LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN III MÙA VỌNG

Wednesday of the Third Week of Advent

La liturgia diaria meditada – ¿Eres tú el que ha de venir o tenemos que  esperar a otro? (Lc 7, 19-23) 15/12 | Sacerdotes Catolicos

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 7:18b-23

At that time,
John summoned two of his disciples and sent them to the Lord to ask,
“Are you the one who is to come, or should we look for another?” 
When the men came to the Lord, they said,
“John the Baptist has sent us to you to ask,
‘Are you the one who is to come, or should we look for another?’”
At that time Jesus cured many of their diseases, sufferings, and evil spirits;
he also granted sight to many who were blind. 
And Jesus said to them in reply,
“Go and tell John what you have seen and heard:
the blind regain their sight,
the lame walk,
lepers are cleansed,
the deaf hear, the dead are raised,
the poor have the good news proclaimed to them. 
And blessed is the one who takes no offense at me.”

Bài đọc : 

Bài đọc 1 : Is 45,6b-8.18.21b-25

Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

6b Đức Chúa phán :

Ta là Đức Chúa, không còn chúa nào khác.
7Ta tạo ra ánh sáng và dựng nên tối tăm,
làm ra bình an và dựng nên tai hoạ.
Ta là Đức Chúa, Ta làm nên tất cả.
8Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương,
mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính ;
đất mở ra đi cho nẩy mầm ơn cứu độ,
đồng thời chính trực sẽ vươn lên.
Ta là Đức Chúa, Ta đã làm điều ấy.
18Đây là lời của Đức Chúa, Đấng tạo dựng trời cao
-chính Người là Thiên Chúa nặn quả đất thành hình,
củng cố cho bền vững ;
Người dựng nên quả đất mà không để hoang vu,
nặn ra nó cho muôn loài cư ngụ-,
Người phán thế này :
Ta là Đức Chúa, chẳng còn chúa nào khác.
21bHá chẳng phải Ta, chẳng phải Đức Chúa ?
Ngoài Ta ra, không có thần nào nữa,
chẳng có thần công minh cứu độ, ngoại trừ Ta.
22Nào muôn dân khắp cõi địa cầu,
hãy hướng về Ta, thì các ngươi sẽ được cứu độ,
vì Ta là Thiên Chúa, chẳng còn chúa nào khác.
23Ta lấy chính danh Ta mà thề,
lời chân thật này thốt ra khỏi miệng Ta,
Ta quyết chẳng bao giờ rút lại :
Trước mặt Ta, mọi người sẽ quỳ gối, và mở miệng thề rằng :
24Chỉ mình Đức Chúa mới cứu độ và làm cho mạnh sức.
Hết thảy những ai giận ghét Người
sẽ phải đến với Người và thẹn thùng xấu hổ.
25Còn tất cả giống nòi Ít-ra-en
sẽ nhờ Đức Chúa mà vẻ vang toàn thắng.

Đáp ca : Tv 84,9ab và 10.11-12.13-14 (Đ. x. Is 45,8)

Đ. Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương
mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính.

9abTôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán,
điều Chúa phán là lời chúc bình an
cho dân Người, cho kẻ hiếu trung.
10Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho ai kính sợ Chúa,
để vinh quang của Người
hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta.

Đ. Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương
mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính.

11Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ,
hoà bình công lý đã giao duyên.
12Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp,
công lý nhìn xuống tự trời cao.

Đ. Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương
mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính.

13Vâng, chính Chúa sẽ tặng ban phúc lộc
và đất chúng ta trổ sinh hoa trái.
14Công lý đi tiền phong trước mặt Người,
mở lối cho Người đặt bước chân.

Đ. Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương
mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính.

Tung hô Tin Mừng : Is 40,9-10

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Hỡi kẻ loan Tin Mừng, hãy cất tiếng hô to ; kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng. Ha-lê-lui-a.

