CHÚA NHẬT TUẦN XVI THƯỜNG NIÊN
Sixteenth Sunday in Ordinary Time
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Mt 13:24-43
Jesus proposed another parable to the crowds, saying:
“The kingdom of heaven may be likened
to a man who sowed good seed in his field.
While everyone was asleep his enemy came
and sowed weeds all through the wheat, and then went off.
When the crop grew and bore fruit, the weeds appeared as well.
The slaves of the householder came to him and said,
‘Master, did you not sow good seed in your field?
Where have the weeds come from?’
He answered, ‘An enemy has done this.’
His slaves said to him,
‘Do you want us to go and pull them up?’
He replied, ‘No, if you pull up the weeds
you might uproot the wheat along with them.
Let them grow together until harvest;
then at harvest time I will say to the harvesters,
“First collect the weeds and tie them in bundles for burning;
but gather the wheat into my barn.”‘”
He proposed another parable to them.
“The kingdom of heaven is like a mustard seed
that a person took and sowed in a field.
It is the smallest of all the seeds,
yet when full-grown it is the largest of plants.
It becomes a large bush,
and the ‘birds of the sky come and dwell in its branches.'”
He spoke to them another parable.
“The kingdom of heaven is like yeast
that a woman took and mixed with three measures of wheat flour
until the whole batch was leavened.”
All these things Jesus spoke to the crowds in parables.
He spoke to them only in parables,
to fulfill what had been said through the prophet:
I will open my mouth in parables,
I will announce what has lain hidden from the foundation
of the world.
Then, dismissing the crowds, he went into the house.
His disciples approached him and said,
“Explain to us the parable of the weeds in the field.”
He said in reply, “He who sows good seed is the Son of Man,
the field is the world, the good seed the children of the kingdom.
The weeds are the children of the evil one,
and the enemy who sows them is the devil.
The harvest is the end of the age, and the harvesters are angels.
Just as weeds are collected and burned up with fire,
so will it be at the end of the age.
The Son of Man will send his angels,
and they will collect out of his kingdom
all who cause others to sin and all evildoers.
They will throw them into the fiery furnace,
where there will be wailing and grinding of teeth.
Then the righteous will shine like the sun
in the kingdom of their Father.
Whoever has ears ought to hear.”
Bài đọc :
Ca nhập lễ : Tv 53,6.8
Này con được Thiên Chúa phù trì,
thân con đây, Chúa hằng nâng đỡ.
Con tự nguyện dâng Ngài lễ tế,
lạy Chúa, con xưng tụng danh Ngài,
vì danh Ngài thiện hảo.
Bài đọc 1 : Kn 12,13.16-19
Người có tội được Chúa ban ơn sám hối.
Bài trích sách Khôn ngoan.
13Lạy Thiên Chúa,
ngoài Ngài ra, chẳng còn thần nào khác
để Ngài phải chứng tỏ rằng
các phán quyết của Ngài không bất công.
16Chính do sức mạnh của Chúa
mà Chúa hành động công minh,
và vì Chúa làm bá chủ vạn vật,
nên Chúa nương tay với muôn loài.
17Khi không có ai tin rằng Chúa nắm trọn quyền năng,
thì Ngài tỏ sức mạnh ;
còn ai đã biết mà vẫn to gan, thì Ngài trị tội.
18Nhưng Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh.
Ngài lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản chúng con,
nhưng có thể sử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn.
19Làm như thế Chúa đã dạy dân rằng :
người công chính phải có lòng nhân ái.
Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề
là người có tội được Ngài ban ơn sám hối.
Đáp ca : Tv 85,5-6.9-10.15-16a (Đ. c.5a)
Đ. Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng.
5Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng,
giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin ;
6lạy Chúa, xin lắng nghe lời con cầu khẩn,
tiếng con van nài, xin để ý lưu tâm.
Đ. Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng.
9Lạy Chúa, muôn dân chính tay Ngài tạo dựng
sẽ về phủ phục trước Thánh Nhan, và tôn vinh danh Ngài.
10Vì Ngài thật cao cả, và làm nên những việc lạ lùng ;
chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa.
Đ. Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng.
