Fifth Sunday of Lent
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Jn 11:1-45
Now a man was ill, Lazarus from Bethany,
the village of Mary and her sister Martha.
Mary was the one who had anointed the Lord with perfumed oil
and dried his feet with her hair;
it was her brother Lazarus who was ill.
So the sisters sent word to him saying,
“Master, the one you love is ill.”
When Jesus heard this he said,
“This illness is not to end in death,
but is for the glory of God,
that the Son of God may be glorified through it.”
Now Jesus loved Martha and her sister and Lazarus.
So when he heard that he was ill,
he remained for two days in the place where he was.
Then after this he said to his disciples,
“Let us go back to Judea.”
The disciples said to him,
“Rabbi, the Jews were just trying to stone you,
and you want to go back there?”
Jesus answered,
“Are there not twelve hours in a day?
If one walks during the day, he does not stumble,
because he sees the light of this world.
But if one walks at night, he stumbles,
because the light is not in him.”
He said this, and then told them,
“Our friend Lazarus is asleep,
but I am going to awaken him.”
So the disciples said to him,
“Master, if he is asleep, he will be saved.”
But Jesus was talking about his death,
while they thought that he meant ordinary sleep.
So then Jesus said to them clearly,
“Lazarus has died.
And I am glad for you that I was not there,
that you may believe.
Let us go to him.”
So Thomas, called Didymus, said to his fellow disciples,
“Let us also go to die with him.”
When Jesus arrived, he found that Lazarus
had already been in the tomb for four days.
Now Bethany was near Jerusalem, only about two miles away.
And many of the Jews had come to Martha and Mary
to comfort them about their brother.
When Martha heard that Jesus was coming,
she went to meet him;
but Mary sat at home.
Martha said to Jesus,
“Lord, if you had been here,
my brother would not have died.
But even now I know that whatever you ask of God,
God will give you.”
Jesus said to her,
“Your brother will rise.”
Martha said to him,
“I know he will rise,
in the resurrection on the last day.”
Jesus told her,
“I am the resurrection and the life;
whoever believes in me, even if he dies, will live,
and everyone who lives and believes in me will never die.
Do you believe this?”
She said to him, “Yes, Lord.
I have come to believe that you are the Christ, the Son of God,
the one who is coming into the world.”
When she had said this,
she went and called her sister Mary secretly, saying,
“The teacher is here and is asking for you.”
As soon as she heard this,
she rose quickly and went to him.
For Jesus had not yet come into the village,
but was still where Martha had met him.
So when the Jews who were with her in the house comforting her
saw Mary get up quickly and go out,
they followed her,
presuming that she was going to the tomb to weep there.
When Mary came to where Jesus was and saw him,
she fell at his feet and said to him,
“Lord, if you had been here,
my brother would not have died.”
When Jesus saw her weeping and the Jews who had come with her weeping,
he became perturbed and deeply troubled, and said,
“Where have you laid him?”
They said to him, “Sir, come and see.”
And Jesus wept.
So the Jews said, “See how he loved him.”
But some of them said,
“Could not the one who opened the eyes of the blind man
have done something so that this man would not have died?”
So Jesus, perturbed again, came to the tomb.
It was a cave, and a stone lay across it.
Jesus said, “Take away the stone.”
Martha, the dead man’s sister, said to him,
“Lord, by now there will be a stench;
he has been dead for four days.”
Jesus said to her,
“Did I not tell you that if you believe
you will see the glory of God?”
So they took away the stone.
And Jesus raised his eyes and said,
“Father, I thank you for hearing me.
I know that you always hear me;
but because of the crowd here I have said this,
that they may believe that you sent me.”
And when he had said this,
He cried out in a loud voice,
“Lazarus, come out!”
The dead man came out,
tied hand and foot with burial bands,
and his face was wrapped in a cloth.
So Jesus said to them,
“Untie him and let him go.”
Now many of the Jews who had come to Mary
and seen what he had done began to believe in him.
TIN MỪNG : Ga 11,1-45
Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
1 Khi ấy, có một người bị đau nặng, tên là La-da-rô, quê ở Bê-ta-ni-a, làng của hai chị em cô Mác-ta và Ma-ri-a. 2 Cô Ma-ri-a là người sau này sẽ xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Anh La-da-rô, người bị đau nặng, là em của cô. 3 Hai cô cho người đến nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng.” 4 Nghe vậy, Đức Giê-su bảo : “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa : qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh.”
5 Đức Giê-su quý mến cô Mác-ta, cùng hai người em là cô Ma-ri-a và anh La-da-rô.
6 Tuy nhiên, sau khi được tin anh La-da-rô lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở. 7 Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ : “Nào chúng ta cùng trở lại miền Giu-đê !” 8 Các môn đệ nói : “Thưa Thầy, mới đây người Do-thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao ?” 9 Đức Giê-su trả lời : “Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao ? Ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì thấy ánh sáng mặt trời. 10 Còn ai đi ban đêm, thì vấp ngã vì không có ánh sáng nơi mình !”
