Thursday of the Fourth Week of Advent
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Lk 1:57-66
When the time arrived for Elizabeth to have her child
she gave birth to a son.
Her neighbors and relatives heard
that the Lord had shown his great mercy toward her,
and they rejoiced with her.
When they came on the eighth day to circumcise the child,
they were going to call him Zechariah after his father,
but his mother said in reply,
“No. He will be called John.”
But they answered her,
“There is no one among your relatives who has this name.”
So they made signs, asking his father what he wished him to be called.
He asked for a tablet and wrote, “John is his name,”
and all were amazed.
Immediately his mouth was opened, his tongue freed,
and he spoke blessing God.
Then fear came upon all their neighbors,
and all these matters were discussed
throughout the hill country of Judea.
All who heard these things took them to heart, saying,
“What, then, will this child be?
For surely the hand of the Lord was with him.”
BÀI ĐỌC
Bài đọc 1 : Ml 3,1-4.23-24
Này Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi, trước khi ngày của Đức Chúa đến.
Bài trích sách ngôn sứ Ma-la-khi.
1 Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này : Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh Điện của Người. Kìa, vị sứ giả của giao ước mà các ngươi đợi trông đang đến, – Đức Chúa các đạo binh phán. 2 Ai chịu nổi ngày Người đến ? Ai đứng được khi Người xuất hiện ? Quả thật, Người như lửa của thợ luyện kim, như thuốc tẩy của thợ giặt. 3 Người sẽ ngồi để luyện kim tẩy bạc ; Người sẽ thanh tẩy con cái Lê-vi và tinh luyện chúng như vàng, như bạc. Bấy giờ, đối với Đức Chúa, chúng sẽ là những kẻ đến dâng lễ vật, theo lẽ công chính. 4 Lễ vật của Giu-đa và của Giê-ru-sa-lem sẽ làm đẹp lòng Đức Chúa như những ngày xa xưa, như những năm thuở trước.
23 Này Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi, trước khi Ngày của Đức Chúa đến, ngày trọng đại và kinh hoàng. 24 Nó sẽ đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu và đưa tâm hồn con cháu trở lại với cha ông, kẻo khi Ta đến, Ta sẽ đánh phạt xứ sở đã bị án tru diệt.
Đáp ca : Tv 24,4-5a.8-9.10 và 14 (Đ. Lc 21,28)
Đ. Hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.
4Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết,
lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con.
5aXin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài
và bảo ban dạy dỗ,
vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con.
Đ. Hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.
8Chúa là Đấng nhân từ chính trực, chỉ lối cho tội nhân,
9dẫn kẻ nghèo hèn đi theo đường công chính,
dạy cho biết đường lối của Người.
Đ. Hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.
10Tất cả đường lối Chúa đều là yêu thương và thành tín
đối với những kẻ nào giữ giao ước và lề luật Chúa.
14Chúa xử thân tình với những ai kính sợ Chúa
và cho họ biết giao ước của Người.
Đ. Hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.
Tung hô Tin Mừng
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Đức Ki-tô là Vua muôn nước, là đá tảng góc tường của toà nhà Giáo Hội. Xin ngự đến và cứu độ con người, Chúa đã lấy đất mà dựng nên. Ha-lê-lui-a.
TIN MỪNG : Lc 1,57-66
Ông Gio-an Tẩy Giả chào đời.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
57 Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. 58 Nghe biết Chúa đã rộng lòng thương xót bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.
59 Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. 60 Nhưng bà mẹ lên tiếng nói : “Không được ! Phải đặt tên cháu là Gio-an.” 61 Họ bảo bà : “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả.” 62 Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em là gì. 63 Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết : “Tên cháu là Gio-an.” Ai nấy đều bỡ ngỡ. 64 Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. 65 Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. 66 Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi : “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.
SUY NIỆM
ĐẶT TÊN
Theo truyền thống Do Thái, tên gọi là biểu hiện của tình thương Thiên Chúa ban. Tên cũng tiên báo về sứ mạng tương lai của một người. Chính vì thế mà các tên gọi của người Do Thái thường mang một ý nghĩa nào đó.
Ông Dacaria, sau biến cố xảy ra với mình, đã cảm nhận được hồng ân dư tràn mà Thiên Chúa đã ban cho gia đình ông, là có được thai nhi trong lúc tuổi già và hài nhi đang tượng thai được Thiên Chúa chọn và trao ban sứ mạng cao cả là làm ngôn sứ dọn đường cho Ngôi Hai Thiên Chúa ngự đến. Nên đến ngày đặt tên, ông Dacaria và bà Êlisabét đã vâng lời Thiên Chúa và đặt tên cho con mình là Gioan, mặc dù họ hàng thân thích không muốn, nhưng ông bà vẫn giữ lòng tín trung và vẫn lấy tên mà Thiên Chúa đã truyền là Gioan mà đặt cho con mình.
Ông bà muốn dành người con này để tạ ơn Thiên Chúa về những ân huệ Chúa đã ban, vì Gioan trong tiếng Do Thái có nghĩa là Thiên Chúa ban ơn.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa, xin cho con luôn ý thức về danh xưng Kitô hữu mà Chúa đã ban cho và biết sống đúng với sứ mạng của tên gọi ấy. Xin đừng để con làm ô danh Chúa, nhưng biết làm cho danh Chúa rạng ngời. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
TẠI SAO THÁNH GIOAN PHAOLÔ II LẠI BẮT ĐẦU TRUYỀN THỐNG DỰNG CÂY THÔNG NOEL Ở VATICAN?
