LỜI CHÚA CHÚA NHẬT TUẦN IV THƯỜNG NIÊN

Fourth Sunday in Ordinary Time

Luke 4: 21-30 | Como Lake United Church

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 4:21-30

Jesus began speaking in the synagogue, saying:
“Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing.”
And all spoke highly of him
and were amazed at the gracious words that came from his mouth. 
They also asked, “Isn’t this the son of Joseph?”
He said to them, “Surely you will quote me this proverb,
‘Physician, cure yourself,’ and say,
‘Do here in your native place
the things that we heard were done in Capernaum.’”
And he said, “Amen, I say to you,
no prophet is accepted in his own native place.
Indeed, I tell you,
there were many widows in Israel in the days of Elijah
when the sky was closed for three and a half years
and a severe famine spread over the entire land.
It was to none of these that Elijah was sent,
but only to a widow in Zarephath in the land of Sidon.
Again, there were many lepers in Israel
during the time of Elisha the prophet;
yet not one of them was cleansed, but only Naaman the Syrian.”
When the people in the synagogue heard this,
they were all filled with fury.
They rose up, drove him out of the town,
and led him to the brow of the hill
on which their town had been built,
to hurl him down headlong.
But Jesus passed through the midst of them and went away.

TIN MNG : Lc 4,21-30

Như các ngôn sứ Ê-li-a và Ê-li-sa, Đức Giê-su không phải chỉ được sai đến với dân Do-thái mà thôi.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

21 Khi ấy, tại hội đường Na-da-rét, sau khi đọc sách ngôn sứ I-sai-a, Đức Giê-su bắt đầu nói : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe.” 22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời ân sủng từ miệng Người nói ra.

Họ bảo nhau : “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao ?” 23 Người nói với họ : “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ : Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình ! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào !” 24 Người nói tiếp : “Tôi bảo thật các ông : không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.

25 “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay : vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en ; 26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. 27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.”

28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. 29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi-. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. 30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

SUY NIỆM

ĐÓN NHẬN

Một nhà điêu khắc tạc một bức tượng con ngựa cho nhà vua. Nhà vua tấm tắc khen nhưng các quan đại thần thay nhau chê đủ điều. Nhà điêu khắc không nói gì chỉ xin phép nhà vua đem về sửa lại. Sau sáu tháng, các quan đại thần đều tấm tắc khen con ngựa này rất đẹp. Nhà vua hỏi nhà điêu khắc: “Có vài chi tiết nhỏ mà sao nhà ngươi phải làm việc lâu như vậy?” Nhà điêu khắc thưa “Tâu bệ hạ, thật tình hạ thần không làm gì cả mà chỉ đập vào lòng đố kỵ của thiên hạ.” 

Người Nadarét muốn Đức Giêsu phải ưu tiên làm phép lạ cho chính quê hương. Đây là một ngộ nhận ích kỷ tai hại về Người. Đức Giêsu được sai đến để loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Người cứu chúng ta không phải bằng phép lạ mà bằng cách hy sinh mạng sống làm giá chuộc muôn người. Đức Giêsu cho thấy Thiên Chúa tự do trong hành động ban phát ân sủng cho bất cứ ai, chứ không bị bất cứ ép buộc nào. 

Vì thế, người Kitô hữu cũng đừng để mình rơi vào những ngộ nhận như vậy. Chúng ta đừng bắt Thiên Chúa ban ơn vì mình là người có đạo, tu sĩ hay linh mục. Thế nhưng, chúng ta được mời gọi một lòng phó thác cậy trông nơi Thiên Chúa. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin ban mỗi người chúng con biết khiêm tốn để nhận ra lòng quảng đại của Chúa dành cho chúng con. Xin cho chúng con đừng bao giờ nghi ngờ sự quảng đại của Chúa. Amen.  

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

LỜI KHUYÊN CỦA THÁNH PHANXICÔ SALÊSIÔ 
ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ DANH TIẾNG CỦA BẠN

Khiêm tốn không có nghĩa là chúng ta không được bảo vệ danh tiếng của mình.

