LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN I THƯỜNG NIÊN

Friday of the First Week in Ordinary Time

Mc 2: 1-12 - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 2:1-12

When Jesus returned to Capernaum after some days,
it became known that he was at home.
Many gathered together so that there was no longer room for them,
not even around the door,
and he preached the word to them.
They came bringing to him a paralytic carried by four men.
Unable to get near Jesus because of the crowd,
they opened up the roof above him.
After they had broken through,
they let down the mat on which the paralytic was lying.
When Jesus saw their faith, he said to him,
“Child, your sins are forgiven.”
Now some of the scribes were sitting there asking themselves,
“Why does this man speak that way?  He is blaspheming.
Who but God alone can forgive sins?”
Jesus immediately knew in his mind what 
they were thinking to themselves, 
so he said, “Why are you thinking such things in your hearts?
Which is easier, to say to the paralytic,
‘Your sins are forgiven,’
or to say, ‘Rise, pick up your mat and walk’?
But that you may know
that the Son of Man has authority to forgive sins on earth”
–he said to the paralytic,
“I say to you, rise, pick up your mat, and go home.”
He rose, picked up his mat at once, 
and went away in the sight of everyone.
They were all astounded
and glorified God, saying, “We have never seen anything like this.”

CÁC BÀI ĐỌC :

Ca nhập lễ

Tôi thấy Chúa ngự toà cao cả

giữa ngàn muôn thiên sứ bái thờ

và đồng thanh ca ngợi tung hô :

Vương quyền Chúa muôn đời tồn tại.

Bài đọc 1 : 1 Sm 8,4-7.10-22a

Anh em sẽ kêu than vì vua của anh em, và Đức Chúa sẽ không đáp lời anh em.

Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ nhất.

4 Thời ấy, toàn thể các kỳ mục tập hợp lại và đến với ông Sa-mu-en ở Ra-ma. 5 Họ nói với ông : “Ông coi, ông già rồi, và các con ông lại không đi theo đường lối của ông. Vậy bây giờ, xin ông lập cho chúng tôi một vua để vua xét xử chúng tôi, như trong tất cả các dân tộc.” 6 Ông Sa-mu-en bực mình vì lời họ nói : “Xin ông cho chúng tôi một vua để xét xử chúng tôi.” Và ông Sa-mu-en đã cầu nguyện với Đức Chúa. 7 Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en : “Ngươi cứ nghe theo tiếng của dân trong mọi điều chúng nói với ngươi, vì không phải chúng gạt bỏ ngươi, mà là chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng.”

10 Ông Sa-mu-en nói lại mọi lời của Đức Chúa cho dân bấy giờ đang xin ông một vua. 11 Ông nói : “Đây là quyền hành của nhà vua sẽ cai trị anh em. Các con trai anh em, ông sẽ bắt mà cắt đặt vào việc trông coi xe và ngựa của ông, và chúng sẽ chạy đàng trước xe của ông. 12 Ông sẽ đặt chúng làm người chỉ huy một ngàn và chỉ huy năm mươi, sẽ bắt chúng cày đất cho ông, gặt lúa cho ông, chế tạo vũ khí cho ông và dụng cụ cho xe của ông. 13 Các con gái anh em, ông sẽ bắt vào làm thợ chế nước hoa, nấu ăn và làm bánh. 14 Đồng ruộng, vườn nho, vườn cây ô-liu tốt nhất của anh em, ông sẽ lấy mà cho bề tôi của ông. 15 Lúa thóc và vườn nho của anh em, ông sẽ đánh thuế thập phân mà cho các thái giám và bề tôi của ông. 16 Các tôi tớ nam nữ, các người trai tráng khá nhất của anh em, các con lừa của anh em, ông sẽ bắt mà dùng vào việc của ông. 17 Chiên dê của anh em, ông sẽ đánh thuế thập phân. Còn chính anh em sẽ làm nô lệ cho ông. 18 Ngày ấy, anh em sẽ kêu than vì vua của anh em mà anh em đã chọn cho mình, nhưng ngày ấy Đức Chúa sẽ không đáp lời anh em.”

19 Nhưng dân không chịu nghe theo tiếng ông Sa-mu-en. Họ nói : “Không ! Phải có một vua cai trị chúng tôi ! 20 Cả chúng tôi cũng sẽ giống như mọi dân tộc. Vua chúng tôi sẽ xét xử chúng tôi, sẽ dẫn đầu chúng tôi và sẽ lãnh đạo các cuộc chiến của chúng tôi.” 21 Ông Sa-mu-en nghe tất cả những lời của dân và nói lại những lời ấy cho Đức Chúa nghe. 22a Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en : “Hãy nghe theo tiếng chúng, và hãy đặt một vua cai trị chúng.”

Đáp ca : Tv 88,16-17.18-19 (Đ. x. c.2a)

Đ. Lạy Chúa, tình thương Chúa, đời đời con ca tụng.