Thánh Gioan Phaolô II là vị Giáo hoàng đầu tiên cho dựng cây thông Noel ở Vatican, bắt đầu truyền thống vào năm 1982.
Lễ Giáng Sinh ở Vatican không phải lúc nào cũng có một cây thông to lớn được dựng ở giữa Quảng trường Thánh Phêrô. Nhưng chỉ đến khi vị Thánh Giáo hoàng người Ba Lan giới thiệu phong tục này, thì phong tục đó mới trở thành truyền thống hàng năm của Vatican.
Thánh Gioan Phaolô II yêu thích Lễ Giáng Sinh, đặc biệt là tất cả các truyền thống đến từ quê hương Ba Lan của ngài. Một người bạn của Đức Gioan Phaolô II đã giải thích trong cuốn Những câu chuyện về Thánh Gioan Phaolô II của Wlodzimierz Redzioch rằng: “Đức Giáo Hoàng rất nóng lòng muốn chúng tôi tổ chức các ngày lễ trong bầu không khí gia đình, theo truyền thống của Ba Lan… Đức Giáo Hoàng yêu thích cây thông Noel rất nhiều.”
Chỉ gần đây, người Ý mới chấp nhận truyền thống cây thông Noel, vì trước thế kỷ 20, cây thông Noel chủ yếu là truyền thống của các nước Bắc Âu. Đây là lý do tại sao một vị Giáo hoàng người Ba Lan lại giới thiệu truyền thống này tại Vatican.
Các truyền thống này cũng đã giúp gắn kết ngài trong tình đoàn kết với quê hương Ba Lan, quốc gia phải chịu thiết quân luật từ năm 1981-1983. Năm 1981, ngài đã áp dụng phong tục đặt một ngọn nến trên cửa sổ của mình trong Mùa Vọng và Giáng Sinh để biểu thị sự gần gũi của mình với người dân Ba Lan đang bị áp bức tại quê hương của ngài.
Sau đó vào năm 1999, Thánh Gioan Phaolô II đã giải thích về biểu tượng của cây thông Noel trong một bài diễn văn với những người hành hương đến từ Cộng hòa Séc.
Cùng với máng có, cây thông Noel đã tạo nên một bầu không khí Giáng Sinh đặc trưng và có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sứ điệp cứu độ mà Chúa Kitô đã đến để mang cho chúng ta qua cuộc Nhập thể của Người.
Từ chuồng chiên ở Bêlem cho đến Thập giá trên đồi Golgotha, bằng cả cuộc đời mình, Người đã làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Theo Thánh sử Gioan, Người là “ánh sáng thật soi sáng mọi người” (1,9).
Những ánh sáng lấp lánh trên cây thông Noel tượng trưng cho Ánh Sáng này, để củng cố kiến thức của chúng ta về mầu nhiệm cao cả này: nơi Chúa Kitô là ánh sáng, tâm hồn con người có thể được biến đổi.
Trong một bài diễn văn vào năm 2000, Thánh Gioan Phaolô II còn bày tỏ niềm yêu thích cây cối của mình và việc ngài yêu thích nhìn cây thông Noel từ cửa sổ của mình nhiều đến mức nào.
Trong những ngày qua, mỗi khi tôi nhìn ra khỏi cửa sổ làm việc của mình tại Quảng trường Thánh Phêrô, cây thông Noel đã vực dậy tinh thần của tôi. Tôi luôn yêu cây cối ở quê hương mình. Khi một người nhìn vào chúng, theo một cách nào đó, chúng sẽ bắt đầu nói. Một nhà thơ xem cây cối như những nhà giảng thuyết với một thông điệp sâu sắc: “Chúng không rao giảng về giáo thuyết hay giới luật, mà công bố quy luật cơ bản của cuộc sống.”
Năm 2004, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc nhớ về tính biểu tượng của cây thông Noel như một dấu hiệu của sự sống vĩnh cửu.
Bên cạnh máng có, như ở Quảng trường Thánh Phêrô, chúng ta tìm thấy “cây thông Noel” truyền thống. Đây cũng là một truyền thống cổ xưa đề cao giá trị của sự sống, vì vào mùa đông, cây thông thường xanh trở thành dấu hiệu của sự sống bất diệt. Những món quà Giáng Sinh thường được đặt trên cây này hay sắp xếp dưới gốc của nó. Vì thế, biểu tượng này cũng trở nên hùng hồn theo một ý nghĩa Kitô giáo đặc trưng: nó gợi nhớ đến “cây sự sống” (x. St 2,9), một hình bóng của Đức Kitô, món quà tối cao của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Do đó, thông điệp của cây thông Noel chính là sự sống sẽ “mãi mãi xanh tươi” nếu chúng ta biết cho đi món quà đó: một món quà không phải quá nhiều về vật chất, mà là chính sự sống: trong tình bạn và tình cảm chân thành, trong sự giúp đỡ và tha thứ của tình huynh đệ, trong thời gian lắng nghe với tâm tình chia sẻ và dành cho nhau.
Gần 40 năm sau, cây thông Noel tiếp tục trở thành một hình ảnh vững chãi ở Quảng trường Thánh Phêrô, tất cả là vì một vị Giáo hoàng đã nhung nhớ quê nhà, mong muốn được đón Giáng Sinh như khi ngài còn ở quê nhà.
Linh mục Philip Kosloski – Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên chuyển ngữ từ aleteia.org
Nguồn: giaophanvinhlong.net