LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN

Twenty-fourth Sunday in Ordinary Time

Sermon: The Parable of the Unforgiving Servant. Matthew Chapter 18 v 21 -  35 - St Wilfrid's

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mt 18:21-35

Peter approached Jesus and asked him,
“Lord, if my brother sins against me,
how often must I forgive?
As many as seven times?”
Jesus answered, “I say to you, not seven times but seventy-seven times.
That is why the kingdom of heaven may be likened to a king
who decided to settle accounts with his servants.
When he began the accounting,
a debtor was brought before him who owed him a huge amount.
Since he had no way of paying it back,
his master ordered him to be sold,
along with his wife, his children, and all his property,
in payment of the debt.
At that, the servant fell down, did him homage, and said,
‘Be patient with me, and I will pay you back in full.’
Moved with compassion the master of that servant
let him go and forgave him the loan.
When that servant had left, he found one of his fellow servants
who owed him a much smaller amount.
He seized him and started to choke him, demanding,
‘Pay back what you owe.’
Falling to his knees, his fellow servant begged him,
‘Be patient with me, and I will pay you back.’
But he refused.
Instead, he had the fellow servant put in prison
until he paid back the debt.
Now when his fellow servants saw what had happened,
they were deeply disturbed, and went to their master
and reported the whole affair.
His master summoned him and said to him, ‘You wicked servant!
I forgave you your entire debt because you begged me to.
Should you not have had pity on your fellow servant,
as I had pity on you?’
Then in anger his master handed him over to the torturers
until he should pay back the whole debt.
So will my heavenly Father do to you,
unless each of you forgives your brother from your heart.”

Bài đọc :

Ca nhập lễ : x. Hc 36,18

Lạy Chúa, xin ban bình an

cho những người trông đợi Chúa.

Xin cho các ngôn sứ của Ngài

được luôn luôn trung thực.

Xin nghe tiếng nguyện cầu

của toàn thể dân Chúa.

Bài đọc 1 : Hc 27,30 – 28,7

Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha.

Bài trích sách Huấn ca.

2730Oán hờn và giận dữ là những điều ghê tởm,
về chuyện đó kẻ tội lỗi có biệt tài.
281Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của Đức Chúa,
tội lỗi nó, Người xem xét từng ly.
2Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác,
thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha.
3Người với người cứ nuôi lòng hờn giận,
thế mà lại xin Đức Chúa chữa lành !
4Nó chẳng biết thương người đồng loại,
mà lại dám xin tha tội cho mình !
5Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận,
thì ai sẽ xin tha tội cho nó ?
6Hãy nhớ đến ngày tận số
mà chấm dứt hận thù,
nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết
mà trung thành giữ các điều răn.
7Hãy nhớ đến các điều răn
mà đừng oán hờn kẻ khác,
nhớ đến giao ước của Đấng Tối Cao
mà không chấp nhất điều lầm lỗi.

Đáp ca : Tv 102,1-2.3-4.9-10.11-12 (Đ. c.8)

Đ. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương.

1Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh !
2Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

Đ. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương.

3Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi,
thương chữa lành các bệnh tật ngươi.
4Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt,
bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà.

Đ. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương.

9Chúa là Đấng chẳng trách cứ luôn luôn,
không oán hờn mãi mãi.
10Người không cứ tội ta mà xét xử,
không trả báo ta xứng với lỗi lầm.

Đ. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương.

11Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất,
tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.
12Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm,
tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.

Đ. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương.

Bài đọc 2 : Rm 14,7-9

Dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa Ki-tô.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

7 Thưa anh em, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. 8 Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa ; 9 vì Đức Ki-tô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết.

Tung hô Tin Mừng : Ga 13,34

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mt 18,21-35

Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

21 Khi ấy, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng : “Thưa Ngài, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải đến bảy lần không ?” 22 Đức Giê-su đáp : “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.

23 “Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. 24 Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. 25 Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y, vợ con y, cùng tất cả tài sản mà trả nợ. 26 Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống lạy lục : ‘Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.’ 27 Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. 28 Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo : ‘Trả nợ cho tao !’ 29 Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống van xin : ‘Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.’ 30 Nhưng y không chịu, cứ đi tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. 31 Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. 32 Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo : ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, 33 thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?’ 34 Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. 35 Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”

Ca hiệp lễ : Tv 35,8 

Lạy Thiên Chúa,

tình thương Ngài quý trọng biết bao,

phàm nhân tìm bóng Ngài trú ẩn.

