LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA

Feast of the Holy Family of Jesus, Mary and Joseph

Premium AI Image | The Holy Family Jesus Mary and Joseph AI generativ

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 2:22-40

When the days were completed for their purification 
according to the law of Moses, 
They took him up to Jerusalem
to present him to the Lord,
just as it is written in the law of the Lord, 
Every male that opens the womb shall be consecrated to the Lord, 
and to offer the sacrifice of
a pair of turtledoves or two young pigeons, 
in accordance with the dictate in the law of the Lord.

Now there was a man in Jerusalem whose name was Simeon.
This man was righteous and devout,
awaiting the consolation of Israel, 
and the Holy Spirit was upon him.
It had been revealed to him by the Holy Spirit 
that he should not see death 
before he had seen the Christ of the Lord.
He came in the Spirit into the temple; 
and when the parents brought in the child Jesus 
to perform the custom of the law in regard to him, 
He took him into his arms and blessed God, saying:
“Now, Master, you may let your servant go
in peace, according to your word,
for my eyes have seen your salvation,
which you prepared in sight of all the peoples,
a light for revelation to the Gentiles,
and glory for your people Israel.”
The child’s father and mother were amazed at what was said about him; 
and Simeon blessed them and said to Mary his mother, 
“Behold, this child is destined 
for the fall and rise of many in Israel,
and to be a sign that will be contradicted 
—and you yourself a sword will pierce— 
so that the thoughts of many hearts may be revealed.”
There was also a prophetess, Anna, 
the daughter of Phanuel, of the tribe of Asher.
She was advanced in years, 
having lived seven years with her husband after her marriage, 
and then as a widow until she was eighty-four.
She never left the temple, 
but worshiped night and day with fasting and prayer.
And coming forward at that very time, 
she gave thanks to God and spoke about the child 
to all who were awaiting the redemption of Jerusalem. 

When they had fulfilled all the prescriptions
of the law of the Lord,
they returned to Galilee,
to their own town of Nazareth.
The child grew and became strong, filled with wisdom; 
and the favor of God was upon him.

CÁC BÀI ĐỌC :

Ca nhập lễ : Lc 2,16

Các mục đồng hối hả ra đi,

tới nơi họ gặp thấy bà Ma-ri-a

cùng với ông Giu-se,

và gặp thấy Hài Nhi đặt trong máng cỏ.

Bài đọc 1 : St 15,1-6 ; 21,1-3

Một kẻ do chính ngươi sinh ra, mới thừa kế ngươi.

Bài trích sách Sáng thế.

15 1 Hồi đó, có lời Đức Chúa phán với ông Áp-ram trong một thị kiến rằng : “Hỡi Áp-ram, đừng sợ, Ta là khiên che thuẫn đỡ cho ngươi ; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn.” 2 Ông Áp-ram thưa : “Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, Chúa sẽ ban cho con cái gì ? Con ra đi mà không con cái, và người thừa tự gia đình con là Ê-li-e-de, một người Đa-mát.” 3 Ông Áp-ram còn nói : “Chúa coi, Chúa không ban cho con một dòng dõi ; và một gia nhân của con sẽ thừa kế con.” 4 Và đây có lời Đức Chúa phán với ông rằng : “Kẻ đó sẽ không thừa kế ngươi, nhưng một kẻ do chính ngươi sinh ra mới thừa kế ngươi.” 5 Rồi Người đưa ông ra ngoài và phán : “Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không.” Người lại phán : “Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó !” 6 Ông tin Đức Chúa, và vì thế, Đức Chúa kể ông là người công chính.

21 1 Đức Chúa viếng thăm bà Xa-ra như Người đã phán, và Người đã làm cho bà như Người đã hứa. 2 Bà Xa-ra có thai và sinh cho ông Áp-ra-ham một con trai khi ông đã già, vào thời kỳ Thiên Chúa đã hứa. 3 Và ông Áp-ra-ham đã đặt tên cho đứa con mà bà Xa-ra sinh ra cho ông, ông đặt tên là I-xa-ác.

Đáp ca : Tv 104,1-2.3-4.5-6.8-9 (Đ. c.7a.8a)

Đ. Chính Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta,
giao ước đã lập ra, muôn đời Người nhớ mãi.

