Saturday of the Fifth Week of Lent
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Jn 11:45-56
Many of the Jews who had come to Mary
and seen what Jesus had done began to believe in him.
But some of them went to the Pharisees
and told them what Jesus had done.
So the chief priests and the Pharisees
convened the Sanhedrin and said,
“What are we going to do?
This man is performing many signs.
If we leave him alone, all will believe in him,
and the Romans will come
and take away both our land and our nation.”
But one of them, Caiaphas,
who was high priest that year, said to them,
“You know nothing,
nor do you consider that it is better for you
that one man should die instead of the people,
so that the whole nation may not perish.”
He did not say this on his own,
but since he was high priest for that year,
he prophesied that Jesus was going to die for the nation,
and not only for the nation,
but also to gather into one the dispersed children of God.
So from that day on they planned to kill him.
So Jesus no longer walked about in public among the Jews,
but he left for the region near the desert,
to a town called Ephraim,
and there he remained with his disciples.
Now the Passover of the Jews was near,
and many went up from the country to Jerusalem
before Passover to purify themselves.
They looked for Jesus and said to one another
as they were in the temple area, “What do you think?
That he will not come to the feast?”
Bài đọc :
Ca nhập lễ : Tv 21,7.20
Thân sâu bọ chứ người đâu phải,
con bị đời mắng chửi khinh thường ;
Chúa là sức mạnh con nương,
cứu mau lạy Chúa xin đừng đứng xa.
Bài đọc 1 : Ed 37,21-28
Ta sẽ làm cho chúng thành một dân tộc duy nhất.
Bài trích sách ngôn sứ Ê-dê-ki-en.
21 Đức Chúa là Thiên Chúa phán như sau : Này chính Ta sẽ lấy con cái Ít-ra-en từ giữa các dân tộc chúng đã đi tới. Ta sẽ quy tụ chúng lại từ bốn phương và đưa chúng về đất của chúng. 22 Ta sẽ làm cho chúng thành một dân tộc duy nhất trong xứ, trên các núi Ít-ra-en ; tất cả chúng chỉ có một vua duy nhất ; chúng sẽ không còn là hai dân tộc, không còn chia thành hai vương quốc. 23 Chúng sẽ không còn ra ô uế vì những ngẫu tượng, những đồ gớm ghiếc và mọi tội ác của chúng nữa. Ta sẽ cứu chúng thoát khỏi mọi nơi chúng đã ở và đã phạm tội ; Ta sẽ thanh tẩy chúng. Chúng sẽ là dân của Ta ; còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng. 24 Đa-vít, tôi tớ Ta, sẽ làm vua cai trị chúng ; sẽ chỉ có một mục tử duy nhất cho chúng hết thảy. Chúng sẽ sống theo các phán quyết của Ta, sẽ tuân giữ các thánh chỉ của Ta và đem ra thực hành. 25 Chúng sẽ định cư trên đất Ta đã ban cho tôi tớ Ta là Gia-cóp, phần đất mà tổ tiên các ngươi đã cư ngụ. Chính chúng và con cháu chúng sẽ định cư mãi mãi trên đó. Đa-vít, tôi tớ Ta, sẽ là ông hoàng lãnh đạo chúng cho đến muôn đời. 26 Ta sẽ lập với chúng một giao ước bình an ; đó sẽ là giao ước vĩnh cửu đối với chúng, Ta sẽ định cư chúng, cho chúng sinh sôi nảy nở ra nhiều và đặt thánh điện của Ta ở giữa chúng cho đến muôn đời. 27 Nhà của Ta sẽ ở giữa chúng ; Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng và chúng sẽ là dân của Ta. 28 Bấy giờ, các dân tộc sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa, Đấng thánh hoá Ít-ra-en, khi Ta đặt thánh điện của Ta ở giữa chúng cho đến muôn đời.
Đáp ca : Gr 31,10.11-12ab.13 (Đ. x. c.10d)
Đ. Chúa canh giữ chúng ta, như mục tử canh giữ đàn chiên.
10Muôn dân hỡi, lắng nghe lời Chúa
và loan đi các đảo xa vời,
rằng Đấng đã phân tán Ít-ra-en,
cũng chính Người sẽ thâu tập lại,
canh giữ họ như mục tử canh giữ đàn chiên.
Đ. Chúa canh giữ chúng ta, như mục tử canh giữ đàn chiên.
