô 12 vì đã cứu giúp nhiều người Do thái trong thời bách hại của Đức Quốc Xã, và đã không lên tiếng tạo nên sự phẫn nộ của những kẻ bách hại để khỏi gia tăng thêm sự tàn ác của họ chống lại người Do thái. Nhưng từ thập niên 1960 trở đi, nhiều tổ chức Do thái đã lên tiếng cáo buộc ĐGH Piô 12 là đã quá thụ động, im lặng trước những cuộc phát lưu và diệt chủng Do thái trong thời thế chiến thứ hai.

Góp phần vào những tin giả đó, theo nhiều sử gia, có bàn tay của cơ quan mật vụ KGB của Liên Xô. Họ tung ra những lời đồn đại và đi tới cao điểm là vở kịch “Người Đại Diện” (Il Vicario, Der Stellvertreter) do Rolf Hochhuth sáng tác và được trình diễn đầu tiên tại “Nhà hát vô sản” ở Berlin năm 1963, qua đó ông mô tả Đức Piô 12 là người có thái độ “sống chết mặc bay” bài Do thái và thân Đức quốc xã, vì thế đã giữ thái độ im lặng trước cuộc diệt chủng Do thái trong thế chiến thứ 2.

Trong chiều hướng này, về sau có cuốn sách của John Cornwell ký giả kiêm văn sĩ người Anh về Đức Piô 12 mang tựa đề “Hitler’s Pope” mô tả Đức Piô 12 như “vị Giáo Hoàng im lặng”.

Nhiều sử gia bênh vực Đức Piô 12

Nhưng cũng có nhiều sử gia bênh vực Đức Piô 12. Tòa Thánh đã cho công bố một bộ 11 cuốn với tựa đề “Văn kiện và tài liệu của Tòa Thánh” (Actes et Documents du Saint Siège) giúp làm sáng tỏ vấn đề, tuy nhiên nhiều học giả, nhất là từ phía Do thái, vẫn không hài lòng và liên tục yêu cầu Tòa Thánh mở văn khố thời thế chiến thứ 2 cho các học giả nghiên cứu.

Một khúc quanh lớn là trong buổi tiếp kiến sáng ngày 4/3/2019 dành cho 75 người thuộc ban giám đốc, các nhân viên và cộng tác viên Văn khố mật của Vatican, ĐTC Phanxicô đã thông báo quyết định Văn khố Tòa Thánh, triều đại ĐGH Piô 12, từ 1939 đến 1945, sẽ được mở từ ngày 2/3/2020, cho các học giả nghiên cứu. Công trình sắp xếp các tài liệu của Văn khố đã kéo dài trong 13 năm trước đó.

Nhưng mới mở được một thời gian ngắn thì đại dịch Covid-19 lan mạnh, khiến Tòa Thánh phải tạm ngưng việc mở Văn khố và khi đại dịch lắng dịu, Văn khố mới được mở lại, nhưng cho đến nay, những người muốn kiếm được tài liệu bút tích trong Văn khố vẫn chưa tìm được bằng chứng nào.

Nhưng có người am tường các tài liệu trong Văn khố đó là ông Johan Ickx, người Hà Lan, Văn khố trưởng của Bộ ngoại giao Tòa Thánh (Phân bộ II Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh). Ông cho biết có hơn 2 triệu sử liệu, nghĩa là 16 triệu trang giấy, nhiều trang được viết 2 mặt, ở trong văn khố Vatican được mở cho các học giả nghiên cứu. Qua các tài liệu ấy người ta được biết ĐGH Piô 12 đã gửi cho chính phủ Mỹ các phúc trình về những cuộc diệt chủng của Đức quốc xã ít lâu sau Hội Nghị ở Wannsee năm 1942, nhưng chính phủ Mỹ không tin về các cuộc thảm sát ấy và cũng vì thế, dư luận quần chúng không được biết về ĐGH Piô 12 và các hoạt động của ngài. Phía Tòa Thánh vẫn giữ thói quen không công bố các công hàm ngoại giao.

Chính ông Johan Ickx đã viết cuốn sách tựa đề “Le Bureau. Le Juifs de Pie XII” (Văn Phòng. Người Do thái của Đức Piô 12) kết quả nghiên cứu của ông và ấn hành bằng tiếng Pháp, và cuốn tiếng Ý (Il Bureau. I giudei di Pio XII) do nhà xuất bản Rizzoli ấn hành hồi tháng tư năm 2021. Bản dịch tiếng Ý này được Tiến sĩ Feldkamp dịch ra tiếng Đức và sẽ được xuất bản trong vài tuần lễ tới đây.

Tiến sĩ Feldkamp

Từ lâu ông Feldkamp đã nghiên cứu về ĐGH Piô 12 từ khi còn là sinh viên sử học ở Bonn trong thập niêm 1980 và đã xuất bản nhiều ấn phẩm về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thành phố Koeln, cũng như về ngành ngoại giao Tòa Thánh, những bài nhiêu cứu về tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và chế độ Đức quốc xã, và năm 2000, ông xuất bản cuốn ”ĐGH Pio 12 và nước Đức”, trong đó ông trình bày sâu rộng hơn những nghiên cứu về ĐGH trong thời diệt chủng Do thái và cũng để trả lời cho cuốn sách của John Cornwell nói trên về Đức Piô 12.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Patrizia von Berlin của trang mạng Kath.net (kath.net/news/77490), ông Feldkamp đề cao nghiên cứu của ông Johan Ickx về văn khố của Tòa Thánh, một người rành tiếng Latinh, Anh, Pháp, Ý và Đức, và có thể đọc được tiếng Tây ban nha và Bồ đào nha, không kể tiếng mẹ của ông là Hà Lan.