1Hãy tạ ơn Chúa, cầu khẩn danh Người,
vĩ nghiệp của Người, loan báo giữa muôn dân.
2Hát lên đi, đàn ca mừng Chúa,
và suy gẫm mọi kỳ công của Người.

Đ. Chính Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta,
giao ước đã lập ra, muôn đời Người nhớ mãi.

3Hãy tự hào vì danh thánh Chúa,
tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ.
4Hãy tìm Chúa và sức mạnh của Người,
chẳng khi ngừng tìm kiếm Thánh Nhan.

Đ. Chính Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta,
giao ước đã lập ra, muôn đời Người nhớ mãi.

5Hãy nhớ lại những kỳ công Người thực hiện,
những dấu lạ và những quyết định Người phán ra,
6hỡi anh em, dòng dõi Áp-ra-ham tôi tớ Chúa,
con cháu Gia-cóp được Người tuyển chọn !

Đ. Chính Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta,
giao ước đã lập ra, muôn đời Người nhớ mãi.

8Giao ước lập ra, muôn đời Người nhớ mãi,
nhớ lời đã cam kết đến ngàn thế hệ !
9Đó là điều đã giao ước cùng Áp-ra-ham,
đã đoan thề cùng I-xa-ác.

Đ. Chính Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta,
giao ước đã lập ra, muôn đời Người nhớ mãi.

Bài đọc 2 : Hr 11,8.11-12.17-19

Đức tin của ông Áp-ra-ham, của bà Xa-ra và của ông I-xa-ác.

Bài trích thư gửi tín hữu Híp-ri.

8 Thưa anh em, nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp. Ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. 11 Nhờ đức tin, cả bà Xa-ra vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín. 12 Bởi vậy, do một người duy nhất, một người kể như chết rồi mà đã sinh ra một dòng dõi nhiều như sao trời cát biển, không tài nào đếm được.

17 Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Áp-ra-ham đã hiến tế I-xa-ác ; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một. 18 Về người con này, Thiên Chúa đã phán bảo : Chính do I-xa-ác mà sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi. 19 Quả thật, ông Áp-ra-ham nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền năng cho người chết trỗi dậy. Rốt cuộc, ông đã nhận lại người con ấy như là một biểu tượng.

Tung hô Tin Mừng : Hr 1,1-2

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ ; nhưng vào thời sau hết, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Lc 2,22-40 

Hài Nhi ngày càng lớn lên, đầy khôn ngoan.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

22 Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, 23 như đã chép trong Luật Chúa rằng : “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”. 24 Ông bà cũng lên để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. 25 Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. 26 Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. 27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để làm điều người ta quen làm theo luật dạy, 28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng :

29“Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
30Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
31Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
32Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.”

33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những điều người ta nói về Người. 34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi : “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. 35 Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra.”

36 Lại cũng có một nữ ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, 37 rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. 38 Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.

39 Khi hai ông bà đã hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về thành của mình là Na-da-rét, miền Ga-li-lê. 40 Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Ca hiệp lễ : Br 3,38

Thiên Chúa đã xuất hiện trên mặt đất

và sống giữa loài người chúng ta.

SUY NIỆM

NÊN THÁNH

Là Kitô hữu, mỗi người chúng ta đều được kêu gọi cách đặc biệt: Anh em hãy sống thánh, để nên giống Thiên Chúa là Đấng Thánh (1Pr 1,15). Hơn nữa, ta không chỉ được mời gọi sống thánh một mình, mà còn là cùng nhau sống thánh. Hay nói cách khác, mỗi người, cùng với gia đình của mình, có thể cùng nhau nên thánh. Để từ đó, mỗi gia đình sẽ trở thành một Hội Thánh tại gia, “với tính cách là những lò lửa đức tin sống động và chiếu sáng” (GLHTCG, số 1656).

Lời mời gọi cùng nhau nên thánh được khởi đi trước hết từ mẫu gương Thánh Gia. Một gia đình tiêu biểu cho đời sống thánh thiện. Mỗi một thành viên đều ý thức rất rõ về ơn gọi và sứ vụ của mình. Ta thấy, cả ba thành viên trong gia đình thánh không sống ơn gọi của mình một cách riêng lẻ, nhưng là cùng nhau sống thánh trong sự hỗ tương. Bởi lẽ, mỗi một thành viên đều hiểu rõ cùng đích ơn gọi của cả ba đều là thi hành ý Chúa.