11Vì Chúa đã cứu chuộc nhà Gia-cóp,
giải thoát họ khỏi tay kẻ mạnh hơn nhiều.
12abHọ sẽ reo mừng đi tới đỉnh Xi-on,
lũ lượt kéo nhau về hưởng ân lộc Chúa.
Đ. Chúa canh giữ chúng ta, như mục tử canh giữ đàn chiên.
13Thiếu nữ bấy giờ vui nhảy múa,
trẻ già cùng mở hội tưng bừng.
Chúa phán : Tang tóc họ, Ta biến thành hoan hỷ,
và sau cảnh sầu thương,
sẽ cho họ được an ủi vui mừng.
Đ. Chúa canh giữ chúng ta, như mục tử canh giữ đàn chiên.
Tung hô Tin Mừng : Ed 18,31
Đức Chúa phán : Hãy quẳng khỏi các ngươi mọi tội phản nghịch các ngươi đã phạm. Hãy tạo cho mình một trái tim mới và một thần khí mới.
Tin Mừng : Ga 11,45-57
Để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
45 Khi ấy, sau khi ông La-da-rô sống lại ra khỏi mồ, trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người. 46 Nhưng lại có những người đi gặp nhóm Pha-ri-sêu và kể cho họ những gì Đức Giê-su đã làm. 47 Vậy các thượng tế và các người Pha-ri-sêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói : “Chúng ta phải làm gì đây ? Người này làm nhiều dấu lạ. 48 Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rô-ma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta.” 49 Một người trong Thượng Hội Đồng tên là Cai-pha, làm thượng tế năm ấy, nói rằng : “Các ông không hiểu gì cả, 50 các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là : thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.” 51 Điều đó, ông không tự mình nói ra, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri là Đức Giê-su sắp phải chết thay cho dân, 52 và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối. 53 Từ ngày đó, họ quyết định giết Đức Giê-su. 54 Vậy Đức Giê-su không đi lại công khai giữa người Do-thái nữa ; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, tới một thành gọi là Ép-ra-im. Người ở lại đó với các môn đệ.
55 Khi ấy sắp đến lễ Vượt Qua của người Do-thái. Từ miền quê, nhiều người lên Giê-ru-sa-lem để cử hành các nghi thức thanh tẩy dọn mình mừng lễ. 56 Họ tìm Đức Giê-su và đứng trong Đền Thờ bàn tán với nhau : “Có thể ông ấy sẽ không lên dự lễ, các ông có nghĩ thế không ?” 57 Còn các thượng tế và người Pha-ri-sêu thì ra lệnh : ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt.
Ca hiệp lễ : Ga 11,52
Đức Ki-tô đã bị trao nộp,
để quy tụ con cái Thiên Chúa
đang tản mác khắp nơi về một mối.
SUY NIỆM
CHẾT VÌ YÊU
Điệp khúc của bài hát “Lời vọng tình yêu” của nhạc sĩ Đỗ Vy Hạ, cách nào đó đã nêu bật sứ mạng chính yếu của Con Thiên Chúa Nhập Thể làm người: “Chỉ vì tình yêu, Chúa chịu nhục thân chết cho trần gian. Vì Ngài chỉ đến sống cho tình yêu, chết cho tình yêu, để cứu muôn người lỗi tội đưa về trời đẹp tươi.”
Trích đoạn Tin Mừng hôm nay cho thấy một quyết định cứng rắn của Thượng Hội Đồng, đó là tìm cách giết Đức Giêsu. Họ quan ngại rằng, nếu cứ để Đức Giêsu tiếp tục rao giảng và làm phép lạ thì dân sẽ tin theo Người; và như thế, họ có nguy cơ đánh mất vị thế, quyền lợi và vai trò lãnh đạo của mình. Bởi đó, thượng tế Caipha mới lên tiếng nhằm phơi bày kế hoạch giết người thâm hiểm.