11 Nói những lời này xong, Người bảo họ : “La-da-rô, bạn của chúng ta, đang yên giấc ; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây.” 12 Các môn đệ nói với Người : “Thưa Thầy, nếu anh ấy yên giấc được, anh ấy sẽ khoẻ lại.” 13 Đức Giê-su nói về cái chết của anh La-da-rô, còn họ tưởng Người nói về giấc ngủ thường. 14 Bấy giờ Người mới nói rõ : “La-da-rô đã chết. 15 Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. Thôi, nào chúng ta đến với anh ấy.” 16 Ông Tô-ma, gọi là Đi-đy-mô, nói với các bạn đồng môn : “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy !”
17 Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi. 18 Bê-ta-ni-a cách Giê-ru-sa-lem không đầy ba cây số. 19 Nhiều người Do-thái đến chia buồn với hai cô Mác-ta và Ma-ri-a, vì em các cô mới qua đời. 20 Vừa được tin Đức Giê-su đến, cô Mác-ta liền ra đón Người. Còn cô Ma-ri-a thì ngồi ở nhà. 21 Cô Mác-ta nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. 22 Nhưng bây giờ con biết : Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy.” 23 Đức Giê-su nói : “Em chị sẽ sống lại !” 24 Cô Mác-ta thưa : “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết.” 25 Đức Giê-su liền phán : “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. 26 Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không ?” 27 Cô Mác-ta đáp : “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.”
28 Nói xong, cô đi gọi em là Ma-ri-a, và nói nhỏ : “Thầy đến rồi, Thầy gọi em đấy !” 29 Nghe vậy, cô Ma-ri-a vội đứng lên và đến với Đức Giê-su. 30 Lúc đó, Người chưa vào làng, nhưng vẫn còn ở chỗ cô Mác-ta đã ra đón Người. 31 Những người Do-thái đang ở trong nhà với cô Ma-ri-a để chia buồn, thấy cô vội vã đứng dậy đi ra, liền đi theo, tưởng rằng cô ra mộ khóc em.
32 Khi đến gần Đức Giê-su, cô Ma-ri-a vừa thấy Người, liền phủ phục dưới chân và nói : “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết.” 33 Thấy cô khóc, và những người Do-thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến. 34 Người hỏi : “Các người để xác anh ấy ở đâu ?” Họ trả lời : “Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem.” 35 Đức Giê-su liền khóc. 36 Người Do-thái mới nói : “Kìa xem ! Ông ta thương anh La-da-rô biết mấy !” 37 Có vài người trong nhóm họ nói : “Ông ta đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết ư ?” 38 Đức Giê-su lại thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại. 39 Đức Giê-su nói : “Đem phiến đá này đi.” Cô Mác-ta là chị người chết liền nói : “Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày.” 40 Đức Giê-su bảo : “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao ?” 41 Rồi người ta đem phiến đá đi. Đức Giê-su ngước mắt lên và nói : “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. 42 Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con.” 43 Nói xong, Người kêu lớn tiếng : “Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ !” 44 Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giê-su bảo : “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi.”
45 Trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người.
SUY NIỆM
QUYỀN NĂNG CỨU CHỮA
Võ Hoàng Yên được nhiều người xưng tụng là “thần y”, có khả năng chữa bá bệnh. Chính cái mác “thần y” này đã khiến cho nhiều người lầm tưởng và mù quáng tin theo. Thế nhưng, mãi cho tới khi các cuộc bóc phốt liên tiếp diễn ra thì người ta mới vỡ lẽ nhiều chuyện. Các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc, đồng thời đưa ra kết luận: “Toàn bộ người được ông Yên chữa bệnh đều không có tiến triển về bệnh tình.”
Câu chuyện về việc Đức Giêsu cứu anh Ladarô sống lại cũng đưa đến cho độc giả một sự bất ngờ tương tự. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây đó là, nếu nạn nhân của thần y “dỏm” nhận ra thầy thuốc của mình chữa bệnh không đúng như quảng cáo; thì ngược lại, thần y Giêsu lại có thể làm những điều kỳ diệu vượt sức phàm nhân.
Điều mà Đức Giêsu làm cho Ladarô là một dấu lạ. Đức Giêsu gọi anh ra khỏi mồ, và đưa anh trở lại với cuộc sống trần thế. Bằng hành động này, Đức Giêsu cho thấy quyền năng của Người không bị giới hạn trước bệnh tật, trước cửa mồ; mà trái lại, Người còn có thẩm quyền trên cả sự sống lẫn sự chết. Tuy nhiên, ân ban đích thực của Người không phải là một cuộc sống trần thế được kéo dài mãi mãi, mà là cuộc sống trong sự hiệp thông vĩnh cửu với Thiên Chúa.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình, ngõ hầu nhận được ơn tha thứ. Amen.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
HY TẾ: MỘT TỪ HOÀN TOÀN LIÊN KẾT VỚI THÁNH THỂ
WHĐ (22.3.2023) – Một trong những cách diễn tả được trích dẫn nhiều nhất về Bí tích Thánh Thể là trích từ Hiến chế tín lý của Công đồng Vatican II, Lumen Gentium, trong đó gọi Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống Kitô hữu.
