LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ HAI TUẦN III THƯỜNG NIÊN

Ngày cầu nguyện cho các Thai Nhi được luật pháp bảo vệ
Day of Prayer for the Legal Protection of Unborn Children

Evangelho do dia: Blasfêmia, pecado contra o Espírito Santo (Mc 3,22-30) –  Oratório São Luiz – 120 Anos

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 3:22-30

The scribes who had come from Jerusalem said of Jesus,
“He is possessed by Beelzebul,” and
“By the prince of demons he drives out demons.”

Summoning them, he began to speak to them in parables,
“How can Satan drive out Satan?
If a kingdom is divided against itself, that kingdom cannot stand.
And if a house is divided against itself,
that house will not be able to stand.
And if Satan has risen up against himself and is divided,
he cannot stand;
that is the end of him.
But no one can enter a strong man’s house to plunder his property
unless he first ties up the strong man.
Then he can plunder his house.  
Amen, I say to you, all sins and all blasphemies
that people utter will be forgiven them.
But whoever blasphemes against the Holy Spirit
will never have forgiveness,
but is guilty of an everlasting sin.”
For they had said, “He has an unclean spirit.”

CÁC BÀI ĐỌC :

Ca nhập lễ : Tv 95,1.6

Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,

hát lên mừng Chúa, hỡi toàn thể địa cầu !

Trước Thiên Nhan, đầy uy phong dũng mãnh,

trong thánh điện, toàn cảnh sắc huy hoàng.

Bài đọc 1 : 2 Sm 5,1-7.10

Chính ngươi sẽ chăn dắt Ít-ra-en, dân Ta.

Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ hai.

1 Hồi đó, toàn thể các chi tộc Ít-ra-en đến gặp ông Đa-vít tại Khép-rôn và thưa : “Chúng tôi đây là cốt nhục của ngài. 2 Ngay cả trước kia, khi ông Sa-un làm vua cai trị chúng tôi, chính ngài đã chỉ huy các cuộc hành quân của Ít-ra-en. Đức Chúa đã phán với ngài : ‘Chính ngươi sẽ chăn dắt Ít-ra-en, dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Ít-ra-en’.” 3 Toàn thể kỳ mục Ít-ra-en đến gặp ông tại Khép-rôn. Ông Đa-vít lập giao ước với họ tại Khép-rôn, trước nhan Đức Chúa. Rồi họ xức dầu tấn phong Đa-vít làm vua Ít-ra-en.

4 Ông Đa-vít được ba mươi tuổi khi lên làm vua, và trị vì bốn mươi năm. 5 Tại Khép-rôn, vua trị vì Giu-đa bảy năm sáu tháng. Tại Giê-ru-sa-lem, vua trị vì toàn thể Ít-ra-en và Giu-đa ba mươi ba năm.

6 Vua và người của vua tiến về Giê-ru-sa-lem đánh người Giơ-vút là dân bản xứ. Chúng nói với vua Đa-vít : “Ông sẽ không vào đây được, vì người mù người què sẽ đẩy lui ông.” Nghĩa là : “Ông Đa-vít sẽ không vào đây được.” 7 Vua Đa-vít đã chiếm được đồn luỹ Xi-on, đó là Thành vua Đa-vít. 10 Vua Đa-vít ngày càng mạnh thế, và Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh, ở với vua.

Đáp ca : Tv 88,20.21-22.25-26 (Đ. c.25a)

Đ. Ta sẽ yêu thương Người và giữ lòng thành tín.

20Xưa Chúa dùng thị kiến
phán bảo những người hiếu trung rằng :
Ta phù trợ một trang dũng sĩ,
cất nhắc lên một người trẻ trong dân.

Đ. Ta sẽ yêu thương Người và giữ lòng thành tín.

21Ta đã tìm ra nghĩa bộc Đa-vít,
đã xức dầu thánh tấn phong người ;
22Ta sẽ không ngừng đưa tay nâng đỡ,
tay quyền năng củng cố vững vàng.

Đ. Ta sẽ yêu thương Người và giữ lòng thành tín.

25Ta sẽ yêu thương Người và giữ lòng thành tín,
nhờ danh Ta, Người được thêm uy vũ.
26Thế lực Người, ta cho trải dài đến Đại Dương,
chủ quyền Người, cho mở rộng đến miền Sông Cả.

Đ. Ta sẽ yêu thương Người và giữ lòng thành tín.

Tung hô Tin Mừng : x. 2 Tm 1,10

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đấng Cứu Độ chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 3,22-30

Xa-tan đã tận số.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

22 Khi ấy, các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống, nói về Đức Giê-su rằng Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám, và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ. 23 Đức Giê-su liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ : “Xa-tan làm sao trừ Xa-tan được ? 24 Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền ; 25 nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. 26 Vậy Xa-tan mà chống Xa-tan, Xa-tan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số. 27 Không ai có thể vào nhà kẻ mạnh mà cướp của được, nếu không trói kẻ mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó.

