LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ TƯ TUẦN I THƯỜNG NIÊN

Wednesday of the First Week in Ordinary Time

The Politics of Healing—Mark 1:29-39 (John Allen) | Political Theology  Network

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 1:29-39

On leaving the synagogue
Jesus entered the house of Simon and Andrew with James and John.
Simon’s mother-in-law lay sick with a fever.
They immediately told him about her.
He approached, grasped her hand, and helped her up.
Then the fever left her and she waited on them.

When it was evening, after sunset,
they brought to him all who were ill or possessed by demons.
The whole town was gathered at the door.
He cured many who were sick with various diseases,
and he drove out many demons,
not permitting them to speak because they knew him.

Rising very early before dawn, 
he left and went off to a deserted place, where he prayed.
Simon and those who were with him pursued him
and on finding him said, “Everyone is looking for you.”
He told them, “Let us go on to the nearby villages
that I may preach there also.
For this purpose have I come.”
So he went into their synagogues, preaching and driving out demons 
throughout the whole of Galilee.

CÁC BÀI ĐỌC :

Ca nhập lễ

Tôi thấy Chúa ngự toà cao cả

giữa ngàn muôn thiên sứ bái thờ

và đồng thanh ca ngợi tung hô :

Vương quyền Chúa muôn đời tồn tại.

Bài đọc 1 : 1 Sm 3,1-10.19-20

Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.

Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ nhất.

1 Hồi ấy, cậu bé Sa-mu-en phụng sự Đức Chúa, có ông Ê-li trông nom. Thời ấy, lời Đức Chúa thì hiếm và thị kiến cũng không hay xảy ra. 2 Một ngày kia, ông Ê-li đang ngủ ở chỗ ông, mắt ông đã bắt đầu mờ, ông không còn thấy nữa. 3 Đèn của Thiên Chúa chưa tắt và Sa-mu-en đang ngủ trong đền thờ Đức Chúa, nơi có đặt Hòm Bia Thiên Chúa. 4 Đức Chúa gọi Sa-mu-en. Cậu thưa : “Dạ, con đây !”, 5 rồi chạy lại với ông Ê-li và thưa : “Dạ, con đây, thầy gọi con.” Ông bảo : “Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi.” Cậu bèn đi ngủ. 6 Đức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần nữa. Sa-mu-en dậy, đến với ông Ê-li và thưa : “Dạ, con đây, thầy gọi con.” Ông bảo : “Thầy không gọi con đâu, con ạ. Con về ngủ đi.” 7 Bấy giờ Sa-mu-en chưa biết Đức Chúa, và lời Đức Chúa chưa được mặc khải cho cậu. 8 Đức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần thứ ba. Cậu dậy, đến với ông Ê-li và thưa : “Dạ, con đây, thầy gọi con.” Bấy giờ ông Ê-li hiểu là Đức Chúa gọi cậu bé. 9 Ông Ê-li nói với Sa-mu-en : “Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa : ‘Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.’” Sa-mu-en về ngủ ở chỗ của mình.

10 Đức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước : “Sa-mu-en ! Sa-mu-en !” Sa-mu-en thưa : “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.”

19 Sa-mu-en lớn lên. Đức Chúa ở với ông và Người không để cho một lời nào của Người ra vô hiệu. 20 Toàn thể Ít-ra-en, từ Đan tới Bơ-e Se-va, biết rằng ông Sa-mu-en được Đức Chúa tín nhiệm cho làm ngôn sứ của Người.

Đáp ca : Tv 39,2 và 5.7-8a.8b-9.10 (Đ. x. c.8a và c.9a)

Đ. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

2Tôi đã hết lòng trông đợi Chúa,
Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu.
5Phúc thay ai đặt tin tưởng nơi Chúa,
chẳng vào hùa với bọn kiêu căng
và những kẻ theo đường gian ác.

Đ. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

7Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật,
nhưng đã mở tai con ;
lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi,
8acon liền thưa : Này con xin đến !

Đ. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

8bTrong sách có lời chép về con
9rằng : con thích làm theo thánh ý,
và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con.

Đ. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

10Đức công chính của Ngài,
con loan truyền giữa lòng đại hội ;
lạy Chúa, Ngài từng biết :
con đâu có ngậm miệng làm thinh.

Đ. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

Tung hô Tin Mừng : Ga 10,27

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi ; tôi biết chúng, và chúng theo tôi. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 1,29-39

Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

29 Khi ấy, vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. 30 Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người về tình trạng của bà. 31 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy ; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.

32 Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. 33 Cả thành xúm lại trước cửa. 34 Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.

35 Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. 36 Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm kiếm. 37 Khi gặp Người, các ông thưa : “Mọi người đang tìm Thầy !” 38 Người bảo các ông : “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” 39 Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.

Ca hiệp lễ : Tv 35,10 

Lạy Chúa, Ngài chính là nguồn sống,

nhờ ánh sáng của Ngài chiếu soi,

chúng con nhìn ánh sáng rạng ngời.

