LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ BẢY TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN

Saturday of the Thirty-third Week in Ordinary Time

Mark 12:18-27. When We Do not Understand Like The Sadducees

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 20:27-40

Some Sadducees, those who deny that there is a resurrection,
came forward and put this question to Jesus, saying,
“Teacher, Moses wrote for us,
If someone’s brother dies leaving a wife but no child,
his brother must take the wife
and raise up descendants for his brother.

Now there were seven brothers;
the first married a woman but died childless.
Then the second and the third married her,
and likewise all the seven died childless.
Finally the woman also died.
Now at the resurrection whose wife will that woman be?
For all seven had been married to her.”
Jesus said to them,
“The children of this age marry and remarry;
but those who are deemed worthy to attain to the coming age
and to the resurrection of the dead
neither marry nor are given in marriage.
They can no longer die,
for they are like angels;
and they are the children of God
because they are the ones who will rise.
That the dead will rise
even Moses made known in the passage about the bush,
when he called ‘Lord’
the God of Abraham, the God of Isaac, and the God of Jacob;
and he is not God of the dead, but of the living,
for to him all are alive.”
Some of the scribes said in reply,
“Teacher, you have answered well.”
And they no longer dared to ask him anything.

Bài đọc :

Ca nhập lễ : Gr 29,11.12.14

Chúa phán : “Ý định của Ta

là làm cho các ngươi được bình an

chứ không phải đau khổ.

Bấy giờ các ngươi cầu cứu Ta,

và Ta sẽ nhận lời,

Ta sẽ đưa các ngươi trở về

từ khắp chốn lưu đày.”

Bài đọc 1 : 1 Mcb 6,1-13

Chính vì những hành vi tàn bạo tôi đã làm ở Giê-ru-sa-lem mà tôi phải chịu buồn phiền vô hạn.

Bài trích sách Ma-ca-bê quyển thứ nhất.

1 Hồi đó, vua An-ti-ô-khô rảo khắp các miền thượng du. Vua nghe tin ở Ba-tư có thành Ê-ly-mai, một thành nổi tiếng vì nhiều của cải vàng bạc. 2 Đền thờ trong thành cũng có nhiều báu vật, có cả những mảnh giáp trụ bằng vàng, có áo giáp và vũ khí mà con vua Phi-líp-phê là A-lê-xan-đê đã để lại ; ông này là vua miền Ma-kê-đô-ni-a và là người đầu tiên cai trị nước Hy-lạp. 3 Vậy vua An-ti-ô-khô đã tới đó, tìm cách đánh chiếm và cướp phá thành, nhưng không thành công, vì dân trong thành đã hay tin trước. 4 Họ đứng lên giao chiến chống lại vua khiến vua phải bỏ chạy về Ba-by-lon, lòng buồn não ruột. 5 Bấy giờ vua đang ở Ba-tư. Có người đến báo cho vua biết là các đoàn quân sang đất Giu-đa đã bị thảm bại : 6 Tướng Ly-xi-a chỉ huy đoàn quân tinh nhuệ nhất đã bị người Do-thái đẩy lui. Những người này càng thêm mạnh nhờ vũ khí, quân nhu và và nhiều chiến lợi phẩm thu được của những đoàn quân đã bị họ đánh tan tành. 7 Họ đã triệt hạ Đồ ghê tởm do vua xây ở trên bàn thờ dâng lễ toàn thiêu tại Giê-ru-sa-lem, rồi xây tường luỹ cao chung quanh Thánh Điện giống như ngày xưa. Cả thành Bết Xua của vua, họ cũng xây như vậy. 8 Nghe tin ấy, vua rất đỗi kinh hoàng. Vua lâm bệnh liệt giường vì phiền não, lại cũng vì sự việc không diễn ra như lòng mong ước. 9 Vua nằm liệt như thế đã lâu, nỗi buồn cứ ngày đêm ray rứt. Tưởng như ngày chết đã gần kề, 10 vua cho vời bạn hữu đến và nói : “Tôi không thể chợp mắt, vì nỗi âu lo canh cánh bên lòng. 11 Tôi tự nhủ : Tại sao giờ đây tôi phải điêu đứng khổ sở như thế này ? Trước kia, khi đang cầm quyền, tôi hạnh phúc và được yêu mến biết bao ! 12 Nhưng bây giờ, nhớ lại thời ở Giê-ru-sa-lem, tôi đã lấy mọi vật dụng bằng bạc bằng vàng, đã sai người đi tiêu diệt dân cư ở miền Giu-đa mà không có lý do chính đáng. Hồi tưởng lại những hành vi tàn bạo đó, 13 tôi biết chắc rằng chính vì thế mà tôi gặp phải bao nhiêu tai biến, và giờ đây sắp phải chết nơi đất khách quê người vì buồn phiền vô hạn.”

