THỨ HAI TUẦN THÁNH

Monday of Holy Week

Ga 12: 1-11 - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Jn 12:1-11

Six days before Passover Jesus came to Bethany,
where Lazarus was, whom Jesus had raised from the dead.
They gave a dinner for him there, and Martha served,
while Lazarus was one of those reclining at table with him.
Mary took a liter of costly perfumed oil
made from genuine aromatic nard
and anointed the feet of Jesus and dried them with her hair;
the house was filled with the fragrance of the oil.
Then Judas the Iscariot, one of his disciples,
and the one who would betray him, said,
“Why was this oil not sold for three hundred days’ wages
and given to the poor?”
He said this not because he cared about the poor
but because he was a thief and held the money bag
and used to steal the contributions.
So Jesus said, “Leave her alone.
Let her keep this for the day of my burial.
You always have the poor with you, but you do not always have me.”

The large crowd of the Jews found out that he was there and came,
not only because of him, but also to see Lazarus,
whom he had raised from the dead.
And the chief priests plotted to kill Lazarus too,
because many of the Jews were turning away
and believing in Jesus because of him.

Bài đọc : 

Ca nhập lễ : Tv 34,11-12.23

Bọn chứng nhân giả dối đứng lên,

hạch hỏi tôi những điều tôi chẳng biết.

Chúng lấy oán đền ơn,

này thân tôi trơ trọi một mình.

Xin thức dậy, đứng lên xét xử,

và biện hộ cho con,

lạy Thiên Chúa, lạy Chúa con thờ.

Bài đọc 1 : Is 42,1-7

Người sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

1 Đức Chúa phán :

“Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ,
là người Ta tuyển chọn và hết lòng quý mến,
Ta cho thần khí Ta ngự trên người ;
người sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.
2Người sẽ không kêu to, không nói lớn,
không để ai nghe tiếng giữa phố phường.
3Cây lau bị giập, người không đành bẻ gẫy,
tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.
Người sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.
4Người không yếu hèn, không chịu phục,
cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu.
Dân các hải đảo xa xăm đều mong được người chỉ bảo.
5Đây là lời Thiên Chúa, lời Đức Chúa,
Đấng sáng tạo và căng vòm trời,
Đấng trải rộng mặt đất với hoa màu tràn lan,
Đấng ban hơi thở cho dân trên mặt đất,
ban sinh khí cho toàn thể cư dân.
6Người phán thế này : “Ta là Đức Chúa, Ta đã gọi ngươi,
vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta.
Ta đã nắm tay ngươi,
đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân,
làm ánh sáng chiếu soi muôn nước,
7để mở mắt cho những ai mù loà,
đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ,
dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.”

Đáp ca : Tv 26,1.2.3.13-14 (Đ. c.1a)

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

1Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi,
tôi còn sợ người nào ?
Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi,
tôi khiếp gì ai nữa ?

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

2Khi ác nhân xông vào, định nuốt sống thân tôi,
ai ngờ chính đối phương, chính những thù địch ấy,
lại lảo đảo té nhào.

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

3Dù cả một đạo quân vây đánh, lòng tôi chẳng sợ gì.
Dù có phải lâm vào chiến trận, tôi vẫn cứ cậy tin.

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

13Tôi vững vàng tin tưởng
sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống.
14Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !
Hãy cậy trông vào Chúa.

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

Tung hô Tin Mừng

Muôn lạy Vua Ki-tô, chỉ có Ngài thương đến thần dân tội lỗi.

Tin Mừng : Ga 12,1-11

Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

1 Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a, nơi anh La-da-rô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. 2 Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giê-su ; cô Mác-ta lo hầu bàn, còn anh La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. 3 Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. 4 Một trong các môn đệ của Đức Giê-su là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói : 5 “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo ?” 6 Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp : y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. 7 Đức Giê-su nói : “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. 8 Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có ; còn Thầy, anh em không có mãi đâu.” 9 Một đám đông người Do-thái biết Đức Giê-su đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giê-su, nhưng còn để nhìn thấy anh La-da-rô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết. 10 Các thượng tế mới quyết định giết cả anh La-da-rô nữa, 11 vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giê-su.

Ca hiệp lễ : Tv 101,3

Lúc con gặp gian truân

xin Chúa đừng ẩn mặt,

trong ngày con cầu cứu,

xin Ngài lắng tai nghe

và mau mau đáp lời.

SUY NIỆM

ĐỘNG LỰC THEO CHÚA

Thánh Têrêsa Avila nói: “Chúa không cần việc làm của chúng ta. Người chỉ muốn tình yêu thúc đẩy những việc làm ấy.”

 Đám đông kéo đến với Chúa chỉ để xem sự lạ do tính tò mò thôi thúc. Còn cô Maria lấy dầu thơm quý giá mà xức chân Đức Giêsu vì được tình yêu thúc đẩy. Cử chỉ đó cho thấy một tình yêu chân thành và không tính toán của Maria. Qua những lần gặp gỡ Đức Giêsu, cô Maria có lẽ đã thấu hiểu về sứ vụ và căn tính của Chúa. Điều này càng làm rõ hơn lời của Đức Giêsu nói về cô Maria được thánh Luca diễn tả: “Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10,42). 