TIN MNG : Lc 7,19-23

Hãy thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

19 Khi ấy, ông Gio-an sai hai môn đệ đến hỏi Chúa Giê-su rằng : “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?” 20 Khi đến gặp Đức Giê-su, hai người ấy nói : “Ông Gio-an Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Thầy : ‘Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ?’” 21 Chính giờ ấy, Đức Giê-su chữa nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền, khỏi quỷ ám, và ban ơn cho nhiều người mù được thấy. 22 Người trả lời hai người ấy rằng : “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe : người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng, 23 và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.”

SUY NIỆM

PHÉP LẠ

Phép lạ là những điều cao siêu vượt quá tầm hiểu biết của con người. Phép lạ có thể củng cố lòng tin của các tín hữu nhưng cũng có thể gây ra những hiểu lầm đáng tiếc. 

Trong bài Tin Mừng, khi được các môn đệ của ông Gioan dò hỏi, Đức Giêsu chỉ làm các phép lạ để các ông có thể tin vào Người. Các phép lạ đó cho thấy rằng, Đức Giêsu quả thật là Đấng Mêssia. Chính Người đã đến và làm những điều cao trọng giữa chư dân. Nhưng những điều đó có thể gây vấp ngã cho nhiều người. 

Bởi lẽ, dân Do Thái đang mong chờ một Đấng quyền uy, ngự giữa vinh quang mà đến để giải thoát dân khỏi ách nô lệ. Nhưng sự hiện diện của Đức Giêsu lại không khác người bình thường, phải chăng Người không hơn gì các ngôn sứ? Nhưng không, Người quả thật là Đức Kitô. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, Chúa đã đến với chúng con cách lạ lùng. Ngài đã mang lấy thân phận con người để cảm thông với chúng con. Con tạ ơn Ngài. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kinh Truyền Tin 12/12 : Tôi phải làm gì?

Trưa Chúa Nhật, 12/12, Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, từ cửa sổ Dinh Tông Toà, Đức Thánh Cha đã cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Đức Thánh Cha đã có một bài huấn dụ ngắn với các tín hữu trước khi đọc kinh Truyền Tin. Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tự vấn với câu hỏi: “Tôi phải làm gì?” Đây là câu hỏi mà đám đông dân chúng, những người thu thuế và binh lính đã hỏi ông Gioan Tẩy Giả.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin Mừng Phụng Vụ hôm nay, Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, trình bày nhiều nhóm người khác nhau như đám đông, người thu thuế và binh lính. Họ bị đánh động bởi lời rao giảng của ông Gioan Tẩy Giả và rồi hỏi ông: “Chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3,10). Chúng tôi phải làm gì? Đây là câu hỏi mà họ đặt ra. Hãy dừng lại một chút ở câu hỏi này.

Nó không bắt đầu từ ý thức về bổn phận. Đúng hơn, chính tấm lòng được Chúa đánh động, chính lòng hăng hái chờ ngày Người đến đã khiến chúng ta phải nói: chúng tôi phải làm gì? Sau đó, ông Gioan nói: “Đức Chúa đang đến. Chúng ta phải làm gì?” Hãy lấy một ví dụ: chúng ta nghĩ về một người thân yêu đang đến thăm chúng ta. Chúng ta chờ đợi họ với niềm vui và thực sự nóng lòng. Để tiếp đón họ, chúng ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn tốt nhất có thể, hay có thể là một món quà nữa… Tóm lại, chúng ta sẽ rất bận rộn. Vì vậy, đối với Chúa, niềm vui khi Ngài đến khiến chúng ta phải thốt lên: chúng ta phải làm gì? Nhưng Chúa đặt câu hỏi này lên mức cao nhất: Tôi phải làm gì với cuộc đời tôi? Tôi được mời gọi làm gì? Tôi phải thực hiện điều gì?