Quan điểm thì không phải là thực tế, nhưng điều đó không có nghĩa là quan điểm thì không quan trọng. Từ đó, tôi muốn nói rằng danh tiếng thì quan trọng.

Tôi băn khoăn với câu hỏi này: Là một linh mục, tôi nên quan tâm đến danh tiếng cá nhân của mình như thế nào?

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng mọi linh mục độc thân đều phải chịu những lời gièm pha. Không có gì tránh được chuyện này. Ví dụ, nếu bạn tìm tòi trên mạng các đánh giá về giáo xứ của tôi, thì bạn sẽ thấy phần lớn trong số những đánh giá đó là xác đáng, lịch sự và tích cực. Tuy nhiên, một số ít lại công kích vào cá nhân vị linh mục, đề cập đến việc tôi vốn tệ hại đến mức nào. Thật vậy, mọi giáo xứ khác đều có những đánh giá tương tự, chủ yếu là dành sự quan tâm, nhưng luôn luôn ở đâu đó vẫn có một vài sự công kích đường đột nhắm vào danh tiếng của vị mục tử. Những ý kiến ​​này có thể dựa trên sự thật hoặc là không.

Tất nhiên điều này làm tôi phải lo ngại. Mặt khác, đó không phải là vấn đề lớn, không thể tránh được, và cuối cùng, những người thực sự biết tôi vốn không để tâm đến những điều như vậy. Vì vậy, theo nghĩa đó, những cuộc công kích như thế không đặc biệt quan trọng. Hầu hết mọi người đều rộng lượng và dễ tha thứ, vì họ biết rằng không ai là hoàn hảo, và giáo xứ của chúng tôi cũng không gặp phải trở ngại dưới bất kỳ hình thức nào – số người tham dự Thánh lễ vẫn đang ngày càng tăng thêm, chúng tôi có rất nhiều gia đình hạnh phúc và mọi người đến nhà thờ mỗi ngày để cầu nguyện.

Mặt khác, tôi lo lắng về thực tế rằng, nếu một người vì những tiêu cực đó mà không muốn đến nhà thờ, thì đó lại là một vấn đề. Hoặc nếu có ai đó hiểu sai  tưởng chung về những người đã dâng trọn cuộc đời mình cho thiên chức linh mục và điều đó làm họ lạc mất đức tin, hoặc khiến những người trẻ do dự trong việc khám phá ơn gọi, thì đó cũng là lại một vấn đề.

Làm thế nào để có thể bảo vệ danh tiếng và đồng thời vẫn sống khiêm nhường? Một người thực sự khiêm nhường có đơn giản là để mặc cho mọi sự qua đi hay không? Có kiêu ngạo hay không khi lên tiếng bảo vệ chính mình?

Các linh mục chắc chắn không phải là những người duy nhất đối mặt với vấn đề này. Vấn đề này xuất hiện trong tất cả các kiểu bối cảnh khác nhau, như trong mối quan hệ giữa các cá nhân và với đồng nghiệp tại nơi làm việc. Tất cả chúng ta đều có danh tiếng để bảo vệ và đôi khi, chẳng hạn như tại nơi làm việc, điều tối quan trọng là phải làm như vậy.

Trên thực tế, đây là một mối bận tâm phổ biến đến nỗi trong cuốn sách Dẫn vào Đời sống Đạo đức, Thánh Phanxicô Salêsiô đã dành hẳn một chương cho vấn đề này với tựa đề, Làm thế nào để kết hợp mối bận tâm đúng mực để có được Danh tiếng tốt với Khiêm nhường.” Thánh nhân đưa ra một số bình phẩm mà tôi thấy hữu ích…

Đầu tiên, ngài chỉ ra rằng, mặc dù sự khiêm nhường cho thấy rằng chúng ta đừng cố công tìm kiếm lời khen ngợi và tôn vinh, nhưng điều đó không cấm chúng ta gìn giữ danh tiếng.