28 “Tôi bảo thật các ông : mọi tội lỗi và lời phạm thượng, dù nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng sẽ được tha cho con cái loài người. 29 Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.” 30 Đó là vì họ đã nói : “Ông ấy bị thần ô uế ám.”

Ca hiệp lễ : Tv 33,6 

Hãy đến gần Chúa, bạn sẽ được sáng soi

và không bao giờ phải bẽ mặt hổ ngươi.

SUY NIỆM

PHẠM ĐẾN CHÚA THÁNH THẦN

Tội nào phạm đến Chúa Thánh Thần? Chúa Thánh Thần là sự thật; Người giúp cho con người phân định sự thật từ thế giới giả trá. Nếu sau khi đã được Chúa Thánh Thần dạy bảo nhiều lần, một người vẫn ngoan cố không nhận ra sự thật, hay tệ hơn, cho sự gian trá là sự thật thì người đó đã phạm đến Chúa Thánh Thần.

Tại sao tội phạm đến Chúa Thánh Thần không được tha? Điều kiện để được tha tội là con người phải nhận ra tội của mình, ăn năn sám hối, thú nhận tội lỗi và quyết tâm chừa bỏ. Vì người phạm đến Chúa Thánh Thần không nhận ra mình có tội nên cũng chẳng cần ăn năn sám hối và thú tội.

Với thái độ như thế, làm sao tội có thể được tha? Vấn đề của nhiều người thời nay là thái độ tự cho mình là công chính; họ mất hết ý thức về tội lỗi và không còn cho điều gì là tội nữa. Nếu những người này cứ giữ thái độ ngoan cố như thế cho tới chết thì họ đã phạm đến Chúa Thánh Thần đến muôn đời.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Thánh Thần, xin đừng để con làm phiền lòng Ngài bao giờ, nhưng cho con luôn biết lắng nghe tiếng Ngài dạy bảo để được ơn hoán cải. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Những người “của” Đức Thánh Cha phải có đặc sủng hiệp thông

Sáng thứ Bảy ngày 20/1/2024, gặp gỡ các thành viên của Hội đồng quốc gia của phong trào Canh tân trong Thánh Linh, Đức Thánh Cha mời gọi họ trở thành những người xây dựng sự hiệp thông, trước hết là giữa họ, trong phong trào của họ, sau đó là trong các giáo xứ và giáo phận.

Ngỏ lời với các tham dự viên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hai khía cạnh cầu nguyện và loan báo Tin Mừng.

Cầu nguyện

Trước hết, nhắc lại rằng bản chất của phong trào đặc sủng là chuyên tâm đến cầu nguyện, đặc biệt là kinh nguyện ngợi khen, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Trong một thế giới bị thống trị bởi nền văn hóa sở hữu và hiệu quả, cũng như trong một Giáo hội đôi khi quá quan tâm đến việc tổ chức, tất cả chúng ta cần dành không gian để tạ ơn, ngợi khen và kinh ngạc trước ân sủng của Thiên Chúa”. Đặc biệt Đức Thánh Cha mời gọi phong trào cổ võ chầu Thánh Thể, trong thinh lặng, trong đó Lời Chúa chiếm ưu thế hơn lời nói của chúng ta, trong đó Chúa thực sự là trung tâm, chứ không phải chúng ta.

Loan báo Tin Mừng

Khía cạnh thứ hai được Đức Thánh Cha chia sẻ là việc loan báo Tin Mừng, điều là bản chất của phong trào đặc sủng. Ngài nói rằng Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta đi loan báo Tin Mừng và do đó chúng ta cần ngoan ngoãn cộng tác với Người. Đức Thánh Cha nhắc rằng “lời loan báo đầu tiên phải được thực hiện với chứng tá cuộc sống”.

“Cầu nguyện dài dòng và nhiều bài hát hay có ích gì nếu tôi không biết kiên nhẫn với tha nhân, nếu tôi không biết ở gần mẹ tôi đang đơn độc, hoặc với người đang gặp khó khăn … Lòng bác ái cụ thể, sự phục vụ âm thầm luôn là minh chứng về lời loan báo của chúng ta”.

Hiệp thông

Và cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng những người “của” Đức Thánh Cha phải có đặc sủng hiệp thông. Ngài mời gọi các thành viên của phong trào Canh tân trong Thánh Linh phục vụ toàn thể cộng đồng, giáo phận và giáo xứ, theo chỉ dẫn mục vụ của Đức Giám Mục; hiệp thông với các thực thể, hiệp hội, phong trào, nhóm khác của Giáo hội: làm chứng về tình huynh đệ, tôn trọng lẫn nhau trong sự đa dạng, cộng tác trong cam kết thực hiện các sáng kiến ​​chung, phục vụ dân Chúa cũng như các vấn đề xã hội liên quan đến phẩm giá của con người bị đe dọa. (CSR_244_2024)

Hồng Thủy – Vatican News