Friday of the Fifth Week of Lent
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Jn 10:31-42
The Jews picked up rocks to stone Jesus.
Jesus answered them, “I have shown you many good works from my Father.
For which of these are you trying to stone me?”
The Jews answered him,
“We are not stoning you for a good work but for blasphemy.
You, a man, are making yourself God.”
Jesus answered them,
“Is it not written in your law, ‘I said, ‘You are gods”‘?
If it calls them gods to whom the word of God came,
and Scripture cannot be set aside,
can you say that the one
whom the Father has consecrated and sent into the world
blasphemes because I said, ‘I am the Son of God’?
If I do not perform my Father’s works, do not believe me;
but if I perform them, even if you do not believe me,
believe the works, so that you may realize and understand
that the Father is in me and I am in the Father.”
Then they tried again to arrest him;
but he escaped from their power.
He went back across the Jordan
to the place where John first baptized, and there he remained.
Many came to him and said,
“John performed no sign,
but everything John said about this man was true.”
And many there began to believe in him.
Bài đọc :
Ca nhập lễ : Tv 30,10.16.18
Lạy Chúa, xin xót thương,
bởi vì con lâm cảnh ngặt nghèo.
Xin giải thoát con khỏi tay địch thủ,
khỏi người bách hại con.
Lạy Chúa, xin đừng để con phải nhục nhã
vì đã kêu cầu Ngài.
Bài đọc 1 : Gr 20,10-13
Đức Chúa hằng ở bên con như một trang chiến sĩ oai hùng.
Bài trích sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a.
10 Khi ấy, ông Giê-rê-mi-a thưa với Chúa rằng :
Con nghe biết bao người vu cáo :
“Kìa, lão ‘Tứ phía kinh hoàng !’,
hãy tố cáo, hãy tố cáo nó đi !”
Tất cả những bạn bè thân thích đều rình xem con vấp ngã.
Họ nói : “Biết đâu nó chẳng mắc lừa,
rồi chúng ta sẽ thắng và trả thù được nó !”
11Nhưng Đức Chúa hằng ở bên con
như một trang chiến sĩ oai hùng.
Vì thế những kẻ từng hại con
sẽ thất điên bát đảo, sẽ không thắng nổi con.
Chúng sẽ phải thất bại, và nhục nhã ê chề :
đó là một nỗi nhục muôn đời không thể quên.
12Lạy Đức Chúa các đạo binh,
Đấng dò xét người công chính, Đấng thấu suốt tâm can,
con sẽ thấy Ngài trị tội chúng đích đáng,
vì con đã giãi bày cơ sự cùng Ngài.
13Hãy ca tụng Đức Chúa, hãy ngợi khen Đức Chúa,
vì Người đã giải thoát kẻ cơ bần khỏi tay phường hung bạo.
Đáp ca : Tv 17,2-3a.3bc-4.5-6.7 (Đ. x. c.7)
Đ. Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu Chúa : Người đã nghe tiếng tôi.
2Con yêu mến Ngài, lạy Chúa là sức mạnh của con ;
3alạy Chúa là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con ;
Đ. Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu Chúa : Người đã nghe tiếng tôi.
3bcLạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn,
là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ.
4Tôi kêu cầu Chúa là Đấng xứng muôn lời ngợi khen,
và tôi được cứu thoát khỏi quân thù.
Đ. Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu Chúa : Người đã nghe tiếng tôi.
5Sóng tử thần dồn dập chung quanh,
thác diệt vong làm tôi kinh hãi,
6màng lưới âm ty bủa vây tứ phía,
bẫy tử thần ập xuống trên tôi.
Đ. Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu Chúa : Người đã nghe tiếng tôi.
7Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu Chúa,
kêu lên Người là Thiên Chúa của tôi.
Từ thánh điện, Người đã nghe tiếng tôi cầu cứu,
lời tôi khấn nguyện vọng đến tai Người.
Đ. Lúc ngặt nghèo tôi kêu cầu Chúa : Người đã nghe tiếng tôi.
Tung hô Tin Mừng : x. Ga 6,63c.68c
Lạy Chúa, Lời Chúa là Thần Khí và là Sự Sống ;
Chúa có những lời đem lại sự sống đời đời.
