LỜI CHÚA THỨ NĂM TUẦN I THƯỜNG NIÊN

Thursday of the First Week in Ordinary Time

My Reflections...: Reflection for Thursday, January 17; First Week in  Ordinary Time; Mark 1:40-45

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 1:40-45

A leper came to him and kneeling down begged him and said,
“If you wish, you can make me clean.”
Moved with pity, he stretched out his hand,
touched the leper, and said to him, 
“I do will it. Be made clean.”
The leprosy left him immediately, and he was made clean.
Then, warning him sternly, he dismissed him at once.
Then he said to him, “See that you tell no one anything,
but go, show yourself to the priest
and offer for your cleansing what Moses prescribed;
that will be proof for them.”
The man went away and began to publicize the whole matter.
He spread the report abroad
so that it was impossible for Jesus to enter a town openly.
He remained outside in deserted places,
and people kept coming to him from everywhere.

BÀI ĐỌC

Bài đọc 1 : 1 Sm 4,1-11

Ít-ra-en bị đánh bại và Hòm Bia Thiên Chúa bị chiếm đoạt.

Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ nhất.

1 Hồi đó, Ít-ra-en ra giao chiến với người Phi-li-tinh. Họ đóng trại ở gần E-ven Ha E-de, còn người Phi-li-tinh thì đóng trại ở A-phếch. 2 Người Phi-li-tinh dàn quân đối diện với quân Ít-ra-en, cuộc chiến trở nên ác liệt và Ít-ra-en bị người Phi-li-tinh đánh bại : tại mặt trận, ở ngoài đồng, chúng đã giết chừng bốn ngàn người. 3 Khi dân trở về trại, các kỳ mục Ít-ra-en nói : “Sao hôm nay Đức Chúa để chúng ta bị người Phi-li-tinh đánh bại ? Chúng ta hãy đi Si-lô lấy Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa về : Hòm Bia sẽ đến giữa chúng ta và sẽ cứu chúng ta khỏi bàn tay quân thù.” 4 Dân sai người đi Si-lô ; từ đó họ mang Hòm Bia về, Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa các đạo binh, Đấng ngự trên các thần hộ giá ; ở đó, bên cạnh Hòm Bia Giao Ước của Thiên Chúa, có hai con ông Ê-li là Khóp-ni và Pin-khát. 5 Khi Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa xuống trại, toàn thể Ít-ra-en hò reo vang dội khiến đất rung chuyển. 6 Người Phi-li-tinh nghe thấy tiếng hò reo thì hỏi nhau : “Tiếng hò reo vang dội ấy trong trại bọn Híp-ri là gì vậy ?” Chúng biết là Hòm Bia Đức Chúa đã đến trại. 7 Người Phi-li-tinh sợ hãi, vì chúng nói : “Một vị thần đã đến trại !” Chúng bảo nhau : “Khốn thân ta, vì trước đây không có như vậy ! 8 Khốn thân ta ! Ai sẽ giải thoát ta khỏi tay những thần hùng mạnh ấy ? Đó là những thần đã dùng mọi thứ đòn mà đánh phạt người Ai-cập trong sa mạc. 9 Hỡi người Phi-li-tinh, can đảm lên, hãy tỏ ra là nam nhi, kẻo phải làm nô lệ cho bọn Híp-ri như chúng đã làm nô lệ cho anh em. Hãy tỏ ra là nam nhi và chiến đấu !” 10 Người Phi-li-tinh giao chiến. Ít-ra-en bị đánh bại và ai nấy chạy trốn về lều của mình. Đó là một đòn rất đau : về phía Ít-ra-en có ba mươi ngàn bộ binh tử trận. 11 Hòm Bia Thiên Chúa bị chiếm đoạt, và hai con ông Ê-li là Khóp-ni và Pin-khát bị giết.

Đáp ca : Tv 43,10-11.14-15.24-25 (Đ. x. c.27)

Đ. Lạy Chúa, xin thương tình cứu chuộc chúng con.

10Thế mà Ngài bỏ rơi, hạ nhục chúng con,
với quân đội nhà, Ngài chẳng còn xuất trận,
11làm chúng con thua giặc chạy dài,
kẻ ghét chúng con cứ mặc tình cướp phá.

Đ. Lạy Chúa, xin thương tình cứu chuộc chúng con.