Khi gợi ý cho chúng ta câu hỏi này, Tin Mừng nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng: cuộc sống giao cho mỗi chúng ta một bổn phận. Cuộc sống này không phải là vô nghĩa, cũng không phải là ngẫu nhiên. Không! Đó là một món quà mà Chúa ban cho chúng ta khi nói với chúng ta: hãy tìm hiểu bạn là ai, và phải làm gì để hiện thực hoá ước mơ là cuộc sống của bạn! Xin đừng quên điều này – mỗi chúng ta có một sứ mạng cần phải hoàn thành. Vì vậy, chúng ta đừng ngại hỏi Chúa: con phải làm gì? Hãy thường xuyên hỏi Người về câu hỏi này. Câu hỏi này cũng xuất hiện trong Kinh thánh – sách Công vụ Tông đồ. Một số người khi nghe thánh Phêrô loan báo về sự phục sinh của Chúa Giêsu thì “họ đau đớn trong lòng và hỏi ông Phêrô cùng các Tông Đồ khác: ‘Vậy chúng tôi phải làm gì ?’” (Cv 2,37). Chúng ta cũng hãy tự hỏi: Tôi phải làm gì tốt cho tôi và cho anh chị em? Làm thế nào tôi có thể đóng góp cho điều này? Làm thế nào tôi có thể đóng góp vào thiện ích của Giáo hội, của xã hội? Mùa Vọng là mùa dành cho điều này: hãy dừng lại và tự hỏi mình làm thế nào để chuẩn bị cho Lễ Giáng sinh. Chúng ta đang bận rộn với rất nhiều sự chuẩn bị, cho những món quà và những thứ chóng qua, nhưng chúng ta hãy tự hỏi mình phải làm gì cho Chúa Giêsu và cho những người khác! Chúng ta phải làm gì?

Trong Tin Mừng, khi người ta hỏi ông Gioan Tẩy Giả: “chúng tôi phải làm gì?” thì ông đưa ra những câu trả lời khác nhau đối với mỗi nhóm. Thực tế, ông Gioan khuyến khích những người có hai áo nên chia sẻ với những người không có; với những người thu thuế, ông nói: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” (Lc 3,13); và đối với binh lính: “Đừng hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người ta.” (Lc 3,14). Đối với mỗi nhóm người, ông đưa ra một lời cụ thể, vốn gắn với thực tế cuộc sống của người ấy. Điều này mang đến cho chúng ta một lời dạy giá trị: đức tin được thể hiện trong cuộc sống cụ thể. Đức tin không phải là một lý thuyết trừu tượng, một lý thuyết khái quát! Không! Đức tin đụng chạm đến da đến thịt và biến đổi cuộc sống của mỗi người. Chúng ta hãy nghĩ đến một điều cụ thể nơi đức tin của chúng ta. Tôi, đức tin của tôi: nó trừu tượng hay cụ thể? Tôi có dùng nó để phục vụ và giúp đỡ người khác không?

Cuối cùng, chúng ta hãy tự hỏi mình: tôi có thể làm gì một cách cụ thể? Trong những ngày mà chúng ta đang đến gần ngày lễ Giáng Sinh. Tôi có thể làm phần việc của mình như thế nào? Chúng ta hãy đưa ra một cam kết cụ thể, dù chỉ là một cam kết nhỏ, nhưng nó phù hợp với hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta, và hãy thực hiện nó để chuẩn bị cho Giáng sinh này. Ví dụ: Tôi có thể gọi điện cho ai đó cô đơn, thăm người già hoặc người bệnh nào đó, làm điều gì đó để phục vụ một người nghèo, một người đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, có lẽ chính tôi cũng cần cầu xin một sự tha thứ, cũng cần cho đi một sự thứ tha, cũng cần một lời giải thích cho vấn đề nào đó, một món nợ phải trả. Có lẽ tôi đã bỏ bê việc cầu nguyện và lúc này, sau một thời gian dài, tôi đến với với sự tha thứ của Chúa. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tìm một điều gì đó cụ thể và thực hiện nó! Xin Đức Mẹ, Đấng cưu mang Thiên Chúa làm người, giúp chúng ta.

https://www.vaticannews.va