Tin Mừng : Ga 10,31-42
Họ tìm cách bắt Đức Giê-su, nhưng Người đã thoát khỏi tay họ.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
31 Khi ấy, người Do-thái lại lấy đá để ném Đức Giê-su. 32 Người bảo họ : “Tôi đã cho các ông thấy nhiều việc tốt đẹp Chúa Cha đã giao cho tôi làm ; vì việc nào mà các ông ném đá tôi ?” 33 Người Do-thái đáp : “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng : ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa.” 34 Đức Giê-su bảo họ : “Trong Lề Luật các ông, đã chẳng có chép lời này sao : ‘Ta đã phán : các ngươi là những bậc thần thánh’ ? 35 Nếu Lề Luật gọi những kẻ được Thiên Chúa ngỏ lời là những bậc thần thánh, mà lời Kinh Thánh không thể bị huỷ bỏ, 36 thì tôi là người Chúa Cha đã thánh hiến và sai đến thế gian, làm sao các ông lại bảo tôi : ‘Ông nói phạm thượng !’ vì tôi đã nói : ‘Tôi là Con Thiên Chúa’ ? 37 Nếu tôi không làm các việc của Cha tôi, thì các ông đừng tin tôi. 38 Còn nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó. Như vậy, các ông sẽ biết và ngày càng biết thêm rằng : Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha.” 39 Bấy giờ họ lại tìm cách bắt Người, nhưng Người đã thoát khỏi tay họ.
40 Đức Giê-su lại ra đi, sang bên kia sông Gio-đan, đến chỗ trước kia ông Gio-an đã làm phép rửa, và Người ở lại đó. 41 Nhiều người đến gặp Đức Giê-su. Họ bảo nhau : “Ông Gio-an đã không làm một dấu lạ nào cả, nhưng mọi điều ông ấy nói về người này đều đúng.” 42 Ở đó, nhiều người đã tin vào Đức Giê-su.
Ca hiệp lễ : 1 Pr 2,24
Tội lỗi của chúng ta,
chính Đức Giê-su đã mang vào thân thể
mà đưa lên cây thập giá,
để một khi đã chết đối với tội,
chúng ta sống cuộc đời công chính ;
nhờ Người mang thương tích,
chúng ta được chữa lành.
SUY NIỆM
LÀM CHỨNG CHO SỰ THẬT
Hãng thông tấn của Vatican cho biết có khoảng 20 nhà truyền giáo bị giết hại trên thế giới vào năm 2020. Họ là “chứng nhân” giữa đời sống thường nhật khi cam kết dấn thân trong những hoàn cảnh nghèo đói, bạo lực và áp bức. Nhiều người trong số họ đã bị giết hại một cách dã man “vì thái độ thù hận đối với đức tin.”
Bài Tin Mừng hôm nay mở đầu bằng một bầu khí tranh luận căng thẳng giữa Đức Giêsu và người Do Thái. Dù Đức Giêsu đã bày tỏ căn tính của Người, và mặc khải về mối tương quan mật thiết giữa Người với Chúa Cha; nhưng người Do Thái vẫn không chấp nhận sự thật này và muốn ném đá Người, vì cho rằng Người nói lộng ngôn, phạm thượng.
Quả thật, những lời tốt đẹp Đức Giêsu đã nói và những dấu lạ Người đã thực hiện chứng tỏ cho ta thấy Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa. Người đến để làm chứng cho sự thật; và cũng chính bởi sự thật đó mà có nhiều người đã chống đối và cũng có nhiều người đã tin vào Người.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con trở nên những chứng nhân sống động, giữa biết bao chất vấn và hoài nghi về sự hiện hữu và quyền năng của Ngài. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn
Buổi tiếp kiến bắt đầu với đoạn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galata (1,22-24):
Nhưng lúc ấy các Hội Thánh Đức Ki-tô tại miền Giu-đê không biết mặt tôi. Họ chỉ nghe nói rằng: “Người trước đây bắt bớ chúng ta, bây giờ lại loan báo đức tin mà xưa kia ông những muốn tiêu diệt”, và vì tôi, họ tôn vinh Thiên Chúa.
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong hành trình các bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ, hôm nay chúng ta bắt đầu chiêm ngắm một số nhân vật, theo những cách thức khác nhau và vào những thời gian khác nhau, đã trình bày chứng tá mẫu mực về ý nghĩa của lòng say mê Tin Mừng. Và nhân chứng đầu tiên tất nhiên là Tông đồ Phaolô. Tôi muốn dành hai bài giáo lý để nói về ngài.