Ông Feldkamp cho biết sở dĩ ông dịch tác phẩm của ông Ickx từ tiếng Ý sang tiếng Đức vì tiếng Ý gần với các tài liệu nguyên thủy hơn. Theo ông, những ai muốn nghiên cứu các sử liệu về Vatican và người Do thái, hoặc Vatican và cuộc diệt chủng Do thái không còn có thể làm ngơ không biết đến những nguồn sử liệu như được ông Johan Ickx trình bày dựa trên 2 triệu tài liệu.

Ông Feldkamp nhận định rằng những người chống đối ĐGH Piô 12 trong bao năm trời vẫn cho rằng vị Giáo Hoàng này vẫn quả quyết mình không biết gì về sự tàn sát hàng triệu người Do thái, để rồi khẳng định Đức Piô 12 là người nói dối. Thực tế không phải như vậy. Với các nguồn tài liệu Văn khố mới được mở ra, người ta thấy ngài viếng rất rõ tình thế và đã âm thầm ra lệnh cho các tu viện và cơ sở khác của Giáo Hội Công Giáo cho người Do thái ẩn náu, tránh thoát khỏi các cuộc lùng bắt của mật vụ Đức Quốc xã. Trong các hoạt động đó, đoàn vệ binh của ĐGH, hồi đó gọi là đoàn vệ binh Palatine, giữ một vai trò quan trọng, và nhiều người có nguy cơ mất mạng. Ông Feldkamp cho biết một điều đáng ngạc nhiên nữa, đó là cả đại sứ Đức Erich von Weizsaecker cũng tham gia nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Pio 12, và nhờ đó hàng ngàn người bị bách hại được cứu thoát trong thời Quân Đức chiếm đóng Roma.

Trong cuộc phỏng vấn, Ông Feldkamp cũng phê bình rằng văn sĩ ký giả người Anh John Cornwell, tác giả cuốn “Hitler’s Pope” (Vị Giáo Hoàng của Hitler), không ngại dịch sai những trích dẫn tiếng Ý của ĐGH Piô 12. Ông ta cũng không phải là người nghiên cứu về vị Giáo Hoàng này.

Nhiều tiếng nói khác

Về phần Đức Cha Sergio Pagano, Giám đốc Văn khố mật của Vatican, trong một bài dài đăng trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, số ra chiều ngày 4/3/2019 đã khẳng định rằng: “Cho đến nay ‘hình ảnh cao cả của ĐGH Piô 12 đã bị người ta phán đoán một cách quá hời hợt và phê bình vì một vài khía cạnh trong triều đại Giáo Hoàng của Người. Từ nay, nhờ việc mở văn khố, như ĐGH Phanxicô tin tưởng mong muốn, các sử gia có thể nghiên cứu không thành kiến, nhờ những văn kiện mới, và như thế có thể phân tích triều giáo hoàng Pio 12 với tất cả tầm mức và sự phong phú”.

Tổ chức “Lát đường”

Trong số những người bênh vực ĐGH Piô 12 người ta cũng phải kể đến ông bà Gary và Meredith Krupp, người Do thái, quốc tịch Mỹ gốc Ba Lan. Ông Gary đã từng oán ghét ĐGH Piô 12 khi còn là sinh viên, nhưng từ năm 2006 ông đã tỉnh ngộ và cùng với vợ thành lập tổ chức “Pave the Way” (Lát đường), tận tụy hoạt động không ngừng để làm sáng tỏ sự thật về hoạt động của Tòa Thánh trong thời thế chiến thứ II. Ông chống lại những tin giả cáo buộc ĐGH Piô 12 và ông đã chứng minh ngài là vị đại anh hùng, ân nhân đã cứu thoát gần 1 triệu người Do thái.

Về tổ chức Pave the Way, ông Gary Krupp cho biết: “Từ năm 2006, với sự cộng tác của các học giả quốc tế, đối tác với chúng tôi, chúng tôi đã khám phá và đưa lên mạng hơn 76 ngàn trang tài liệu từ nguồn chính, cùng với các cuộc phỏng vấn chứng nhân tận mắt, và cũng nhờ sự cộng tác với Vaitcan. ĐHY Bertone, nguyên Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã đích thân trao cho tôi một bộ các tài liệu và văn kiện của Tòa Thánh trong thời thế chiến thứ 2 để chúng tôi có thể biến thành 5 ngàn trang ở dạng kỹ thuật số và để các học giả quốc tế có thể nghiên cứu, trên trang mạng của Vatican, cũng như của Phái Bộ Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc và trang mạng về tài liệu liên quan Đức Piô 12 của Tổ chức “Lát Đường”.

Lm. Giuse Trần Đức Anh, O.P