SUY NIỆM

CẦU NGUYỆN

Xã hội hôm nay có vẻ như đang khiến người ta ngày càng xa Chúa. Những giờ kinh chung của gia đình, những giây phút thinh lặng riêng nơi giáo đường, phòng riêng,… đang ngày càng mai một đi. Thay vào đó là những cuộc vui trên phố, hàng giờ bấm điện thoại, đang dần chiếm chỗ.

Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, cũng bận rộn với cuộc sống của mình. Người giảng dạy, chữa bệnh, và trừ quỷ nữa. Người ta đến với Người rất đông, và chắc chắn Người cũng nhận được vô số lời ca tụng từ dân chúng. Thế nhưng, Người đã không bị cuốn vào đó, Người vẫn ưu tiên dành thời gian cho việc cầu nguyện với Chúa cha, trọn tình trọn nghĩa.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, đôi khi chúng con mải mê với công việc, mải mê với những cuộc vui mà quên mất đi Chúa vẫn chờ đợi chúng con trong nhà thờ, trong những giờ kinh gia đình, và đặc biệt trong những giây phút thinh lặng. Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết yêu mến đời sống cầu nguyện, để chúng con ngày một gần Chúa hơn, để yêu mến Chúa nhiều hơn. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Đức Thánh Cha gặp gỡ ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh

Sáng ngày 8/1, Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ truyền thống đầu năm với các nhà ngoại giao của các nước và tổ chức có quan hệ ngoại giao chính thức với Toà Thánh.

Ngoại giao Toà Thánh

Hiện nay, Vatican đang duy trì quan hệ ngoại giao đầy đủ với 184 quốc gia, chưa kể với 91 cơ quan đại diện ngoại giao của các tổ chức siêu quốc gia, trong đó có Liên minh Châu Âu, Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.

Trong năm 2023 vừa qua, Vatican đã thiết lập mối quan hệ đầy đủ với Vương quốc Ô-man vào ngày 23/2. Đồng thời, các thỏa thuận ở mức độ khác cũng đã được ký kết với Kazakhstan và Việt Nam. Vào ngày 19/7, “Thỏa thuận bổ sung cho Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Cộng hòa Kazakhstan về quan hệ song phương ngày 24/9/1998” đã được phê chuẩn, liên quan đến việc cấp thị thực và giấy phép cư trú cho các nhân viên Giáo hội và tu sĩ đến từ nước ngoài. Với Việt Nam, “Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam” đã được ký kết vào ngày 27/7, với việc bổ nhiệm sau đó vào ngày 23/12, vị Đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam.

Xung đột và chiến tranh

Trong bài diễn văn trước các nhà ngoại giao, Đức Thánh Cha đề cập đến nhiều “thảm kịch đang xé nát thế giới hiện nay”, bao gồm cuộc chiến ở Ucraina, Thánh Địa, cuộc khủng hoảng ở Nicaragua, căng thẳng ở Caucasus và Châu Phi. Đồng thời Đức Thánh Cha cũng đề cập đến những vấn nạn về dịch vụ mang thai hộ, vấn đề giới tính, chủ nghĩa bài Do Thái và bách hại Kitô giáo, đồng thời ngài kêu gọi một cam kết nghiêm túc đối với hiện tượng di cư và yêu cầu xây dựng hòa bình thông qua đối thoại chính trị – xã hội và giáo dục.

Bài phát biểu hằng năm của Đức Thánh Cha trước ngoại giao đoàn là một trong những bài phát biểu dài nhất và quan trọng nhất trong năm. Ngài nhấn mạnh rằng, năm 2024 vừa mới bắt đầu, chúng ta mong muốn thấy hoà bình, nhưng lại bị bao trùm bởi xung đột và chia rẽ. “Thế giới đang chứng kiến ngày càng nhiều xung đột. Chúng đang dần biến những gì tôi đã nhiều lần định nghĩa là ‘chiến tranh thế giới thứ ba từng phần’ thành một cuộc xung đột toàn cầu thực sự”. Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án: “Dân thường không phải là ‘vật thế chấp’”.

Hậu quả của chiến tranh được nhìn thấy rõ ràng là tình trạng di cư. “Chúng ta không được quên rằng những vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế là tội ác chiến tranh. Việc phát hiện ra chúng thôi thì chưa đủ mà còn cần phải ngăn chặn chúng”. Và “ngay cả khi nói đến việc thực hiện quyền tự vệ” thì “điều cần thiết là phải sử dụng vũ lực một cách tương xứng”. Đức Thánh Cha nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn ở tất cả các nơi chiến tranh và xung đột, mở cửa để người dân nhận được viện trợ nhân đạo, đồng thời các bệnh viện, trường học và nơi thờ phượng có được tất cả sự bảo vệ cần thiết.

Liên quan đến châu Á, Đức Thánh Cha chú ý đến Myanmar và kêu gọi mọi nỗ lực “để mang lại hy vọng cho vùng đất đó và một tương lai xứng đáng cho các thế hệ trẻ”, đồng thời ngài cũng không quên tình trạng khẩn cấp nhân đạo của người Rohingya.