Cuộc gặp gỡ Chúa Phục sinh biến đổi Thánh Phaolô
Cuộc đời của Phaolô thành Tarso là tiêu biểu cho chủ đề này. Trong chương đầu tiên của Thư gửi tín hữu Galát, cũng như trong phần tường thuật của Sách Công vụ Tông đồ, chúng ta có thể nhận thấy rằng lòng nhiệt thành của ngài đối với Tin Mừng xuất hiện sau khi ngài hoán cải, và thay thế cho lòng nhiệt thành trước đây của ngài đối với Do Thái giáo. Ngài là một người nhiệt thành với luật Mô-sê, đối với Do Thái giáo và sau khi hoán cải, lòng nhiệt thành này vẫn tiếp tục nhưng để tuyên xưng, rao giảng Chúa Giêsu Kitô. Saolô – tên đầu tiên của Phaolô – đã rất sốt sắng, nhưng Chúa Kitô đã hoán đổi lòng nhiệt thành của ngài: từ Lề luật sang Tin Mừng. Động lực của ngài trước đây là muốn phá hủy Giáo hội, nhưng sau đó, xây dựng Giáo hội. Chúng ta có thể tự hỏi: chuyện gì đã xảy ra, từ phá huỷ đến xây dựng? Nơi Phaolô, có điều gì đã thay đổi? Lòng nhiệt thành của ngài, sự nỗ lực của ngài cho vinh quang của Thiên Chúa đã được biến đổi thế nào?
Thánh Tôma Aquinô dạy rằng đam mê, theo quan điểm luân lý, không tốt cũng không xấu: việc sử dụng nó cách nhân đức làm cho nó tốt về mặt luân lý, sử dụng nó cách tội lỗi thì làm cho nó trở nên xấu[1]. Trong trường hợp của thánh Phaolô, điều đã thay đổi ngài không phải là một ý tưởng hay xác tín đơn giản, nhưng chính là cuộc gặp gỡ với Chúa Phục sinh – anh chị em đừng quên điều này, điều biến đổi cuộc sống chính là cuộc gặp gỡ với Chúa – đã biến đổi toàn bộ con người ngài. Con người của thánh Phaolô, niềm say mê Thiên Chúa và vinh quang của Người không bị huỷ diệt, nhưng được Chúa Thánh Thần biến đổi, “hoán cải”. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng duy nhất có thể biến đổi con tim chúng ta. Và điều này cũng xảy ra đối với mọi khía cạnh của cuộc sống của ngài. Điều tương tự cũng xảy ra trong Bí tích Thánh Thể: bánh và rượu không biến mất, nhưng trở thành Mình và Máu Chúa Kitô.
Sự biến đổi thực sự là biến đổi trái tim
Đức Thánh Cha nói tiếp: Lòng nhiệt thành của Phaolô vẫn còn, nhưng nó trở thành lòng nhiệt thành của Đức Kitô. Chúng ta phục vụ Chúa với nhân tính của mình, với những ưu tiên và đặc tính của chúng ta, nhưng điều làm thay đổi mọi sự không phải là một ý tưởng mà là chính cuộc sống, như chính thánh Phaolô đã nói: “Cho nên, phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thụ tạo mới. Cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô thay đổi bạn từ nội tâm, làm cho bạn trở nên một con người khác; cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5,17). Nếu một người ở trong Chúa Kitô, người ấy là một thụ tạo mới, đây là ý nghĩa của việc trở thành một thụ tạo mới. Trở thành một Kitô hữu không phải là trang điểm để thay đổi khuôn mặt của bạn, không! Nếu bạn là một Kitô hữu, tâm hồn của bạn sẽ thay đổi, nhưng nếu bạn là một Kitô hữu bề ngoài, điều này không có giá trị… Sự biến đổi thực sự là của trái tim. Và điều này đã xảy ra với Phaolô.
