THỨ BẢY TUẦN II PHỤC SINH

Saturday of the Second Week of Easter

Jesus Christ, The King Above All Kings (isaiahe413) - Profile | Pinterest

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Jn 6:16-21

When it was evening, the disciples of Jesus went down to the sea,
embarked in a boat, and went across the sea to Capernaum.
It had already grown dark, and Jesus had not yet come to them.
The sea was stirred up because a strong wind was blowing.
When they had rowed about three or four miles,
they saw Jesus walking on the sea and coming near the boat,
and they began to be afraid.
But he said to them, “It is I. Do not be afraid.”
They wanted to take him into the boat,
but the boat immediately arrived at the shore
to which they were heading.

Bài đọc : 

Ca nhập lễ : 1 Pr 2,9

Anh em là dân riêng của Thiên Chúa,

hãy loan truyền những công trình vĩ đại của Người,

Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối,

vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền. Ha-lê-lui-a.

Bài đọc 1 : Cv 6,1-7

Họ chọn bảy người đầy Thánh Thần.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

1 Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do-thái theo văn hoá Hy-lạp kêu trách những tín hữu Do-thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong nhóm họ bị bỏ quên. 2 Bởi thế, Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói : “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. 3 Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. 4 Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa.” 5 Đề nghị trên được mọi người tán thành. Họ chọn ông Tê-pha-nô, một người đầy lòng tin và đầy Thánh Thần, cùng với các ông Phi-líp-phê, Pơ-rô-khô-rô, Ni-ca-no, Ti-môn, Pác-mê-na và ông Ni-cô-la, một người ngoại quê An-ti-ô-khi-a đã theo đạo Do-thái. 6 Họ đưa các ông ra trước mặt các Tông Đồ. Sau khi cầu nguyện, các Tông Đồ đặt tay trên các ông.

7 Lời Thiên Chúa vẫn lan tràn, và tại Giê-ru-sa-lem, số các môn đệ tăng thêm rất nhiều, lại cũng có một đám rất đông các tư tế đón nhận đức tin.

Đáp ca : Tv 32,1-2.4-5.18-19 (Đ. c.22) 

Đ. Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa,
như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài.

1Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa,
kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen.
2Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm,
kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt.

Đ. Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa,
như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài.

4Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng,
mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin.
5Chúa yêu thích điều công minh chính trực,
tình thương Chúa chan hoà mặt đất.

Đ. Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa,
như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài.

18Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương,
19hầu cứu họ khỏi tay thần chết
và nuôi sống trong buổi cơ hàn.

Đ. Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa,
như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài.

Tung hô Tin Mừng

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.

Đức Ki-tô nay đã phục sinh,

chính Người đã tạo thành vạn vật

và xót thương cứu độ loài người. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Ga 6,16-21

Các ông thấy Đức Giê-su đi trên mặt Biển Hồ.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

16 Chiều đến, các môn đệ xuống bờ Biển Hồ, 17 rồi xuống thuyền đi về phía Ca-phác-na-um bên kia Biển Hồ. Trời đã tối mà Đức Giê-su chưa đến với các ông. 18 Biển động, vì gió thổi mạnh. 19 Khi đã chèo được chừng năm hoặc sáu cây số, các ông thấy Đức Giê-su đi trên mặt Biển Hồ và đang tới gần thuyền. Các ông hoảng sợ. 20 Nhưng Người bảo các ông : “Thầy đây mà, đừng sợ !” 21 Các ông muốn rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc đó thuyền đã tới bờ, nơi các ông định đến.

Ca hiệp lễ : Ga 17,24

Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho con. Ha-lê-lui-a.

SUY NIỆM

THỬ THÁCH CỦNG CỐ NIỀM TIN

Trong cuộc sống, yếu tố lớn nhất dẫn đến thất bại đó là sự sợ hãi. Ai cũng có nỗi sợ, và nỗi sợ nào cũng làm cho con người hoang mang. 

Các Tông Đồ xưa cũng sợ hãi bối rối trong hoạn nạn khi vắng mặt Đức Giêsu. Chúng ta cũng vậy, sở dĩ chúng ta vẫn còn lo lắng, sợ hãi giữa biển đời sóng gió này, là vì ta chưa dám phó thác vận mạng trong tay Chúa. Những khó khăn trong cuộc sống là yếu tố của tiến trình giúp ta thăng tiến và trưởng thành. Nghịch cảnh giúp ta gia tăng nghị lực, còn thử thách đức tin giúp củng cố niềm tin vào Thiên Chúa. 