Nhưng điều đôi khi bị bỏ qua là bối cảnh cụ thể của lời tuyên xưng ấy – đó là hy tế. “Khi tham dự hy tế Thánh Thể, nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu” mạch văn diễn tả tiếp, các tín hữu “dâng lên Thiên Chúa Tế vật thần linh và hiến dâng chính mình cùng với Tế vật ấy” (LG số 11).
Bản chất hy tế nội tại của Bí tích Thánh Thể cũng được củng cố ngay từ câu đầu tiên của sách Giáo lý Giáo hội Công giáo về Bí tích Thánh Thể, trong đó nói rằng chúng ta “nhờ bí tích Thánh Thể được tham dự vào chính hy tế của Chúa cùng với toàn thể cộng đoàn” (GLCG số 1322).
Tóm lại, hy tế là tâm điểm của Thánh Thể, nguồn sống của chúng ta. “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 51).
Nhưng liệu điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Khi kết thúc thánh lễ, chúng ta thường nghe lời cầu chúc quen thuộc này “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an, và lấy đời sống làm sáng danh Chúa” (theo sách lễ Tiếng Anh). Đối với tôi, dường như lời cầu chúc này chứa đựng một kế hoạch chi tiết về cách sống Thánh Thể, và do đó, sống hy tế. Chúng ta được mời gọi làm vinh danh Chúa qua việc hiến dâng đời sống của mình như Đức Kitô đã làm. Một cách cụ thể, đó là sống như Thánh Phaolô đã hướng dẫn các Kitô hữu giáo đoàn Roma: “Hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Ðó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Ngài” (Rm 12, 1). Cũng vậy, mỗi chúng ta được mời gọi sống hy tế theo gương Đức Kitô. Nhưng bằng cách nào?
Rõ ràng là, chẳng ai trong chúng ta là không có gánh nặng thập giá trong cuộc đời của mình. Ở một khía cạnh nào đó, mỗi chúng ta đều biết thế nào là đau khổ và vị tha. Nhưng việc chúng ta sống những thực tại này như thế nào sẽ xác định tư cách môn đệ của chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: Hãy vác thập giá của mình mà theo Người. Đồng thời, Người cũng nhắc chúng ta hãy hy sinh mạng sống của mình cho người khác.
Khi chúng ta hiến dâng mạng sống mình cho Thiên Chúa và người khác – được kết hợp với Thánh Thể theo khuôn mẫu hy tế của Đức Kitô – thì những chiến đấu, lo lắng, sợ hãi, khó khăn, đau đớn và khổ sở của chúng ta đều được biến đổi và có được ý nghĩa và mục đích của chúng. Ngoài ra, hy tế của Chúa Giêsu bắt nguồn từ tình yêu dành cho người khác: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15, 13).
Trong hy tế Thánh Thể, nơi chúng ta gặp gỡ và lãnh nhận Chúa Giêsu Kitô, chúng ta được làm cho phù hợp với lối sống duy nhất đáng được sống, và lãnh nhận ân sủng cần thiết để duy trì những nỗ lực để sống lối sống ấy. Bí tích Thánh Thể chỉ cho chúng ta biết cách để hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa cùng với Chúa Kitô, và kín múc từ nguồn mạch sự sống phương thế để đạt tới sự sống đời đời.
Trong Thánh lễ, chúng ta được tháp nhập vào hy tế của Chúa Giêsu, Đấng đã chết để giải thoát chúng ta. Chúng ta cũng hiến trao mạng sống như Người đã làm. Bánh và rượu được biến đổi để trở thành Mình và Máu Đức Kitô, thì cuộc sống và những hy sinh của chúng ta cũng vậy, trở nên một điều gì đó tốt lành và mang lại sự sống.
Như cố Hồng Y Francis E. George, O.M.I. đã từng nói: “Sự tự do mà Đức Kitô ban cho chúng ta cùng với chính Người trong Thánh Thể không chỉ là tự do để hành động, mà còn là sự tự do để hiến thân hoàn toàn, thậm chí đến mức hy sinh chính mình, như Chúa Kitô đã tự hiến cho đến nỗi chết trên thập giá”.
Giống như Chúa Giêsu, nếu chúng ta đón nhận và trung thành vác thập giá của mình, có nghĩa là, chúng ta để cho Thánh Thể mặc khải điều gì là tâm điểm và mục đích của cuộc đời chúng ta, thì thập giá sẽ không mang lại gì khác ngoài những điều tốt lành.
Bằng việc tự hiến cùng với Đức Kitô, chúng ta có thể thông chuyển những ân sủng và phúc lành dồi dào của Người cho những ai đang tìm kiếm sự hoán cải, nên thánh, và tình bằng hữu với Thiên Chúa.
Và thực, Thánh Thể sẽ chỉ cho chúng ta biết làm thế nào, qua việc hy sinh mạng sống của mình – kết hợp với hy tế của Đức Kitô, chúng ta có thể mang sự sống của Thiên Chúa cho chính mình và người khác.
Michael R. Heinlein
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP – Chuyển ngữ từ: oursundayvisitor.com (15. 3. 2023)