Tuy nhiên, Thiên Chúa đã để cho bản án đó trở thành lời tiên báo về nguồn ơn cứu độ dành cho muôn dân; đó là Đức Giêsu sẽ chịu chết để giải thoát dân khỏi xích xiềng của lỗi tội và cho dân được sống đời đời. Chúng ta cũng được mời gọi nhận ra quà tặng sự sống của Đức Giêsu, để dám sống trọn vẹn thân phận làm người, khi đối diện với cái chết thể lý đời này.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết vì chúng con, xin giúp chúng con biết sống cho Chúa và cho tha nhân. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
Ý cầu nguyện của ĐTC trong tháng Tư: Cầu cho một nền văn hoá bất bạo động
Chiều ngày 30/3/2023, Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha đã công bố video ý cầu nguyện của ngài trong tháng 4/2023, trong đó Đức Thánh Cha mời gọi xây dựng một nền văn hoá hoà bình khi các quốc gia và người dân ngày càng ít sử dụng vũ khí hơn, bởi vì một nền hòa bình lâu dài chỉ có thể tồn tại nếu không có vũ khí.
Ngày 11/4/2023 là tròn 60 năm ngày Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Thông điệp “Hòa bình trên Thế giới,” với phụ đề “Thiết lập hoà bình toàn cầu trong sự thật, công lý, bác ái và tự do.”
Hãy phát triển một nền văn hóa hòa bình
Trong video ý cầu nguyện tháng Tư, Đức Thánh Cha nhắc lại lời Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII rằng “chiến tranh là sự điên khùng, nó thật vô lý.” Ngài giải thích: “Bất kỳ cuộc chiến tranh nào, bất kỳ cuộc đối đầu vũ trang nào, luôn kết thúc bằng sự thất bại cho tất cả mọi người.” Do đó ngài mời gọi: “Chúng ta hãy phát triển một nền văn hóa hòa bình.”
Hậu quả của một nền văn hóa bạo lực
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố dữ liệu và số liệu thống kê về việc sử dụng vũ khí từ năm 2012 đến năm 2016, cho thấy hậu quả của một nền văn hóa bạo lực: ví dụ, hơn 500 người chết mỗi ngày vì bạo lực súng đạn và trung bình 2.000 người bị thương; 44% vụ giết người trên thế giới được thực hiện bằng súng. Điều này liên quan trực tiếp đến ngành công nghiệp vũ khí: 8 triệu khẩu súng ngắn được sản xuất mỗi năm, cùng với 15 tỷ viên đạn.
Và liên quan đến xung đột vũ trang, Tổ chức Hành động Chống Bạo lực Vũ trang (AOAV) dự đoán rằng kỳ vọng vào năm 2023 dường như không đáng khích lệ: các cuộc đối đầu mới, đặc biệt là cuộc xâm lược của Nga vào Ucraina và bùng phát ở châu Á, đã được thêm vào các cuộc xung đột đang diễn ra ở vùng Sừng Châu Phi và Trung Đông và ở các nơi khác.
Bất bạo động” là “kim chỉ nam” cho các hành động
Cách khả thi duy nhất để ngăn chặn cuộc tấn công dữ dội này là tìm kiếm và thực hiện, ở cấp địa phương và quốc tế, những cách thức đối thoại thực sự và coi “bất bạo động” là “kim chỉ nam cho các hành động của chúng ta”. Thông điệp này lặp lại điều mà Đức Gioan XXIII đã nói cách đây 60 năm: bạo lực “luôn luôn phá hủy mọi thứ. Nó có những đam mê bùng cháy, nhưng không bao giờ xoa dịu chúng. Nó không gieo hạt giống nào ngoài hận thù và hủy diệt. Nó không mang lại sự hòa giải giữa các bên đang tranh chấp, mà nó khiến con người và các đảng phái chính trị phải làm lại công việc của quá khứ một cách cần cù, xây dựng trên những tàn tích mà sự bất hòa đã để lại sau đó.”
Mục tiêu tối hậu phải luôn là hòa bình
Trong bối cảnh lịch sử ghi đậm dấu của cuộc chiến tại Ucraina, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng ngay cả trong các trường hợp tự vệ, mục tiêu tối hậu phải luôn là hòa bình: ngay cả khi ngày nay, hòa bình này có vẻ xa vời. Nhưng “một nền hòa bình lâu dài – chỉ có thể tồn tại nếu không có vũ khí”, và do đó ngài nhấn mạnh đến việc giải trừ quân bị ở mọi cấp độ, kể cả trong xã hội: “nền văn hóa bất bạo động sẽ tiến triển khi các quốc gia và công dân ngày càng ít sử dụng vũ khí hơn.” (CSR_1293_2023)
Hồng Thủy – Vatican News