SUY NIỆM

VÌ ĐƯỢC CHÚA THA THỨ

Trong tác phẩm Con Đường, thánh Josemaria Escriva nói rằng: “Bạn xem, công lý của Chúa đầy xót thương. Công lý của con người thì trừng phạt kẻ thú tội. Còn công lý của Thiên Chúa thì thứ tha.”

Trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu hôm nay dạy chúng ta bài học về sự tha thứ vì chính Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta trước. Qua dụ ngôn ‘tên mắc nợ không biết thương xót’, Đức Giêsu muốn giáo huấn các môn đệ xưa cũng như người Kitô hữu hôm nay về sự tha thứ mà chúng ta phải có đối với anh chị em mình.

Quả vậy, bất cứ ai cảm nghiệm được ân huệ, niềm vui, sự bình an và tự do nội tâm khi được Chúa tha thứ, thì đến phiên mình, chúng ta cũng phải rộng lòng đón nhận lầm lỗi và thứ tha cho mọi người để trở nên nhân từ như Thiên Chúa. Có như thế, sự tha thứ mới làm nên vẻ đẹp đời sống người tín hữu, vẻ đẹp đề cao giá trị con người và vẻ đẹp của một thế giới đầy tình huynh đệ của con cái Thiên Chúa.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin giúp chúng con ngày càng ý thức về bài học tha thứ mà Chúa dạy, để trong cuộc sống hằng ngày chúng con biết sẵn lòng tha thứ cho anh chị em. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

TƯƠNG QUAN VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH:
SỰ THA THỨ VÀ ÂN SỦNG CỦA CHÚA

WHĐ (17.08.2023) – Trong cuộc sống, đôì khi vì những bất đồng, cãi cọ, tranh chấp và những hành vi thái quá khiến các thành viên trong gia đình tìm mọi cách để tránh dành thời gian cho nhau. Một số người thậm chí còn muốn cắt đứt luôn mối tương quan xã hội giữa họ và người thân. Vào thời điểm không ngừng bị tấn công từ các thế lực bên ngoài như hiện nay, thì điều quan trọng mà bất cứ gia đình nào cũng cần phải quan tâm đó là những xung đột nội bộ đang diễn ra, để có thể cùng nhau đứng vững, như là một gia đình.

Gia đình hạnh phúc và gia đình bất hạnh

Lời nhận xét thú vị được trích dẫn từ tác phẩm Anna Karenina của văn hào Tolstoy xuất hiện trong tâm trí tôi: “Tất cả các gia đình hạnh phúc đều giống nhau; mỗi gia đình bất hạnh đều bất hạnh theo cách riêng của họ”. Tôi tin rằng có thể có nhiều cách giải thích và bào chữa khác nhau về lý do cho sự bất hòa cũng như bất hạnh trong gia đình.

Những nguyên nhân có thể gây ra bất hòa trong gia đình

Thật ra, sự bất hòa có thể phát sinh từ bất kỳ nguyên nhân nào. Sống chung với nhau, hầu hết chúng ta đều biết đến những “nút nóng” riêng của từng người trong gia đình mình. Nói cách khác, đôi khi thật dễ dàng để khiến ai đó “nổi giận”, mặc dù người chạm vào nút nóng đó chỉ đơn thuần là để cho vui, nhưng người bị “nhấn nút” có thể không thấy sự hài hước, mà thay vào đó, là thấy bị tổn thương.

Đôi khi một thành viên trong gia đình có quan điểm mạnh mẽ về các chủ đề chính trị, văn hóa, hoặc tôn giáo trái ngược với quan điểm của các thành viên khác. Và sau đó, sự khác biệt này dẫn đến tình trạng giống như “dầu pha với nước” khiến cho sự khó chịu, khắc khẩu trở thành triệu chứng gây nên sự xa cách giữa các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, theo dòng thời gian, một số sự cạnh tranh, ghen tị nào đó giữa các anh chị em cũng có thể phát triển hơn lên. Điều này cũng không có gì lạ, bởi vì sự ganh tị giữa anh em ruột thịt đã tồn tại từ thời Cain và Abel.

