Third Sunday in Ordinary Time
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Lk 1:1-4 ; 4:14-21
Since many have undertaken to compile a narrative of the events
that have been fulfilled among us,
just as those who were eyewitnesses from the beginning
and ministers of the word have handed them down to us,
I too have decided,
after investigating everything accurately anew,
to write it down in an orderly sequence for you,
most excellent Theophilus,
so that you may realize the certainty of the teachings
you have received.
Jesus returned to Galilee in the power of the Spirit,
and news of him spread throughout the whole region.
He taught in their synagogues and was praised by all.
He came to Nazareth, where he had grown up,
and went according to his custom
into the synagogue on the sabbath day.
He stood up to read and was handed a scroll of the prophet Isaiah.
He unrolled the scroll and found the passage where it was written:
The Spirit of the Lord is upon me,
because he has anointed me
to bring glad tidings to the poor.
He has sent me to proclaim liberty to captives
and recovery of sight to the blind,
to let the oppressed go free,
and to proclaim a year acceptable to the Lord.
Rolling up the scroll, he handed it back to the attendant and sat down,
and the eyes of all in the synagogue looked intently at him.
He said to them,
“Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing.”
TIN MỪNG : Lc 1,1-4 ; 4,14-21
Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.
✠Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
1 1 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. 2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. 3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, 4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.
4 14 Khi ấy, được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. 15 Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh.
16 Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người đã được dưỡng dục. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng : 18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19 công bố một năm hồng ân của Chúa.
20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 21 Người bắt đầu nói với họ : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
SUY NIỆM
HÔM NAY
Trong tông huấn Đức Kitô Đang Sống – Christus vivit, Đức giáo hoàng Phanxicô đưa ra một nhận định về giới trẻ: “Giới trẻ là hiện tại chứ không chỉ là tương lai của Giáo Hội.” Đó là chiều kích “hôm nay” của toàn bộ đời sống Kitô hữu hòa mình trong đời sống Giáo Hội.
Qua bài Tin Mừng, Đức Giêsu mời gọi chúng ta sống cái hôm nay nơi ơn gọi, sứ vụ và nguồn gốc thần linh của Người. Đức Giêsu Kitô là Đấng Mêsia của Thiên Chúa, Đấng được Thiên Chúa xức dầu thánh hiến để trở nên trung gian hữu hình và đắc lực hầu tỏ lộ tình yêu thương và lòng nhân hậu của Thiên Chúa dành cho muôn người, đặc biệt là những người nghèo hèn, đau bệnh, bị áp bức. Chính vì được Thần Khí hiện diện và thúc đẩy mà Đức Giêsu đã tỏ lộ cái “hôm nay”, cái hiện tại trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa.
Cái “hôm nay” luôn là một lời mời gọi cấp bách và thiết thực để người Kitô hữu sống cái hiện tại của Thiên Chúa. Cũng như Đức Giêsu, ơn gọi và sứ vụ của Kitô hữu đã được Thiên Chúa đặt để tự ngàn đời và hướng về tương lai Nước Trời, từ đó, mỗi người chúng ta sống chiều kích hiện tại nơi ơn gọi và sứ vụ ấy trong đời sống của Hội Thánh.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống hết mình cho ơn gọi và sứ vụ Kitô hữu của mình. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
15 NHÀ KHOA HỌC CÔNG GIÁO
CÓ NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐÁNG KINH NGẠC CHO THẾ GIỚI
WGPNT (16.01.2022) – Khoa học và đức tin có thể xung khắc không? Thông thường, có nhiều người cho rằng hai lãnh vực này mâu thuẫn với nhau. 15 nhân vật dưới đây đã chứng minh người Công giáo có thể là nhà khoa học vĩ đại. Họ không chỉ bảo vệ giáo huấn của Giáo hội, nhưng còn có những đóng góp phi thường cho thế giới.
1. Roger Bacon (1220–1292)
Là một tu sĩ triết gia người Anh thuộc Dòng Phanxicô, ông rất chú tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên thông qua chủ nghĩa duy nghiệm. Trong thời cận đại, Bacon được xem như “pháp sư” dùng khoa học để giải thích các hiện tượng kỳ bí và đặc biệt nổi tiếng với truyền thuyết ông làm ra chiếc đầu cơ khí bằng đồng rất “kỳ diệu” có thể trả lời mọi câu hỏi.
2. Henri Becquerel (1852–1908)
Ông được trao giải Nobel vật lý năm 1903 cùng với ông bà Marie and Pierre Curie trong công trình khám phá ra hiện tượng phóng xạ.
3. Roger Boscovich (1711–1787)
Là nhà vật lý, thiên văn, toán học, thi sĩ, nhà ngoại giao, triết-thần học gia và là linh mục Dòng Tên đã có nhiều đóng góp cho thiên văn học.