15Phần Ngài, muôn lạy Chúa,
Ngài là Thiên Chúa nhân hậu từ bi,
Ngài chậm giận, lại giàu tình thương và lòng thành tín.
16aXin đoái nhìn và xót thương con.
Đ. Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng.
Bài đọc 2 : Rm 8,26-27
Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả.
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
26 Thưa anh em, có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải ; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. 27 Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.
Tung hô Tin Mừng : x. Mt 11,25
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng : Mt 13,24-43
Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
24 Khi ấy, Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe dụ ngôn sau đây : “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. 25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. 26 Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. 27 Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng : ‘Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao ? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy ?’ 28 Ông đáp : ‘Kẻ thù đã làm đó !’ Đầy tớ nói : ‘Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không ?’ 29 Ông đáp : ‘Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. 30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt : Hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi’.”
31 Đức Giê-su còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói : “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. 32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ rau lớn nhất ; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được.”
33 Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác : “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”
34 Tất cả các điều ấy, Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với đám đông ; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn, 35 hầu ứng nghiệm lời ngôn sứ đã nói : Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa.
36 Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng : “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.” 37 Người đáp : “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là quỷ dữ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên sứ. 40 Vậy, như người ta gom cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. 41 Con Người sẽ sai các thiên sứ của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, 42 rồi quăng chúng vào lò lửa ; ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.”
Ca hiệp lễ : Tv 110,4-5
Chúa đã truyền tưởng niệm
những kỳ công của Người.
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.
Ai kính sợ Người, Người ban phát của ăn.
SUY NIỆM
THỜI GIAN ĐỂ BIẾN ĐỔI
Trong cuốn Đường Hy Vọng, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã tâm niệm: “Giao quá khứ cho lòng nhân từ Chúa, giao tương lai cho sự quan phòng Chúa, giao cả cho tình yêu Chúa.”
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu trình bày dụ ngôn “cỏ lùng trong ruộng” để nhắc nhở mỗi người về sự tồn tại song song của hai thế lực: thiện và ác. Dĩ nhiên, để bảo vệ sự thiện hảo, Thiên Chúa có thể “nhổ bỏ” sự ác cách triệt để và ngay lập tức. Tuy nhiên, Người không làm thế vì lo rằng sẽ làm ảnh hưởng đến những người công chính. Nói cách khác, Thiên Chúa chưa dẹp hết mọi điều xấu của thế gian vì Người không muốn làm ảnh hưởng đến kẻ lành. Nhưng chúng ta đừng quên, mọi sự vẫn đang diễn ra dưới ánh mắt của Người: Người thấu suốt tất cả.
Mặt khác, Thiên Chúa cũng đang chờ đợi những sự hoán cải của con người. Tình yêu của Người không phải là thứ tình yêu trừng phạt, nhưng luôn chờ đợi trong kiên nhẫn và khoan dung.
Trong tình yêu ấy, không có ai bị bỏ rơi dù họ có tội lỗi thế nào. Chúng ta cũng đừng buồn lòng vì thấy cái xấu chưa bị tiêu diệt. Bởi lẽ đến cuối cùng, sự thiện sẽ chiến thắng tất cả mọi điều xấu ác; những ai bước đi trong sự thiện sẽ được hạnh phúc muôn đời bên Chúa.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa, xin cho chúng con vững tin vào sự quan phòng của Ngài khi đứng trước sự ác của thế gian. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA
CHO NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI
LẦN THỨ III, NGÀY 23.07.2023
“Ðời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1, 50)
Anh chị em thân mến!