14Ngài để cho láng giềng thoá mạ,
kẻ chung quanh phỉ báng chê bai.
15Ngài làm cho chúng con nên trò cười cho dân ngoại,
chúng lắc đầu, tỏ vẻ khinh khi.

Đ. Lạy Chúa, xin thương tình cứu chuộc chúng con.

24Lạy Chúa, xin tỉnh giấc ! Ngài cứ ngủ được sao ?
Xin trỗi dậy đi nào, đừng đuổi xua mãi mãi !
25Sao Ngài còn ẩn mặt,
quên rằng chúng con bị khổ cực đoạ đày ?

Đ. Lạy Chúa, xin thương tình cứu chuộc chúng con.

Tung hô Tin Mừng : x. Mt 4,23

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đức Giê-su rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Ha-lê-lui-a.

TIN MNG : Mc 1,40-45

Chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

40 Khi ấy, có người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giê-su, anh ta quỳ xuống van xin rằng : “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” 41 Đức Giê-su chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo : “Tôi muốn, anh hãy được sạch !” 42 Lập tức, bệnh phong biến khỏi anh, và anh được sạch. 43 Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, 44 và bảo anh : “Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế ; và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.” 45 Nhưng vừa đi khỏi, anh đã bắt đầu rao truyền và loan tin ấy khắp nơi, đến nỗi Đức Giê-su không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.

SUY NIỆM

NIỀM VUI LỚN LAO

Người ta thường nói có hai điều con người không thể che giấu: một là khi say; hai là khi đang yêu một ai đó. Bởi lẽ, niềm vui mà tình yêu ấy mang lại không dễ để có thể che giấu được. 

Người bệnh phong trong Tin Mừng hôm nay cũng tương tự như thế. Niềm vui được chữa lành khiến anh không thể cưỡng lại mà quên lãng lời căn dặn của Đức Giêsu. Anh lớn tiếng tung hô để mọi người cùng chia sẻ niềm vui với anh và ca ngợi quyền năng của Thiên Chúa. 

Thánh Hillariô mà chúng ta mừng kính hôm nay cũng đã dành cả đời mình để ca ngợi Thiên Chúa, bằng cách một mực trung thành bảo vệ thiên tính của Đức Giêsu, là cội nguồn cho niềm an vui của ngài.   

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con noi gương thánh Hilarriô biết nhận ra Chúa Giêsu là niềm vui của đời mình và hết lòng rao truyền Niềm Vui ấy tới mọi người. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Sơ Barbaba di Gesù, một cuộc đời dấn thân cho các Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo

Hôm Chúa nhật 02/12/2021, tại một đền thờ Hồi giáo ở phố Hermel của Libăng, các tín đồ Hồi giáo đã tổ chức một buổi cầu nguyện cho linh hồn một nữ tu vừa mới qua đời trước lễ Giáng Sinh, đó là sơ Barbaba di Gesù, hưởng thọ 90 tuổi.

Có lẽ nhiều người ngạc nhiên và có người đặt câu hỏi tại sao lại có buổi cầu nguyện này. Nhưng nếu biết về cuộc đời và sự dấn thân phục vụ của sơ Barbaba dành cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, thì họ sẽ có câu trả lời.

Thực vậy, cuộc đời của sơ Barbaba là một cuộc đời dài nhưng luôn gieo điều tốt lành ở bất cứ nơi nào sơ hiện diện. Vì thế, khi hay tin sơ qua đời, những người Hồi giáo Shiite ở thánh phố Hermel của Libăng, trong thung lũng Beqa’a đã quyết định tổ chức buổi cầu nguyện cho sơ, với ước mong theo niềm tin của họ, linh hồn sơ được hưởng nhan Đấng Tối Cao, Đấng mà khi còn tại thế sơ luôn tôn thờ và trung thành với giáo huấn của Người trong các hoạt động phục vụ dấn thân mọi người ở những nơi sơ được sai đến.