Tha thứ lỗi lầm cho nhau

Mặc dù sự khác biệt, như được đề cập trên đây, có thể gây ra một số vấn đề, nhưng tình trạng khó chịu, căng thẳng liên tục ở một số gia đình có thể xuất phát từ thực tại sâu xa hơn đó là thiếu sự tha thứ cho những sai lầm của nhau trong quá khứ. Chẳng hạn, ai đó đã nói hoặc làm điều gì đó xúc phạm tôi, từ nay, tôi sẽ giữ khoảng cách và không muốn liên quan gì đến người ấy nữa. Nên việc họ có vô tình hay cố ý xúc phạm tôi hay không đều không quan trọng. Với tôi, tôi tin rằng họ luôn luôn thực sự có ý định làm tổn thương tôi. Bất cứ điều gì họ đã nói, đã làm trong thời điểm đó mà với tôi, là điều ngu ngốc hoặc gây tổn thương, tôi sẽ nắm chặt lấy nó, và gặm nhấm trong lòng thay vì tha thứ cho họ.

Đức Giám mục Barron kể lại câu chuyện về một vị giúp tĩnh tâm nói với một nhóm dự tĩnh tâm rằng: “Mỗi người hãy nghĩ đến một người nào đó mà mình thấy khó tiếp nhận nhất và hãy kể lại chi tiết những đặc điểm khiến người ấy trở nên quá đáng ghét đối với mình như vậy. Sau đó, ngài khuyên họ trở về phòng và cầu xin Chúa tha thứ cho những lỗi lầm giống như vậy nơi chính bản thân từng người”. Thật là một cơ hội tuyệt vời! Nhìn vào gương, và với sự trợ giúp đỡ của ơn Chúa, chúng ta có thể thực hiện bước đầu tiên để tha thứ và bỏ đi sự oán giận đối với những thành viên khó ưa trong gia đình.

Vết thương nuôi dưỡng thù hận

Tuy nhiên, việc không thừa nhận ai đó cũng như sự xáo trộn trong gia đình nói chung có thể vượt quá điều đơn giản là từ chối sự tha thứ và lòng thương xót. Tận cùng của vấn đề đó là sự tổn thương của chính chúng ta. Phải công nhận rằng, khi sống chung, ai trong chúng ta cũng đều có thể gây tổn thương và bị tổn thương cách nào đó. Có điều là, chúng ta ít khi quan tâm đến vết thương mình gây ra, nhưng lại rất lưu tâm đến vết thương của mình, chính mâu thuẫn này phát sinh những lời nói dối mà chúng ta tự trấn an mình. Những tổn thương nơi chúng ta tạo cơ hội cho ma quỷ gây ảnh hưởng đến suy nghĩ và khiến chúng ta lặp đi lặp lại và mở rộng những lời nói dối đó. Qua lăng kính méo mó này, chúng ta không còn nhìn thấy thực tại khách quan mà chỉ nhìn thấy những vết thương theo thành kiến của mình. Từ đó, chúng ta thường quan sát thành viên mà mình có ác cảm nói hoặc làm điều gì đó, và ngay lập tức, chúng ta giả định về động cơ của họ, và rồi, sự tổn thương đang có sẵn mở ra cho chúng ta khả năng phòng thủ và đưa ra những giả định thiên kiến. Tiến sĩ Edgar Schein nói rằng, chính điều này dẫn chúng ta đến những phản ứng cảm xúc không phù hợp, và chúng ta không biết rằng mình đã thực hiện một cú nhảy cấp độ Olympic dẫn đến một kết luận sai lầm. Và cứ thế, mối tương quan của chúng ta với thành viên ấy tiếp tục xuống dốc.

Chúng ta không nhìn như Thiên Chúa nhìn

Khi nhìn vào những tính cách khác biệt, những tính xấu, những điều khó chịu nơi các thành viên trong gia đình mình, chúng ta rất dễ quên rằng tất cả mọi người đều được dựng nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Không những thế, chúng ta cũng quên là Thiên Chúa yêu thương người khác vô bờ bến và vô điều kiện, bất chấp những gì tốt đẹp chúng ta không thấy nơi họ. Đồng thời, nhiều khi chúng ta không biết là có thể họ đang trải qua điều gì vào thời điểm khiến họ hành động như vậy, kể cả việc bản thân họ đang bị tổn thương vì lời nói hoặc hành vi của chính chúng ta.