4. Nicholas Copernicus (1473–1543)
“Nicolaus Copernicus [tiếng Việt thường gọi là Copernic] đã xác định chính xác Trái đất là một trong những hành tinh xoay quanh Mặt trời. Chỉ có Mặt trăng xoay quanh Trái đất. Copernicus cũng diễn tả thứ tự chính xác của các hành tinh”.
5. René Descartes (1596–1650)
Cogito ergo sum (Tôi suy tư nên tôi hiện hữu). Ông là triết gia, nhà toán học và nhà khoa học, được coi là cha đẻ của triết học Tây phương hiện đại, phần lớn triết học Tây phương sau này đều là lời đáp trả đối với các tác phẩm của ông.
6. Thánh Hildegard of Bingen (1098–1179)
“Mặc dù công trình khoa học của bà không được thừa nhận đúng mức trong thế giới hiện đại, Hildegard von Bingen vẫn là ánh sáng dẫn đầu trong giáo dục thời Trung cổ. Nữ tu viện trưởng đa tài này là nhà vật lý, nhà tự nhiên học, nhà soạn nhạc, nhà ngôn ngữ học, triết gia, thi–văn sĩ. Bà cũng là một nhà thần bí trong truyền thống Trung cổ”.
7. Tiến sĩ Thomas Hilgers (1943 – )
Ông là nhà sáng lập và là Giám đốc của Viện Nghiên cứu Giáo hoàng Phaolô VI về Sinh sản Con người được thành lập năm 1985.
8. Nữ tu Mary Kenneth Keller (1913–1985)
Bà là một nữ tu, nhà giáo dục và là người tiên phong trong khoa học máy tính. Nữ tu này cũng là phụ nữ đầu tiên có bằng tiến sĩ về khoa học máy tính ở Mỹ và giúp phát triển ngôn ngữ lập trình BASIC.
9. Georges Lemaître (1894–1966)
Georges Lemaître là linh mục Công giáo người Bỉ, ngài là nhà thiên văn học và là giáo sư vật lý tại Đại học Công giáo Leuven. Ngài được biết đến như là cha đẻ của thuyết Big Bang.
10. Thánh Albertô Cả (1193–1280)
Ngài được biết đến là người khám phá ra nguyên tố Asen, hơn nữa là Thánh tiến sĩ Hội thánh.
11. Gregor Mendel (1822–1884)
“Gregor Mendel được biết đến như là ‘cha đẻ của thuyết di truyền hiện đại’, sinh năm 1822 tại Áo. Là một tu sĩ, Mendel khám phá ra nguyên lý căn bản của sự di truyền qua các thí nghiệm trong khu vườn của tu viện”.
12. Thánh Giuseppe Moscati (1880–1927)
“Xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Naples, nước Ý, Giuseppe Moscati dấn thân vào công việc y tế để phục vụ người nghèo. Ông cũng là giáo sư trường y và là người tiên phong trong ngành hóa sinh, mà các nghiên cứu của ông đã đưa đến việc khám phá ra chất Insulin như là phương thuốc chữa bệnh tiểu đường”.
13. Blaise Pascal (1623–1662)
Là nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, nhà văn và nhà thần học Công giáo người Pháp. Ông nổi tiếng vì phát minh ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên, đóng góp vào tam giác Pascal và lý thuyết xác suất.
15. Louis Pasteur (1822–1895)
“Louis Pasteur có ảnh hưởng trên y học. Phương pháp đun sôi chất lỏng để tiêu diệt vi trùng vẫn được sử dụng ngày nay; hầu hết các sản phẩm từ sữa đều được tiệt trùng [động từ pasteurise có nghĩa là tiệt trùng xuất phát từ tên Pasteur của ông]. . . . Sử dụng phương pháp này, ông có thể chứng minh mỗi căn bệnh đều do những loại vi trùng khác nhau gây ra. Ông tìm ra vi trùng gây bệnh lao năm 1882 và bệnh dịch tả năm 1883”.
14. Nicolas Steno (1638–1686)
Nhà tự nhiên học người Đan Mạch Nicolas Steno đã đưa ra Nguyên tắc chồng chất trong địa lý và định luật Hằng số góc giữa các mặt [cũng gọi là định luật 1 trong tinh thể học]. “Bằng lý luận này, Steno có thể cho thấy hóa thạch và các tinh thể ắt hẳn phải đông đặc lại trước khi nền đá mẹ chứa chúng được hình thành. . . . Đây là đóng góp nổi tiếng nhất của Steno cho địa chất học”. Nicolas Steno cũng là một giám mục Công giáo.
Becky Roach – Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ catholic-link.org –
Nguồn : giaophannhatrang.org