16Hạnh phúc thay dân nào biết ca ngợi tung hô ;
nhờ Thánh Nhan soi tỏ, họ tiến lên, lạy Chúa.
17Nhờ được nghe danh Ngài, họ suốt ngày hớn hở ;
bởi vì Ngài công chính, nên họ được hiên ngang.

Đ. Lạy Chúa, tình thương Chúa, đời đời con ca tụng.

18Sức hùng cường hiển hách của dân chính là Ngài,
hồng ân Ngài làm nổi bật uy thế chúng con.
19Đấng bảo vệ chúng con là người của Đức Chúa,
vua chúng con thuộc quyền Đức Thánh của Ít-ra-en.

Đ. Lạy Chúa, tình thương Chúa, đời đời con ca tụng.

Tung hô Tin Mừng : Lc 7,16

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 2,1-12

Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

1 Bấy giờ, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà, 2 dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng. Người nói lời Thiên Chúa cho họ. 3 Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. 4 Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. 5 Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt : “Này con, tội con được tha rồi.” 6 Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng : 7 “Sao ông này lại dám nói như vậy ? Ông ta nói phạm thượng ! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa ?” 8 Tâm trí Đức Giê-su thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ : “Sao các ông lại nghĩ thầm trong bụng những điều ấy ? 9 Trong hai điều : một là bảo người bại liệt : ‘Tội con được tha rồi’, hai là bảo : ‘Đứng dậy, vác chõng mà đi’, điều nào dễ hơn ? 10 Vậy, để các ông biết : ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, -Đức Giê-su bảo người bại liệt-, 11 Ta truyền cho con : Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà !” 12 Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau : “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ !”

Ca hiệp lễ : Tv 35,10 

Lạy Chúa, Ngài chính là nguồn sống,

nhờ ánh sáng của Ngài chiếu soi,

chúng con nhìn ánh sáng rạng ngời.

SUY NIỆM

SỰ GIÚP ĐỠ

Câu chuyện hành trình 10 năm cõng bạn đến trường của 2 cậu học trò Minh Hiếu – Tất Minh tại trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa đã mang đến cho đời một tình bạn quá đỗi tuyệt vời giữa những toan tính, những lợi dụng vẫn hằng đeo bám trong các mối tương quan.

Những anh bạn của người bại liệt trong bài Tin Mừng hôm nay cũng thế, họ đón nhận bạn của mình vì chính anh, họ mong muốn những điều tốt nhất cho anh vì số phận đã không mỉm cười với anh. Họ thay anh nói lên niềm tin của mình vào Đức Giêsu và đã được Người chữa lành.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xung quanh chúng con còn biết bao người kém may mắn. Xin Chúa mở rộng trái tim của chúng con, giúp chúng con đón nhận họ với lòng yêu mến, để đồng hành, chia sẻ như lòng Chúa mong muốn. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thói xấu về ăn uống

Sáng thứ Tư ngày 10/1, Đức Thánh Cha có buổi Tiếp kiến chung thứ Tư hằng tuần với bài giáo lý có tựa đề “Thói háu ăn” trong loạt bài giáo lý về các thói xấu và các nhân đức.

Bài trích sách Châm ngôn (23,15.20-21):

Hỡi con, tâm trí con khôn ngoan thì lòng dạ thầy cũng vui sướng. […]
Đừng nhập bọn với quân chè chén say sưa, với những kẻ chỉ mê ăn mê nhậu. 
Bởi vì kẻ say sưa ăn nhậu ắt sẽ phải túng nghèo; kẻ mơ màng buồn ngủ sẽ khố rách áo ôm.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong hành trình các bài giáo lý mà chúng ta đang thực hiện về các thói xấu và nhân đức, hôm nay chúng ta tập trung vào thói xấu về ăn uống (háu ăn).

Tin Mừng nói gì với chúng ta về điều này? Chúng ta hãy nhìn Chúa Giêsu, phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana biểu lộ sự cảm thông của Người đối với những niềm vui của con người: Người quan tâm để bữa tiệc kết thúc tốt đẹp và cho đôi tân hôn một lượng lớn rượu ngon. Trong suốt hành trình sứ vụ, Chúa Giêsu tỏ ra như một vị ngôn sứ rất khác biệt với Gioan Tẩy Giả: nếu Gioan được nhớ đến với lối sống khổ hạnh – ông đã ăn những gì tìm thấy trong sa mạc – thì ngược lại Chúa Giêsu là Đấng Mêsia mà chúng ta thường thấy ở bàn ăn. Cách hành xử của Người tạo nên cú sốc cho một số người, bởi vì Người không chỉ nhân từ với tội nhân, mà còn ăn uống với họ; và cử chỉ này thể hiện mong muốn hiệp thông và gần gũi với tất cả mọi người.