Là con người, ai trong chúng ta cũng có những giới hạn nhất định, nên chúng ta không nhìn như Thiên Chúa nhìn, không thấy như Thiên Chúa thấy ngay cả khi chúng ta cố gắng để nhìn thấy điều tốt, điều chân thật, và điều đẹp đẽ nơi người khác. Thậm chí, dù có tháo bỏ những lăng kính méo mó của mình, thì chúng ta vẫn không thể nhìn thấy bức tranh bao quát hơn như Thiên Chúa thấy.

Hơn nữa, cũng không phải lúc nào chúng ta cũng nhìn nhận bản thân – hành vi và động cơ của chính mình – một cách rõ ràng và không thành kiến. Trên thực tế, đã bao nhiêu lần chúng ta nghĩ rằng không phải mình mà là người khác cần thay đổi như thế nào? Thật dễ dàng để chúng ta chỉ ra những sai phạm của người khác, nhưng lại thường mù quáng trước lỗi lầm của chính mình.

Xa lánh

Một số người có thể nói: “Tôi muốn hoặc thực sự cần phải tránh những người gây phiền hà và khiến tôi căng thẳng”. Liệu đây có phải là điều Chúa Giêsu đã làm khi Người thi hành sứ vụ công khai chăng? Các sách Phúc Âm cho thấy Chúa Giêsu đã luôn ở giữa đám đông, ngay cả với những người có hành vi sai trái, thậm chí cố ý đối xử tệ với Người.

Chúng ta thường chọn cách đơn giản nhất đó là né tránh những người thân trong gia đình mà chúng ta không ưa hoặc vì họ đã nói hoặc làm điều gì đó mà chúng ta coi là xúc phạm đến mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể làm điều này mãi mãi, vì đó chỉ là một cơ chế đối phó ngắn hạn. Xét cho cùng, cách chúng ta phản ứng với một người nào đó nói lên nhiều điều về chính chúng ta hơn là về họ.

Qua gương của Chúa Giêsu, bằng cách tương tác với những người ấy, rất có thể Người muốn chúng ta trở thành chứng tá về thế nào là tình yêu đích thực của Kitô hữu. Với ơn thánh, Chúa Giêsu muốn chúng ta thấy mình có thể thay đổi động cơ bằng cách thay đổi hành vi của chính mình ra sao. Từ đó, chúng ta có thể lớn lên trong nhân đức, và điều này chắc chắn cũng giúp ích cho các thành viên trong gia đình chúng ta.

Ơn trợ lực của Chúa

Thiên Chúa muốn giúp chúng ta yêu thương những người thân trong gia đình mình, nhưng đôi khi chúng ta, vì nhiều lý do, cảm thấy điều này là bất khả thi. Chúng ta cần ơn Chúa. Với sự luyện tập và trợ lực của ân sủng, chúng ta có thể học biết làm thế nào để không vấp ngã trước những lời nói, hành vi không thích hợp của người khác bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành vi của chính mình.

Chúng ta cũng cần cầu xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta lớn lên, không chỉ về sức mạnh mà còn về sự khôn ngoan và lòng bác ái. Ơn khôn ngoan để giúp chúng ta nhìn, hiểu, và đón nhận những thành viên khó ưa trong gia đình với sự kiên định, kiên trì, và kiên nhẫn. Lòng bác ái để giúp chúng ta lớn lên khi học cách tương tác với người khác, cả trong và ngoài gia đình, bằng tình yêu như Chúa yêu.

Đối với Thiên Chúa, không gì là không thể làm được” (Lc 1, 37). Liệu cách cư xử của chúng ta đối với những người trong gia đình có cho thấy chân lý này chăng? Liệu gia đình của chúng ta sẽ cho thấy chân lý này được thể hiện nơi chúng ta như thế nào?

***

Nếu bạn muốn đem lại hạnh phúc cho toàn thế giới,
hãy về nhà và yêu thương gia đình mình
.
(Thánh Têrêsa Calcutta).

Dom Cingoranelli

Nt. Anna Ngọc Diệp, OPDòng Đa Minh Thánh Tâm
Lược dịch từ: catholicstand.com (11. 08. 2023)