Hãy nghĩ xem, một danh tiếng tốt không phải là lời ca ngợi về một tài năng đặc biệt, mà điều đó hàm ý rằng bạn được công nhận là có nhân cách chính trực. Đây là kiểu người mà chúng ta ngưỡng mộ, kiểu người mà tất cả chúng ta đều muốn trở thành – trung thực, vững vàng, chu đáo và có nhân cách tốt.

Thánh Phanxicô nói rằng việc không quan tâm đến danh tiếng thực sự là một thiếu sót:

Sự khiêm tốn có thể khiến chúng ta thờ ơ với cả danh tiếng tốt… nhưng khi nhận thấy rằng đó là nền tảng của xã hội, và nếu không có nó, chúng ta không chỉ vô dụng mà còn có hại cho thế giới, vì tai tiếng do khiếm khuyết đó gây ra, thì do đó, đức ái đòi buộc, và sự khiêm nhường cho phép, chúng ta phải ước muốn và duy trì danh tiếng tốt một cách cẩn thận.

Nói cách khác, hãy quan tâm đến việc duy trì danh tiếng tốt vì làm như vậy sẽ có lợi cho thanh danh của Giáo Hội, của chủ lao động, của gia đình hoặc bạn bè của bạn. Chẳng hạn, nếu mọi người vu khống thanh danh của một linh mục, họ cũng đang làm tổn hại đến Giáo Hội.

Thứ hai, Thánh Phanxicô chỉ ra lợi ích riêng của có được danh tiếng tốt – một điều đáng được kỳ vọng.

Việc có được danh tiếng hình thành nên một ước muốn để thực sự xứng đáng với danh tiếng đó. Danh tiếng của bạn càng tốt, bạn càng tận tâm hơn về việc sống liêm chính.

Thánh Phanxicô cũng hữu ích lưu ý rằng việc bảo vệ danh tiếng không có nghĩa là tranh cãi với mọi người hoặc tỏ ra quá nhạy cảm.

Ngài viết:

Những người quá khó tính về danh tiếng của mình có xu hướng đánh mất nó hoàn toàn, vì họ trở nên ảo tưởng, khó chịu và bất đồng, dẫn đến những xét đoán gắt gỏng.

Bạn không cần phải thách thức những kẻ hay nói hành nói xấu đấu một trận tay đôi bằng súng lục vào lúc bình minh. Thánh Phanxicô nói, cách tốt nhất để giữ gìn danh tiếng là bỏ qua những lời đàm tiếu và để cho nhân cách tốt của bạn cất lời. Sau đó, nếu buộc phải làm, thì bạn hãy lên tiếng.

Cuối cùng, Thánh Phanxicô chỉ ra một tình huống cụ thể mà qua đó chúng ta chẳng nên lo lắng về điều gì cả…

Nếu bạn bị nói hành nói xấu vì những thói quen đạo đức, vì lòng đạo sốt sắng, hay vì bất cứ điều gì hướng đến việc đạt được sự sống đời đời, thì hãy để mặc những lời vu khống đó, giống như chó sủa mặt trăng vậy!

Khi chúng ta bị khinh thường vì đã sống cách nhân đức, thì chúng ta không cần quan tâm đến việc những người đó có tiếp tục làm vậy nữa hay không. Họ làm như vậy vì sự xấu hổ của chính họ. Thiên Chúa có thể bảo vệ danh tiếng của chính Người – và của bạn.

Điều tôi nhận ra trong nhiều năm qua là không phải ai cũng yêu thích tôi và điều đó chẳng sao cả. Trách nhiệm của tôi là trở thành mẫu người có thể dễ dàng yêu thích người khác hơn. Còn sau đó thì tuỳ thuộc vào Thiên Chúa. Nếu danh tiếng của tôi bị thiệt hại theo một cách nào đó làm hư tổn đến sứ vụ linh mục của tôi, thì tôi có thể tích cực hơn trong việc bảo vệ nó, nhưng ngoài điều đó, như Thánh Phanxicô đã chỉ ra, thời gian của chúng ta tốt hơn là dành cho việc sống hạnh phúc và đạo đức. Danh tiếng là chắc chắn sẽ theo sau.

Tác giả: Cha Michael Rennier – Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên chuyển ngữ từ Aleteia (23/01/2022)