Nhưng cũng có một điều gì đó khác. Trong khi Chúa Giêsu chu toàn Lề Luật đối với các giới răn Do Thái, tuy nhiên, Người tỏ ra thông cảm với các môn đệ của mình: khi họ phạm lỗi, vì đói họ bứt bông lúa để ăn, Người biện minh cho họ, bằng cách nhắc lại việc ngay cả vua Đa-vít và các thuộc hạ của vua đã lấy bánh tiến để ăn (x. Mc 2,23-26). Nhưng trên hết, Chúa Giêsu đã nêu lên một nguyên tắc mới: khách dự tiệc cưới không thể ăn chay khi chàng rể còn ở với họ. Chúa Giêsu muốn chúng ta vui mừng khi ở bên Người, Người là chàng rể của Giáo hội; nhưng Người cũng muốn chúng ta tham dự vào những đau khổ của Người, đó cũng là những đau khổ của những kẻ bé nhỏ và người nghèo. Chúa Giêsu là phổ quát.

Một khía cạnh quan trọng khác. Chúa Giêsu bỏ sự phân biệt giữa thực phẩm thanh sạch và thực phẩm ô uế, vốn là một sự phân biệt trong luật Do Thái.

Và về điều này, Chúa Giêsu nói rõ ràng rằng điều làm nên tốt hay xấu – có thể nói – xấu của một thức ăn, không phải là do tự bản thân thức ăn mà là mối liên hệ của chúng ta với nó. Và chúng ta thấy điều đó, khi một người có mối liên hệ không điều độ với thức ăn, thì chúng ta có thể nhìn cách họ ăn, ăn vồn vã, như thể để thỏa mãn bản thân và không bao giờ thỏa mãn được, không có cảm giác thỏa mãn; nếu không có liên hệ tốt với thức ăn thì làm nô lệ của thức ăn. Chúa Giêsu coi trọng thức ăn. Việc ăn uống có tính xã hội. Cũng có những biểu hiện của sự mất cân bằng và nhiều bệnh lý. Người ta ăn quá nhiều hoặc quá ít. Người ta thường ăn một mình. Chứng rối loạn ăn uống đang lan rộng: biếng ăn, cuồng ăn, béo phì… Và y học, tâm lý học đang cố gắng giải quyết mối liên hệ không tốt với thực phẩm. Mối liên hệ không tốt với thực phẩm sẽ tạo ra tất cả những căn bệnh này.

Đây là những căn bệnh, thường rất đau khổ, liên quan nhiều hơn đến những nỗi khổ về tâm lý và tâm hồn. Như Chúa Giêsu đã dạy, không phải tự bản thân thức ăn là điều xấu, nhưng mối liên hệ của chúng ta với chúng. Thực phẩm là biểu hiện của một điều gì đó bên trong: khuynh hướng cân bằng hoặc thái quá; khả năng tạ ơn hoặc kiêu ngạo cho rằng mình tự lập; sự đồng cảm của những người biết chia sẻ miếng ăn cho người túng thiếu, hay sự ích kỷ của những người tích trữ mọi thứ cho riêng mình. Hãy cho tôi biết bạn ăn uống thế nào, tôi sẽ cho bạn biết bạn có tâm hồn thế nào.

Các Giáo Phụ xưa gọi thói háu ăn là “gastrimargia”, một thuật ngữ có thể dịch là “sự điên cuồng của cái bụng”. Đây là một câu châm ngôn, có nghĩa là chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để ăn. Thói háu ăn là một tật xấu gắn liền với một trong những nhu cầu thiết yếu của chúng ta, như thực phẩm chẳng hạn. Chúng ta để ý điều này.

Nếu chúng ta đọc nó từ góc độ xã hội, thì thói háu ăn có lẽ là thói xấu nguy hiểm nhất đang giết chết hành tinh. Bởi vì tội lỗi của những người đầu hàng trước một miếng bánh, xét về cho cùng, không gây ra thiệt hại lớn, nhưng tính phàm ăn mà chúng ta đã buông thả, trong vài thế kỷ nay, đối với tài nguyên của hành tinh đang làm tổn hại đến tương lai của mọi người. Chúng ta vồ lấy mọi thứ, trở thành chủ nhân của mọi thứ, trong khi mọi thứ đã được giao cho chúng ta trông coi, gìn giữ chứ không phải để bóc lột. Như vậy, đây là tội lỗi lớn, cơn giận dữ của cái bụng: chúng ta đã từ bỏ danh nghĩa con người, để nhận lấy danh nghĩa khác là “người tiêu dùng”. Và ngày nay người ta nói như vậy trong đời sống xã hội: người tiêu dùng. Chúng ta thậm chí còn không để ý rằng ai đó đã bắt đầu gọi chúng ta như vậy. Chúng ta được tạo dựng để trở thành những người nam nữ “thánh thể”, có khả năng tạ ơn, cẩn trọng trong việc sử dụng trái đất, nhưng thay vào đó, có nguy hiểm là chúng ta lại biến mình thành những kẻ săn mồi, và giờ đây chúng ta nhận ra rằng hình thức “háu ăn” này đã gây ra rất nhiều tai hại cho thế giới. Chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta biết điều độ để những hình thức “háu ăn” không chiếm hữu đời sống chúng ta. Xin cảm ơn anh chị em!

Vatican News