Đáp ca : Tv 9,2-3.4 và 6.16 và 19 (Đ. x. c.15c)

Đ. Lạy Chúa, con hoan hỷ vì được Ngài cứu thoát.

2Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ,
kể ra đây muôn việc lạ Chúa làm.
3Mừng Ngài, con hân hoan nhảy múa,
đàn hát kính danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao.

Đ. Lạy Chúa, con hoan hỷ vì được Ngài cứu thoát.

4Ngài xuất hiện, địch thù con tháo lui,
chúng té nhào mà chết.
6Ngài hăm doạ chư dân, tiêu diệt lũ gian tà,
tên tuổi chúng, cũng xoá đi vĩnh viễn.

Đ. Lạy Chúa, con hoan hỷ vì được Ngài cứu thoát.

16Kìa chư dân sa vào hố chúng đào,
chân mắc lưới chính mình giăng sẵn.
19Nhưng người túng thiếu không mãi bị bỏ quên,
kẻ nghèo khổ chẳng tuyệt vọng bao giờ.

Đ. Lạy Chúa, con hoan hỷ vì được Ngài cứu thoát.

Tung hô Tin Mừng : x. 2 Tm 1,10

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đấng Cứu Độ chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Lc 20,27-40

Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

27 Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. 28 Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su : “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này : Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. 29 Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. 30 Người thứ hai, 31 rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. 32 Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. 33 Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ?”

34 Đức Giê-su đáp : “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, 35 chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. 36 Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. 37 Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. 38 Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.”

39 Bấy giờ có mấy người thuộc nhóm kinh sư lên tiếng nói : “Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm.” 40 Thế là họ không dám chất vấn Người điều gì nữa.

Ca hiệp lễ : Tv 72,28 

Hạnh phúc của tôi là ở kề bên Chúa,

chốn ẩn thân đặt ở Chúa Trời.

SUY NIỆM

SỰ SỐNG LẠI

Ở trình thuật Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dựa vào Torah mà nhóm Xa-đốc rất tin tưởng để giải thích niềm tin phục sinh. Người nói rằng khi Thiên Chúa đang nói với Môsê, Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa của các tổ phụ Abraham, Isaac và Jacob. Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, không phải của kẻ chết.

Thật vậy, trong cái nhìn của nhóm Xađốc, cái chết làm chấm dứt tất cả mọi sự, không còn sự sống nào sau cái chết. Đó là cái nhìn sai lầm vì trong Thiên Chúa không có người tin nào phải chết đời đời. Nhóm Xa-đốc không tin vào sự sống đời sau, nên đã không thể đón nhận lời của Đức Giêsu.

Đối với mỗi tín hữu, chúng ta được Thiên Chúa biến đổi. Chúng ta tin vào sự sống đời sau, diễn ra trong một cộng đoàn các phúc nhân trong Nước Trời, nơi tội lỗi và đau khổ không còn tồn tại.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin biến đổi chúng con trở nên những con người mới trong Thánh Thần, và dẫn đưa chúng con vào sự sống của Ngài. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa

Trong bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 22/11/2023, tiếp tục với cảm hứng từ tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Thánh Cha chia sẻ với các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô về chủ đề: lời loan báo Tin Mừng được dành cho tất cả mọi người. Khi Thiên Chúa chọn một người là để yêu thương mọi người, để đến với nhiều người. Do đó, Kitô hữu có sứ mạng phổ quát, được mời gọi loan báo Tin Mừng cho mọi người, và lời mời gọi của Chúa không phải là đặc quyền nhưng là để phục vụ.

Theo Đức Thánh Cha, Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa chọn một số người làm nhân chứng cho Người và qua họ, tình yêu của Người đến được với nhiều người hơn, cho đến tận cùng trái đất. Chúa cũng đã chọn chúng ta để truyền đạt thông điệp của Người cho những anh chị em khác chưa biết Người. Ơn gọi này là một hồng ân mà chúng ta không được coi như một đặc ân nhưng như một sự phục vụ; và một trách nhiệm đòi hỏi sự gắn kết và trung thành từ chúng ta. Ngài nhắc rằng Kitô hữu không phải là nhóm đặc quyền sở hữu Tin Mừng, nhưng là công cụ để đưa Chúa đến với người khác.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Lời loan báo Kitô giáo dành cho tất cả mọi người

Anh chị em thân mến!

Sau khi đã thấy trong bài giáo lý lần trước rằng lời loan báo của Kitô giáo là niềm vui, hôm nay chúng ta hãy tập trung vào khía cạnh thứ hai: cho tất cả mọi người, lời loan báo Kitô giáo dành cho tất cả mọi người. Khi chúng ta thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu, điều kỳ diệu của cuộc gặp gỡ này sẽ tràn ngập cuộc sống của chúng ta và đòi phải được rao giảng cho người khác. Đây chính là điều Người mong muốn, là Tin Mừng của Người dành cho mọi người. Thực vậy, Tin Mừng có một “sức mạnh nhân bản hóa”, một sự thành toàn của cuộc sống được dành cho mọi người nam nữ, bởi vì Chúa Kitô đã sinh ra, chết và sống lại cho mọi người.

Mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng

Trong tông huấn Niềm vui của Tin Mừng (Evangelii gaudium) có viết: “Mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng. Các Kitô hữu có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng và không loại trừ bất cứ ai, không phải như một người áp đặt một nghĩa vụ mới, nhưng như một người chia sẻ niềm vui, chỉ ra một chân trời của cái đẹp, mời gọi đến dự một bữa tiệc ngon. Giáo hội không phát triển nhờ chiêu dụ tín đồ nhưng ‘nhờ sự thu hút’” (số 14).

Phục vụ mục đích phổ quát của Tin Mừng

Anh chị em thân mến, chúng ta cảm thấy mình đang phục vụ mục đích phổ quát của Tin Mừng, là dành cho mọi người; và chúng ta được nhận ra bởi khả năng vượt trên chính mình. Để một lời loan báo trở thành một lời loan báo thật sự thì cần phải vượt trên chính mình, và nó cũng phải có khả năng vượt qua mọi ranh giới. Các Kitô hữu gặp nhau ở sân nhà thờ nhiều hơn ở phòng thánh, và đi “qua các quảng trường và đường phố trong thành phố” (Lc 14,21). Họ phải cởi mở và rộng mở, “hướng ngoại”, và tính cách này đến từ Chúa Giêsu, Đấng đã biến sự hiện diện của Người trên thế giới thành một hành trình liên tục, nhằm đến với mọi người, thậm chí bằng cách học hỏi từ một số cuộc gặp gỡ của Người.

Theo nghĩa này, Tin Mừng thuật lại cuộc gặp gỡ bất ngờ của Chúa Giêsu với một phụ nữ ngoại kiều, một người Canaan, xin Người chữa lành cho đứa con gái bị bệnh của bà (xem Mt 15,21-28). Chúa Giêsu từ chối và nói rằng Người chỉ được sai đến “với những con chiên lạc của nhà Israel” và rằng “không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con” (c. 24,26). Nhưng người phụ nữ, với sự khăng khăng đặc thù của những người đơn sơ, trả lời rằng ngay cả “chó cũng ăn những mảnh vụn trên bàn ăn của chủ rơi xuống” (c. 27). Chúa Giêsu bị đánh động và nói với bà: “Này bà, đức tin của bà mạnh thật! Bà muốn sao thì sẽ được vậy” (c. 28). Cuộc gặp gỡ với người phụ nữ này có điều đặc biệt. Không chỉ có người nào đó làm thay đổi ý định của Chúa Giêsu, người này là một phụ nữ ngoại kiều và ngoại đạo; nhưng chính Chúa tìm thấy sự xác nhận cho sự kiện rằng việc rao giảng của Người không được chỉ giới hạn ở dân tộc của Người, nhưng phải rộng mở cho mọi người.

Thiên Chúa chọn một người để đến với nhiều người khác

Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng khi Thiên Chúa kêu gọi một người và lập giao ước với một số người, Người luôn theo tiêu chuẩn này: Người chọn một người để đến với nhiều người khác. Đây là tiêu chuẩn của Thiên Chúa, của việc Thiên Chúa chọn gọi. Tất cả những người bạn của Chúa đã cảm nghiệm được vẻ đẹp nhưng cũng cảm thấy trách nhiệm và sức nặng của việc được Người “tuyển chọn”. Họ cảm thấy chán nản trước những yếu đuối của mình hoặc việc mất đi sự an toàn. Nhưng cám dỗ lớn nhất là coi lời mời gọi như một đặc ân: xin đừng nghĩ như thế. Việc Chúa gọi không bao giờ là một đặc quyền. Chúng ta không thể nói rằng chúng ta có đặc quyền so với những người khác. Không. Chúa gọi là để phục vụ. Và Chúa chọn một người để yêu thương mọi người, để đến với mọi người

Cũng để ngăn chặn cám dỗ đồng nhất Kitô giáo với một nền văn hóa, với một sắc tộc, với một hệ thống. Thật ra, khi làm như thế, Kitô giáo đánh mất đặc tính Công giáo thực sự của mình, tức là dành cho mọi người, là có tính phổ quát: không phải của một nhóm nhỏ thuộc hạng nhất được tuyển chọn. Chúng ta đừng quên: Thiên Chúa chọn một người để yêu thương mọi người. Đây là chiều kích phổ quát. Tin Mừng không chỉ dành cho tôi, nhưng cho tất cả mọi người. Chúng ta đừng quên điều này.

Vatican News