Tuần Thánh là cơ hội để chúng ta duyệt xét lại mối tương quan cá vị của mỗi người với Chúa. Liệu chúng ta có phải là một ai đó trong đám đông, đến với Chúa chỉ để thỏa mãn sự tò mò? Ước mong chúng ta cũng mang lấy tâm tình của cô Maria, được tình yêu thôi thúc: theo Chúa để đáp lại tình Chúa yêu ta! 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin hướng dẫn bước đường đời của chúng con, để mỗi ngày chúng con đến gần với Chúa hơn. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Đức Thánh Cha: Phẩm giá nội tại của con người là tiêu chí đánh giá công nghệ mới

Sáng thứ Hai 27/3, trong buổi tiếp kiến các chuyên gia công nghệ, các nhà khoa học, luật gia, triết gia và các đại diện Giáo hội tham dự cuộc gặp gỡ thường niên Minerva Dialogues, do Bộ Văn hoá và Giáo dục Toà Thánh tổ chức, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng trong các cuộc thảo luận phải làm sao để phẩm giá nội tại của mỗi người nam và người nữ trở thành tiêu chí chính trong sự đánh giá các công nghệ mới nổi.

Đức Thánh Cha khẳng định công nghệ và trí tuệ nhân tạo đem lại rất nhiều ích lợi cho nhân loại. Tuy nhiên, tiềm năng này thực sự đem lại lợi ích nếu những người đang làm việc phát triển công nghệ cùng hoạt động có đạo đức và trách nhiệm, đặt con người ở trung tâm.

Ở điểm này, một mặt Đức Thánh Cha khen ngợi hiện nay có sự đồng thuận trong các quy trình phát triển tôn trọng các giá trị như tính toàn diện, minh bạch, an ninh, công bằng, bảo mật và đáng tin cậy; cũng như nỗ lực của các tổ chức trong việc điều chỉnh các công nghệ, để thúc đẩy một sự tiến bộ đích thực, nghĩa là góp phần vì một thế giới tốt đẹp và một cuộc sống chất lượng hơn. Nhưng mặt khác, Đức Thánh Cha nhận xét “phát triển công nghệ đã không đi cùng với sự phát triển con người về trách nhiệm, các giá trị và lương tâm”. Hơn nữa, thế giới ngày nay được đặc trưng bởi rất nhiều hệ thống chính trị, văn hóa, truyền thống, quan niệm triết học và đạo đức cũng như niềm tin tôn giáo. Các cuộc thảo luận ngày càng trở nên phân cực và không có sự tin tưởng và tầm nhìn chung về những gì làm cho cuộc sống trở nên xứng đáng, các cuộc tranh luận công khai có nguy cơ trở thành bút chiến và không đi đến kết luận.

Sau khi khẳng định rằng chỉ có cuộc đối thoại toàn diện, trong đó mọi người cùng tìm kiếm sự thật mới có thể đem lại một sự đồng thuận thực sự, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người trong các cuộc thảo luận, làm sao để nhân phẩm nội tại của mỗi người nam và người nữ trở thành tiêu chí chính trong sự đánh giá các công nghệ mới nổi.

Trong bài nói chuyện, Đức Thánh Cha còn bày tỏ lo ngại các công nghệ kỹ thuật số đang góp phần làm gia tăng bất bình đẳng trên toàn thế giới. Điều này không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về của cải vật chất, nhưng cả khả năng tiếp cận ảnh hưởng chính trị và xã hội. Ngài đặt câu hỏi: “Các tổ chức quốc gia và quốc tế có khả năng buộc các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm về tác động xã hội và văn hóa đối với các sản phẩm của họ không? Liệu nguy cơ gia tăng bất bình đẳng có thể làm thiệt hại ý thức liên đới con người và xã hội của chúng ta không? Chúng ta có thể đánh mất ý thức về vận mệnh chung không? Thực tế, mục tiêu của chúng ta là sự phát triển đổi mới khoa học và công nghệ đi cùng với bình đẳng hơn và hòa nhập xã hội”.

Nhấn mạnh đến khái niệm nhân phẩm nội tại, Đức Thánh Cha nói giá trị cơ bản của một người không thể được đo lường bằng một tập hợp các dữ liệu. Trong các quy trình đưa ra các quyết định xã hội và kinh tế, phải thận trọng để không giao phó các phán quyết cho các thuật toán xử lý dữ liệu cung cấp. Bởi vì dữ liệu này có thể bị ô nhiễm bởi định kiến xã hội, ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của con người.

Đức Thánh Cha kết thúc, tái khẳng định rằng chỉ những hình thức đối thoại thực sự bao gồm tất cả mọi người mới có thể giúp nhận thức một cách khôn ngoan cách đặt trí tuệ nhân tạo và công nghệ kỹ thuật số để phục vụ gia đình nhân loại.

Ngọc Yến – Vatican News