Mừng lễ Thánh Gia hôm nay, ta được mời gọi cách đặc biệt về việc hãy cùng nên thánh với chính gia đình của mình. Theo đó, mỗi một thành viên trong gia đình cần ý thức rõ về ơn gọi và sứ vụ của mình. Ngoài ra, ta cũng cần tích cực nâng đỡ nhau trong tinh thần hỗ tương. Bởi lẽ, khi ta cùng nhau ý thức như thế, ta sẽ có thể đặt gia đình của mình vào trong một môi trường sống thánh.

Cách cụ thể, trong đời sống thiêng liêng, cả gia đình có thể cùng nhau công bố Tin Mừng, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau làm những việc đạo đức. Như thế, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ được nối kết với nhau không chỉ bằng mối dây tình thân, mà còn bằng mối dây của sự đạo đức. Ngoài ra, tinh thần cùng nên thánh sẽ giúp mỗi người ý thức hơn về những trách nhiệm và bổn phận của mình. Từ đó, mỗi người cũng sẽ chủ động hơn trong việc giúp đỡ và động viên nhau, ngõ hầu có thể cùng nhau xây dựng một cuộc sống trần thế tốt đẹp.  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con hiểu rõ và ý thức hơn về ơn gọi sống thánh ngay từ chính gia đình của mình. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

NĂM LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
ĐỂ TÁI KHÁM PHÁ TINH THẦN LỄ GIÁNG SINH

Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, “thách thức của Lễ Giáng Sinh” hệ tại khám phá ra nơi sự giáng sinh của Chúa Kitô một “sự nhỏ bé” vốn tiếp nhận tất cả sự nghèo khổ, những tổn thương, bất lực của chúng ta và bao bọc chúng ta bằng một “sự dịu dàng mang tính cách mạng”, thúc đẩy phát triển một “đức ái có tính sáng tạo mới mẻ”.

Viếng thăm Chúa Giêsu nơi những máng cỏ nghèo nàn của thế giới chúng ta

Suy niệm về mầu nhiệm giáng sinh của Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy để mình được “chất vấn bởi Chúa Hài Nhi” mà mẹ Ngài, Đức Maria, đã đặt trong một máng cỏ. Máng cỏ này, “dùng để đưa thức ăn vào miệng và tiêu thụ nhanh hơn”, đối với Đức Thánh Cha, là biểu tượng cho “sự tham lam tiêu thụ” của xã hội chúng ta. Ngài lưu ý: “Một nhân loại tham lam tiền bạc, tham lam quyền lực và tham lam lạc thú không có chỗ cho những người bé nhỏ, cho vô số trẻ em chưa chào đời, cho người nghèo, những người bị lãng quên”.

Trái lại, đối mặt với “sự háo hức tham lam” này, Thiên Chúa tự đặt mình vào “máng cỏ của sự loại trừ và thiếu tiện nghi”. Đức Thánh Cha nói : “Họ nằm trong những “máng cỏ phẩm giá” bẩn thỉu: trong hầm trú ẩn dưới lòng đất để trốn tránh bom đạn, trên vỉa hè của một thành phố lớn, dưới đáy con thuyền chở đầy người di cư…”.

Chúa Giêsu “sinh ra nghèo khó”, “sẽ sống nghèo khó” và “sẽ chết nghèo khó”. Người không “phát biểu nhiều về nghèo đói”, nhưng ngài “đã sống nó một cách trọn vẹn vì chúng ta”. Người trở nên “gần gũi và khiêm nhường”. Một lần nữa Đức Thánh Cha chất vấn : chúng ta có muốn “ở bên cạnh Người” không? Chúng ta có “đến gần Người hơn”, “chúng ta có yêu mến sự nghèo khó của Người” không? “Chúng ta có đến thăm Người nơi Người ở, tức là những máng cỏ nghèo nàn trên thế giới của chúng ta” không?

(Bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh, tháng 12 năm 2016 và 2022)

Chấp nhận sự nhỏ bé của chúng ta

Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, sự ra đời của Chúa Giêsu cũng khơi dậy một “sự kinh ngạc tai tiếng”: “Đấng ôm lấy vũ trụ lại cần được ôm trong vòng tay. Đấng tạo ra mặt trời cần được sưởi ấm. Bản thân Người là sự dịu dàng lại cần được nuông chiều. Tình yêu vô hạn có một trái tim bé nhỏ, với nhịp đập yếu ớt. Lời vĩnh cửu lại là trẻ thơ”.

Do đó, đối với Đức Phanxicô, “thách thức của Lễ Giáng Sinh” hệ tại việc chấp nhận sự nhỏ bé này. Bao gồm cả sự nhỏ bé của chúng ta, “nơi những gì khiến chúng ta cảm thấy yếu đuối, mong manh, thiếu thốn, thậm chí có thể là thất bại”. Thiên Chúa tỏ mình ra trong sự nhỏ bé, nhưng “loài người không hiểu được Người. Người trở nên nhỏ bé trong mắt thế giới và chúng ta tiếp tục tìm kiếm sự vĩ đại theo thế giới, thậm chí đôi khi có lẽ nhân danh Người”.

Nguy cơ là bỏ lỡ điều cốt yếu. “Thiên Chúa muốn đến nơi những điều nhỏ bé  nhất của cuộc sống chúng ta, Người muốn sống những thực tế hàng ngày, những cử chỉ đơn giản mà chúng ta thực hiện ở nhà, trong gia đình, ở trường học, nơi làm việc. Chính trong cuộc sống bình thường của chúng ta mà Người muốn thực hiện những điều phi thường.” Thiên Chúa “không leo lên trong sự vĩ đại,” nhưng “đi xuống trong sự nhỏ bé”. Sự nhỏ bé là “con đường Người đã chọn để đến với chúng ta, chạm đến trái tim chúng ta, cứu rỗi chúng ta và đưa chúng ta trở lại với những gì quan trọng”.

(Bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh, tháng 12 năm 2021)

Đồng ý được yêu thương cách nhưng không

Ngôn sứ Isaia đã nói tiên tri:  “Một người con đã được sinh ra cho chúng ta”; Thánh vịnh nói: “Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta”; Chúa Giêsu “đã hiến thân cho chúng ta”, Thánh Phaolô tuyên bố trong thư gửi Titô; và sứ thần trong Tin Mừng Luca loan báo: “Hôm nay một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em”. Từ “cho” không ngừng quay trở lại suốt đêm nay.

Điều đó có nghĩa là gì? Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời rằng Con Thiên Chúa đến để làm cho chúng ta trở thành những người con “được ân sủng chúc lành”. Đó là “điểm khởi đầu của mọi sự tái sinh”, là “trái tim không thể phá hủy của niềm hy vọng của chúng ta”, là “lõi sáng duy trì sự tồn tại”.

Bất kể “những phẩm chất và lỗi lầm của chúng ta”, “những vết thương và thất bại trong quá khứ”, “những nỗi sợ hãi và lo lắng cho tương lai”, “những khó khăn thử thách”, Thiên Chúa nói với chúng ta vào lễ Giáng Sinh: “Con là một điều kỳ diệu”, “ Thưa anh chị em, đừng mất can đảm”, “Ta ở cùng con”, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta một lần nữa… Và tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta “không phụ thuộc và sẽ không bao giờ phụ thuộc vào chúng ta”: đó là một “tình yêu nhưng không”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng đó là “bí quyết của Người để đi vào trái tim chúng ta”. Thiên Chúa biết rằng cách duy nhất để cứu chúng ta, để “chữa lành chúng ta từ bên trong”, đó là “yêu thương chúng ta”. “Không có cách nào khác.” Ngài biết rằng chúng ta chỉ tiến bộ bằng cách “đón nhận tình yêu không mệt mỏi của Ngài”, tình yêu này “không thay đổi nhưng thay đổi chúng ta”.

(Bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh, tháng 12 năm 2020)

Nhận biết Chúa Giêsu Kitô là ai

Đoàn dân đang bước đi trong bóng tối đã nhìn thấy một ánh sáng huy hoàng” (Is 9,1). Đêm Giáng Sinh cho thấy “thực tế sâu xa về con người chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô suy niệm: chúng ta là “một đoàn dân đang lữ hành”, và có bóng tối và ánh sáng “xung quanh chúng ta” và cả “trong chúng ta”. Lộ trình này thể hiện “mầu nhiệm của việc bước đi và nhìn thấy”.

Trong cuộc hành trình “hướng về Đất Hứa” này, đoàn dân có lúc là “những người hành hương” và có lúc là “những người lang thang”, tùy thuộc vào sự luân phiên giữa “những khoảnh khắc ánh sáng và bóng tối, trung thành và bất trung, vâng phục và nổi loạn”. Chúng ta tìm thấy sự luân phiên tương tự này trong lịch sử cá nhân của mình. Đức Thánh Cha giải thích : “Chúng ta bước đi trong ánh sáng, nhưng nếu trái tim chúng ta khép lại, nếu tính kiêu ngạo, dối trá, thì việc tìm kiếm lợi ích riêng chiếm ưu thế trong chúng ta, thì bóng tối sẽ bao trùm chúng ta và xung quanh chúng ta.”

Chính ở trung tâm của thực tại này mà Thiên Chúa đã nhập thể nơi Chúa Giêsu, “Tình yêu đã trở nên xác thịt”. Đức Thánh Cha nhắc nhớ :  “Người đã đi vào lịch sử của chúng ta, Người đã chia sẻ con đường của chúng ta. Người đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng tối và ban cho chúng ta ánh sáng.” Do đó, thật quan trọng để nhận ra Người là ai. “Người không chỉ là bậc thầy khôn ngoan, Người không phải là một lý tưởng mà chúng ta hướng tới và chúng ta biết rằng chúng ta thật xa cách Người, Người là ý nghĩa của cuộc sống và của lịch sử, đã dựng lều ở giữa chúng ta”.

(Bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh, tháng 12 năm 2013)

Biến đổi sức mạnh sợ hãi thành sức mạnh bác ái

Trong Tin Mừng, việc Chúa Giêsu giáng sinh mang hình thức “một câu chuyện đơn giản để dìm chúng ta vào biến cố làm thay đổi lịch sử của chúng ta mãi mãi. Mọi thứ, trong đêm đó, đã trở thành nguồn hy vọng”.

Tại Bêlem, Đức Maria và Thánh Giuse đến “một vùng đất mà họ không hề mong đợi, một vùng đất không có chỗ cho các ngài”. Trong “bóng tối” của thành phố này, “tia lửa cách mạng của lòng dịu dàng của Thiên Chúa đã bùng lên”. Trong bước chân của Thánh Giuse và Mẹ Maria “có nhiều bước chân ẩn giấu”. Bước chân của những người, bằng cả gia đình hay bị tách rời người thân, buộc phải rời bỏ nhà cửa, bị trục xuất khỏi quê hương hoặc phải chạy trốn để sinh tồn…

Đức Thánh Cha suy niệm : “Đức tin của đêm nay khiến chúng ta nhận ra Thiên Chúa hiện diện trong mọi hoàn cảnh mà chúng ta nghĩ Người vắng mặt. Người được nhận thấy nơi vị khách lộ liễu, nhiều khi khó nhận ra, vốn đi qua các thành phố của chúng ta, qua những khu dân cư của chúng ta, đi trên xe buýt của chúng ta, gõ cửa nhà chúng ta”.

Ngoài ra, đối với Đức Phanxicô, Lễ Giáng Sinh là thời gian để “biến sức mạnh sợ hãi thành sức mạnh bác ái”, thành sức mạnh cho một “đức ái có tính sáng tạo mới mẻ”. Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng, trong ngày lễ này, “sự dịu dàng mang tính cách mạng” của Thiên Chúa khiến chúng ta cảm thấy “được mời gọi đảm trách về niềm hy vọng và sự dịu dàng của người dân chúng ta”.

(Bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh, tháng 12 năm 2017)

Gilles Donada

Chuyển ngữ: Tý Linh Theo nhật báo La Croix – Nguồn: xuanbichvietnam.net