Tại châu Phi, ngài diễn tả sự lo ngại về tình hình căng thẳng ở Mali, Niger, Burkina Faso, Ethiopia, Sudan, Cameroon, Mozambique, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.

Giải trừ vũ khí để đầu tư phát triển

Trong khi đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Cần phải theo đuổi chính sách giải trừ quân bị vì thật là viển vông khi nghĩ rằng vũ khí có giá trị răn đe”. Ngài đặt câu hỏi: “Có bao sinh mạng có thể được cứu với nguồn lực hiện được phân bổ cho vũ khí? Sẽ không tốt hơn nếu đầu tư chúng vì an ninh toàn cầu thực sự sao?” Đức Thánh Cha tái khởi động đề xuất về “một quỹ toàn cầu để cuối cùng xóa bỏ nạn đói và thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn hành tinh”.

Hướng đến Châu Mỹ Latinh, Đức Thánh Cha đặc biệt quan tâm đến tình hình ở Nicaragua. Đó là một cuộc khủng hoảng “tiếp diễn theo thời gian với những hậu quả đau đớn cho toàn thể xã hội Nicaragua, đặc biệt là đối với Giáo hội Công giáo”. Đức Thánh Cha khẳng định: “Tòa Thánh không bao giờ ngừng mời gọi đối thoại ngoại giao tôn trọng vì lợi ích của người Công giáo và toàn thể người dân”.

Hiện tượng di cư

Về hiện tượng di cư, Đức Thánh Cha nhận xét: chiến tranh, nghèo đói, lạm dụng ngôi nhà chung là những nguyên nhân chính buộc hàng ngàn người phải “rời bỏ quê hương đất nước cuả họ để tìm kiếm một tương lai hòa bình và an ninh”. Ngài nhắc lại: “những người liều mạng sống trên biển không xâm lược, họ tìm kiếm sự sống”. Vì vậy, cần quản lý việc di cư trong khi vẫn tôn trọng văn hóa, sự nhạy cảm và an ninh của các quốc gia chịu trách nhiệm tiếp nhận và hội nhập. Mặt khác, cũng cần nhắc lại “quyền được ở lại quê hương”, điều quan trọng là không quốc gia nào “bị bỏ mặc” trước thách thức này.

Mang thai hộ

Trong bài phát biểu với ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến vấn đề mang thai hộ. “Con đường dẫn đến hòa bình đòi hỏi phải tôn trọng sự sống của mỗi con người, bắt đầu từ sự sống của thai nhi trong bụng mẹ, vốn không thể bị áp bức hoặc trở thành đối tượng của thương mại hóa”. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha định nghĩa cái gọi là việc làm mẹ thay thế là “tồi tệ”. Một đứa trẻ luôn là một món quà và không bao giờ là đối tượng của một hợp đồng. Vì vậy, theo Đức Thánh Cha, việc thực hành này nên bị cấm “ở cấp độ phổ quát”. Ngài nhấn mạnh, sự sống con người phải luôn được tôn trọng vì đó là con đường dẫn đến hòa bình.

Bách hại tôn giáo

Về bách hại tôn giáo, Đức Thánh Cha nhận xét: thời của chúng ta là thời của các vị tử đạo, Asia Bibi là một mẫu gương chứng tá Kitô giáo. “Thật đau đớn khi số lượng các quốc gia áp dụng các mô hình kiểm soát tập trung đối với tự do tôn giáo đang gia tăng, với việc sử dụng rộng rãi về công nghệ”. Tệ hơn nữa là ở những nơi khác, các cộng đồng tôn giáo thiểu số đang “có nguy cơ tuyệt chủng”, do “sự kết hợp của các hành động khủng bố, tấn công vào di sản văn hóa và các biện pháp tinh vi hơn như phổ biến luật chống cải đạo, thao túng các quy tắc bầu cử và chính sách tài chính”.

Trí tuệ nhân tạo

Kế đến là về trí tuệ nhân tạo. Đức Thánh Cha nhắc lại: “hãy để trí tuệ nhân tạo là con đường dẫn đến hòa bình, nó không được cổ vũ tin tức giả hay sự điên rồ của chiến tranh. Ngài kêu gọi đặt câu hỏi về giáo dục như là “sự đầu tư chính cho tương lai và thế hệ trẻ” và cùng với đó là “việc sử dụng các công nghệ mới một cách có đạo đức”, vốn có thể dễ dàng trở thành công cụ gây chia rẽ hoặc tin tức giả mạo, nhưng cũng có thể là “phương tiện gặp gỡ” và “trao đổi qua lại”.

Để kết thúc bài phát biểu, Đức Thánh Cha mời gọi hướng đến Năm Thánh sẽ bắt đầu vào Giáng sinh năm 2024. Ngài nhận xét: “Có lẽ hôm nay hơn bao giờ hết chúng ta cần Năm Thánh”. Đối diện với “bóng tối của thế giới này”, Năm Thánh “là lời loan báo rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Người và luôn mở rộng cánh cửa Vương quốc của Người”.

Vatican News