Những người Hồi giáo đã mời tất cả mọi người đến tham dự buổi cầu nguyện cho sơ Barbaba tại đền thờ Hồi giáo ở Harah, vào Chúa nhật 02/01/2022. Trong thư mời tham dự buổi cầu nguyện, các tín đồ Hồi giáo bày tỏ lòng biết ơn vì tình thương mà sơ Barbaba đã gieo ở những nơi sơ hiện diện. Ở địa điểm cử hành lễ cầu nguyện cho sơ, người ta thấy có treo một biểu ngữ với hàng chữ “Tất cả người dân Hemel thương nhớ sơ như một mẫu gương của sự tận tâm, bác ái và thuần khiết”. Những người tổ chức cho biết họ làm như vậy để bày tỏ lòng biết ơn đối với sơ Barbaba, và phó thác linh hồn sơ cho lòng thương xót bao la của Thiên Chúa.

Tại tang lễ, các chị em cùng dòng với sơ đã nhận được rất nhiều lời chia buồn của chính quyền địa phương. Ông thị trưởng đã bày tỏ lòng biết ơn vì sự hiện diện của sơ trong khu vực, ông nhắc lại rằng các hoạt động âm thầm của sơ đã đồng hành trong suốt cuộc đời ông từ khi ông còn nhỏ.

Mọi người nhận xét, việc những người Hồi giáo cử hành buổi cầu nguyện cho sơ Barbaba, cho thấy hoa trái của các hoạt động tông đồ âm thầm của các nữ tu dành cho các dân tộc ở khu vực Trung Đông.

Sơ Barbaba, người gốc Ai Cập đã dâng hiến trọn cuộc đời theo Chúa Giêsu. Sơ phục vụ, làm những điều tốt lành cho các anh chị em Kitô và Hồi giáo, trong một vùng đất bị thương, và bị xé nát vì những cuộc xung đột huynh đệ tương tàn.

Về phần các Kitô hữu, trong một thư ngỏ bày tỏ sự thương tiếc vì sự qua đời của sơ Barbaba, họ viết: “Trên mặt đất, có một sự thương tiếc lớn, vì sơ ra đi, nhưng trên trời cao cũng có một niềm vui không kém vì sơ đã trở về nhà Cha”. Trong thư, các Kitô hữu còn viết: “Sơ Barbaba đã dâng hiến cả cuộc đời cho Giáo hội, cho các hoạt động xã hội phục vụ cộng đoàn và đặc biệt cho người nghèo trong khu vực”.

Nhân dịp này, các Kitô hữu cũng bày tỏ lòng biết ơn vì những hoạt động an ủi của các chị em cùng dòng của sơ Barbaba, dành cho người dân trong giai đoạn khó khăn. Đây là những dấu chỉ chiếu sáng trong một thế giới bị bao phủ bởi bóng tối. Các Kitô hữu viết: “Linh hồn của sơ sẽ là món quà Giáng sinh cho Hài Nhi Bêlem. Đi bình an, người mẹ và người nữ tu thánh thiện. Qua lời cầu nguyện, xin sơ tiếp tục giúp chúng con, gia đình, xã hội và tất cả khu vực của chúng con”.

Sơ Barbaba là nữ tu của dòng Tiểu muội Chúa Giêsu, do sơ Magdeleine Hutin sáng lập theo bước chân của Chân phước Charles de Foucauld. Trước khi chuyển đến Hermel, các nữ tu đã sinh sống và phục vụ tại làng Ras Baalbek, nơi đa số là các Kitô hữu. Trong những năm xung đột ở Libăng, ngôi nhà của các nữ tu là nơi trú ẩn bình an và là nơi cùng chung sống của nhiều thanh niên nam nữ trong khu vực. Giờ đây, trong vùng đất được sáp nhập vào đan viện nhỏ Hermel, các nữ tu trồng cây ô liu, và các loại cây ăn trái.

Năm 2017, khi các chiến binh Hồi giáo từ vùng bị tàn phá của Syria đến thung lũng Beqa’a, ngay lập tức thị trưởng đã đưa các nữ tu đi để tránh nguy hiểm cho các chị. Những người Hồi giáo hàng xóm đã trông coi đan viện cho các nữ tu, trong khi chờ đợi họ trở về. Và khi các nữ tu trở về lại, những người Hồi giáo xin các nữ tu không đi đâu nữa. Như thế, các nữ tu tiếp tục thực hiện ơn gọi truyền giáo và chiêm niệm của mình. Các chị chăm sóc và làm chứng bằng những việc làm bé nhỏ về sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa những người Hồi giáo.

Ngọc Yến – Vatican News