“Ðời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1, 50). Đây là chủ đề của Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ III, và chủ đề này đưa chúng ta trở lại với một cuộc gặp gỡ tràn đầy niềm vui giữa cô thiếu nữ Maria và người chị cao tuổi Elizabeth (x. Lc 1, 39-56). Được tràn đầy Chúa Thánh Thần, bà Elizabeth đã ngỏ lời với Mẹ Thiên Chúa bằng những lời mà hàng thiên niên kỷ sau vẫn tiếp tục vang vọng trong lời cầu nguyện hàng ngày của chúng ta: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (c. 42). Chúa Thánh Thần, Đấng trước đó đã ngự xuống trên Đức Maria, thôi thúc Mẹ đáp lại bằng lời Kinh Magnificat, trong đó Mẹ công bố rằng lòng thương xót của Chúa trải qua từ đời nọ tới đời kia. Cũng một Thần Khí này chúc lành và đồng hành với mỗi cuộc gặp gỡ phong phú giữa các thế hệ khác nhau: giữa ông bà và cháu chắt, giữa người trẻ và người già. Như Đức Maria đã làm cho bà Elizabeth, Thiên Chúa muốn những người trẻ mang lại niềm vui cho tâm hồn của những người cao tuổi, và rút ra sự khôn ngoan từ những trải nghiệm của họ. Nhưng, trên hết, Chúa không muốn chúng ta bỏ rơi những người già cả hoặc đẩy họ ra bên lề cuộc sống, như điều bi thảm vẫn thường xảy ra trong thời đại chúng ta.
Năm nay, Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao tuổi diễn ra gần với Ngày Giới trẻ Thế giới. Cả hai cử hành này đều nhắc nhở chúng ta về sự “vội vã” (xem c. 39) mà Đức Maria lên đường đi thăm bà Elizabeth. Do đó, hai ngày này mời gọi chúng ta suy tư về mối dây liên kết giữa người trẻ và người già. Chúa kỳ vọng rằng những người trẻ, qua mối tương quan của họ với những người lớn tuổi, sẽ nhận ra rằng họ được mời gọi để nuôi dưỡng ký ức và nhận ra vẻ đẹp của việc được thuộc về một lịch sử lớn hơn nhiều. Bầu bạn với một người cao niên có thể giúp người trẻ nhìn cuộc sống không chỉ ở khía cạnh hiện tại và nhận ra rằng không phải mọi thứ đều phụ thuộc vào họ và khả năng của họ. Đối với người cao tuổi, sự hiện diện của một người trẻ trong cuộc đời họ có thể mang lại cho họ hy vọng rằng những trải nghiệm của họ sẽ không bị mất đi và những ước mơ của họ có thể trở thành hiện thực. Chuyến viếng thăm của Đức Maria đến với bà Elizabeth và sự nhận thức chung của các ngài về lòng thương xót của Chúa trải qua từ đời nọ tới đời kia, nhắc nhở chúng ta rằng, một mình, chúng ta không thể tiến lên phía trước, càng không thể tự cứu lấy mình, và rằng sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa luôn được thể hiện trong một điều gì đó vĩ đại hơn, đó là lịch sử của một dân tộc. Chính Đức Maria đã nói như vậy trong kinh Magnificat, khi Mẹ tràn ngập hân hoan trong Thiên Chúa, Đấng, khi trung thành với lời hứa với tổ phụ Abraham, đã thực hiện những điều kỳ diệu đầy mới lạ và bất ngờ (x. các câu 51-55).
Để hiểu rõ hơn cách hành động của Thiên Chúa, chúng ta hãy nhớ rằng cuộc đời của chúng ta là để được sống một cách tròn đấy, và những hy vọng và ước mơ lớn nhất của chúng ta không đạt được ngay lập tức, mà thông qua một tiến trình lớn lên và trưởng thành, trong đối thoại và trong mối tương quan với người khác. Những người chỉ tập trung vào hiện tại, vào tiền bạc và của cải, vào việc “có tất cả ngay bây giờ”, là những người mù quáng trước cách thức hành động của Thiên Chúa. Kế hoạch yêu thương của Ngài trải dài trong quá khứ, hiện tại và tương lai; bao trùm và kết nối các thế hệ. Kế hoạch này vĩ đại hơn chúng ta, nhưng gồm gói mỗi chúng ta, và mời gọi chúng ta mọi lúc để tiếp tục tiến về phía trước. Đối với những người trẻ, điều này có nghĩa là sẵn sàng thoát ra khỏi hiện tại phù du mà thực tế ảo có thể trói buộc chúng ta, ngăn cản chúng ta làm điều gì đó hữu ích. Đối với người lớn tuổi, điều này có nghĩa là không dừng lại ở việc bị mất đi thể lực và tơ tưởng với sự tiếc nuối về những cơ hội đã bỏ lỡ. Tất cả chúng ta hãy nhìn về phía trước! Hãy để cho mình được ân sủng của Thiên Chúa nhào nặn, ân sủng mà, từ đời nọ tới đời kia, giải thoát chúng ta khỏi sức ì và khỏi sự đắm chìm trong quá khứ.
Trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Maria và bà Elizabeth, giữa người trẻ và người già, Thiên Chúa hướng chúng ta tới tương lai mà Ngài đang mở ra trước mắt chúng ta. Thật vậy, cuộc viếng thăm của Đức Maria và lời chào của bà Elizabeth mở mắt chúng ta trước bình minh của ơn cứu độ: qua cái ôm của các ngài, lòng thương xót của Thiên Chúa âm thầm đi vào lịch sử nhân loại giữa niềm vui tràn trề. Tôi khuyến khích mọi người suy tư về cuộc gặp gỡ này, hình dung giống như một bức ảnh chụp nhanh, cái ôm giữa người Mẹ trẻ của Thiên Chúa và người mẹ già của Thánh Gioan Tẩy Giả, và khắc ghi hình ảnh này vào tâm trí và tâm hồn như một biểu tượng sáng ngời.
Tiếp đến, tôi cũng mời anh chị em chuyển từ trí tưởng tượng sang hành động cụ thể để ôm lấy ông bà và những người lớn tuổi. Chúng ta đừng bỏ rơi họ. Sự hiện diện của ông bà và người cao tuổi trong các gia đình và cộng đoàn là một điều quý giá, vì sự hiện diện này nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta chia sẻ cùng một di sản và thuộc về một dân tộc có cội nguồn được bảo tồn. Từ những người cao tuổi, chúng ta nhận được món quà thuộc về Dân Thánh của Thiên Chúa. Giáo hội cũng như xã hội đều cần đến họ, vì họ mang lại cho hiện tại một quá khứ cần thiết để xây dựng tương lai. Chúng ta hãy tôn vinh họ, đừng từ chối bầu bạn với họ cũng như đừng tước đi sự đồng hành của họ với chúng ta. Mong sao chúng ta đừng bao giờ bỏ rơi người cao tuổi!
Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi muốn trở thành một dấu chỉ của niềm hy vọng tuy nhỏ bé nhưng cao quý cho họ và cho toàn thể Giáo hội. Tôi lập lại lời mời gọi tất cả mọi người – các giáo phận, giáo xứ, hiệp hội và cộng đoàn – hãy cử hành Ngày này và biến Ngày này thành dịp gặp gỡ vui vẻ và tươi mới giữa người già và người trẻ. Với các con, những người trẻ đang chuẩn bị lên đường đi Lisbon hoặc sẽ cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới tại các quốc gia của mình, cha muốn nhắn nhủ: trước khi lên đường, các con hãy đến thăm ông bà của các con hoặc một người già sống đơn độc! Những lời cầu nguyện của họ sẽ bảo vệ các con và các con sẽ mang trong tim mình phúc lành của cuộc gặp gỡ đó. Với những người lớn tuổi giữa chúng ta, tôi xin anh chị em hãy đồng hành với những người trẻ đang chuẩn bị cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới bằng lời cầu nguyện. Những người trẻ đó là câu trả lời của Thiên Chúa dành cho những lời cầu nguyện của anh chị em, là hoa trái của những gì anh chị em đã gieo trồng, và là dấu chỉ Thiên Chúa không bỏ rơi dân Ngài, nhưng luôn làm cho họ tươi trẻ lại bằng sự sáng tạo của Chúa Thánh Thần.
Quý ông bà, quý anh chị em cao tuổi thân mến, xin phúc lành từ cái ôm giữa Đức Maria và bà Elizabeth tuôn tràn và lấp đầy tâm hồn anh chị em với sự bình an. Tôi ưu ái ban phép lành cho anh chị em. Và xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi.
Rôma, Đền thánh Gioan Latêranô, ngày 31 tháng 5 năm 2023
Lễ kính Đức Mẹ Thăm viếng Bà Elizabeth
PHANXICÔ
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP – Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: vatican.va (15.06.2023)