Gặp gỡ Chúa Phục sinh là nguồn gốc của lòng say mê loan báo Tin Mừng
Niềm đam mê Tin Mừng không phải là vấn đề hiểu biết hay học hỏi. Bạn có thể nghiên cứu tất cả thần học mà bạn muốn, bạn có thể nghiên cứu Kinh thánh, và với tất cả điều đó, bạn có thể trở thành người vô thần hay theo chủ nghĩa thế tục. Đó không phải là vấn đề học hỏi: Trong lịch sử đã có nhiều nhà thần học vô thần! Học hỏi có ích nhưng không tạo ra cuộc sống mới của ân sủng. Hoán cải, thực ra có nghĩa là trải qua chính kinh nghiệm “vấp ngã và sống lại” mà Saolô/Phaolô đã sống và là nguồn gốc của sự biến đổi lòng nhiệt thành tông đồ của ngài. Thực vậy, như thánh Inhaxiô nói: “Vì không phải là biết nhiều, nhưng là điều biến đổi bạn từ nội tâm, giúp bạn biết về một điều khác, thưởng nếm một điều khác.”[2]
Tìm thấy Chúa Giêsu
Mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ. “Tôi là một người sùng đạo” – “Tốt” – “Tôi cầu nguyện” – “Có” – “Tôi cố gắng tuân giữ các điều răn” – “Có” – “Nhưng Chúa Giêsu ở đâu trong cuộc sống của bạn?” – “À, không, tôi làm những điều Giáo hội truyền”. Nhưng Chúa Giêsu ở đâu? Bạn đã gặp Chúa Giêsu chưa, bạn đã nói chuyện với Chúa Giêsu chưa? Bạn đọc Tin Mừng hay nói chuyện với Chúa Giêsu, bạn có nhớ Chúa Giêsu là ai không? Và đây là điều mà chúng ta thường bỏ sót: Đó là một Kitô giáo, tôi không nói là không có Chúa Giêsu, nhưng với một Chúa Giêsu trừu tượng… Không! Như Chúa Giêsu đã bước vào cuộc đời bạn, như Người đã bước vào cuộc đời của Phaolô và khi Chúa Giêsu bước vào, Người thay đổi mọi thứ. Đã nhiều lần chúng ta nghe những lời nhận xét về một người: “Hãy nhìn người kia, một kẻ tội lỗi mà bây giờ là một người tốt… Ai đã biến đổi họ? Chính Chúa Giêsu, họ đã tìm thấy Chúa Giêsu. Đời sống Kitô giáo của bạn có thay đổi không? Nếu Chúa Giêsu không đi vào cuộc đời bạn thì cuộc đời bạn không thay đổi. Bạn chỉ có thể là một Kitô hữu từ bên ngoài. Không, Chúa Giêsu phải đi vào và điều này thay đổi bạn và điều này đã xảy ra với Phaolô. Đó là tìm thấy Chúa Giêsu và vì lý do này, Phaolô nói rằng tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta, đưa bạn tiến bước. Điều tương tự cũng xảy ra, sự thay đổi, đối với tất cả các thánh, những người khi tìm thấy Chúa Giêsu, họ tiến bước.
Nhận ra mình được tha thứ
Đức Thánh Cha mời gọi suy tư thêm về sự thay đổi diễn ra nơi Phaolô, từ một kẻ bách hại đã trở thành tông đồ của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha nói: Chúng ta lưu ý rằng có một loại nghịch lý xảy ra nơi ngài: trên thực tế, bao lâu ngài còn coi mình là công chính trước mặt Thiên Chúa, thì ngài cảm thấy có quyền bách hại, bắt bớ, thậm chí sát hại, như trường hợp của Stêphanô; nhưng khi được Chúa Phục Sinh soi sáng, ngài khám phá ra rằng ngài là “kẻ báng bổ và bách hại” (x. 1Tm 1,13), khi đó ngài bắt đầu có khả năng yêu thương thực sự.
Khi gặp được Chúa Giêsu, chúng ta được thôi thúc loan báo về Người
Và đây là cách thế. Nếu một người trong chúng ta nói: “À, cảm ơn Chúa, vì con là người tốt, con làm điều tốt, con không phạm tội trọng…”, đây không phải là cách thế tốt, đây là con đường tự cho mình là đủ, là con đường không làm cho bạn công chính… Đó là một người Công giáo lịch lãm, nhưng một người Công giáo lịch lãm không phải là một người Công giáo thánh thiện. Người Công giáo thật sự, người Kitô hữu đích thực là người đón nhận Chúa Giêsu trong lòng, Đấng biến đổi tâm hồn bạn. Đây là câu hỏi tôi hỏi tất cả anh chị em hôm nay: Chúa Giêsu có ý nghĩa gì đối với tôi? Tôi đã để Người đi vào tâm hồn mình chưa hay tôi chỉ giữ Người lại xa xa để Người không đi vào tâm hồn tôi? Tôi có để Người biến đổi tôi không? Hay Chúa Giêsu chỉ là một ý tưởng, một nền thần học phát triển… Và đây là lòng nhiệt thành: khi một người tìm thấy Chúa Giêsu, người đó cảm thấy có ngọn lửa và giống như thánh Phaolô và phải rao giảng Chúa Giêsu, phải nói về Chúa Giêsu, phải giúp đỡ mọi người, phải làm những điều tốt đẹp. Khi một người tìm thấy ý tưởng về Chúa Giêsu, thì nó vẫn là một ý thức hệ Kitô giáo và điều này không giúp cho nên công chính, chỉ có Chúa Giêsu làm cho chúng ta nên công chính. Xin Chúa giúp chúng ta tìm gặp Chúa Giêsu, gặp gỡ Chúa Giêsu, và xin Chúa Giêsu thay đổi cuộc đời chúng ta từ nội tâm và giúp chúng ta giúp đỡ người khác. Cảm ơn anh chị em.
Hồng Thủy – Vatican News