Thật ra Chúa chẳng bỏ chúng ta, dù có lúc Người để chúng ta một mình. Ta phải tập quen với những cách hiện diện mới mẻ của Chúa để nhận ra Người vẫn luôn kề bên. Tìm gặp được Chúa trong đời sống cầu nguyện, các Bí Tích, là cách rèn luyện sự tinh tế nhạy cảm khám phá tình yêu thương và quan phòng của Người. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin cho chúng con một đức tin kiên vững và sự nhạy bén nhận ra Chúa luôn hiện diện và đồng hành, để dù trong bất cứ hoàn cảnh thử thách nào chúng con vẫn an tâm trên hành trình lữ thứ trần gian. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: đau khổ như nơi gặp gỡ với sự gần gũi 
và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa

Trong bản văn trao cho các tham dự viên của Đại hội của Uỷ ban Giáo hoàng về Kinh Thánh về chủ đề “Bệnh tật và đau khổ trong Kinh Thánh”, Đức Thánh Cha nói rằng “Kinh Thánh không đưa ra một câu trả lời tầm thường và không tưởng cho câu hỏi về bệnh tật và cái chết, cũng không đưa ra một câu trả lời mang tính định mệnh… Con người trong Kinh Thánh được mời gọi đối diện với tình trạng đau đớn như một nơi gặp gỡ với sự gần gũi và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa.

Theo Đức Thánh Cha, chủ đề của Đại hội thường niên năm nay liên quan đến tất cả mọi người, những người có đức tin cũng như những người không có đức tin. Bởi vì, “bản tính con người, bị tội lỗi làm tổn thương, mang trong mình thực tại của những giới hạn, của sự mong manh và chết chóc.” Và ngài cho biết ngài đặc biệt quan tâm đến chủ đề này, bởi vì theo lối suy nghĩ hiện đại, “bệnh tật và sự hữu hạn thường bị xem là một sự mất mát, một thứ không có giá trị, một mối phiền toái phải được giảm thiểu, phản đối và loại bỏ bằng bất cứ giá nào.”

Cái nhìn của đức tin trước đau khổ thử thách

Trước đau khổ, con người đứng trước hai con đường: hoặc để cho đau khổ khiến mình co cụm vào chính mình, đến mức tuyệt vọng và nổi loạn; hoặc có thể đón nhận nó như một cơ hội để trưởng thành và nhận thức rõ những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống, cho đến cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa.

Cách thứ hai là viễn tượng đức tin mà chúng ta tìm thấy trong Sách Thánh. Đức Thánh Cha giải thích rằng trong Cựu Ước, các tác giả Thánh vịnh đối diện với bệnh tật bằng cách không ngừng hướng về Thiên Chúa, phó thác cho Người, xin Người chữa lành và hoán cải trở về với Người. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã mặc khải tình yêu thương xót của Chúa Cha, đặc biệt qua việc Người chữa lành bệnh tật hoặc xua trừ ma quỷ. Lòng thương xót của Chúa Giêsu và những hoạt động chữa lành của Người là dấu chỉ Thiên Chúa viếng thăm dân Người.

Kinh Thánh không xem đau khổ là số phận

Từ những suy tư này, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “Kinh Thánh không đưa ra một câu trả lời tầm thường và không tưởng cho câu hỏi về bệnh tật và cái chết, cũng không đưa ra một câu trả lời mang tính định mệnh, vốn biện minh cho mọi thứ bằng cách quy nó cho sự phán xét khó hiểu của thần thánh, hoặc tệ hơn, cho một định mệnh không thể thay đổi mà con người chỉ có thể cúi đầu chấp nhận mà không hiểu được. Đúng hơn, con người của Kinh Thánh cảm thấy được mời gọi đối diện với tình trạng đau đớn phổ quát như một nơi gặp gỡ với sự gần gũi và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, người Cha nhân lành, Đấng với lòng thương xót vô biên chữa lành, hồi sinh và cứu rỗi các thụ tạo bị thương tích của mình.”

Liên đới cách nhân văn và theo tinh thần Kitô giáo

Đức Thánh Cha nói rằng trong Chúa Kitô đau khổ được biến đổi thành tình yêu. Do đó, kinh nghiệm đau khổ dạy chúng ta sống tình liên đới nhân văn và Kitô giáo, theo phong cách của Thiên Chúa là gần gũi, thương xót và dịu dàng. (CSR_1564_2023)

Hồng Thủy – Vatican News