THỨ SÁU TUẦN II MÙA CHAY

Friday of the Second Week of Lent

Matthew [21:33-43,45-46] The Parable of the Tenants - YouTube

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mt 21:33-43,45-46

Jesus said to the chief priests and the elders of the people:
“”Hear another parable.
There was a landowner who planted a vineyard,
put a hedge around it,
dug a wine press in it, and built a tower.
Then he leased it to tenants and went on a journey.
When vintage time drew near,
he sent his servants to the tenants to obtain his produce.
But the tenants seized the servants and one they beat,
another they killed, and a third they stoned.
Again he sent other servants, more numerous than the first ones,
but they treated them in the same way.
Finally, he sent his son to them,
thinking, ‘They will respect my son.’
But when the tenants saw the son, they said to one another,
‘This is the heir.
Come, let us kill him and acquire his inheritance.’
They seized him, threw him out of the vineyard, and killed him.
What will the owner of the vineyard do to those tenants when he comes?””
They answered him,
“”He will put those wretched men to a wretched death
and lease his vineyard to other tenants
who will give him the produce at the proper times.””
Jesus said to them, “”Did you never read in the Scriptures:

The stone that the builders rejected
has become the cornerstone;
by the Lord has this been done,
and it is wonderful in our eyes?

Therefore, I say to you,
the Kingdom of God will be taken away from you
and given to a people that will produce its fruit.””
When the chief priests and the Pharisees heard his parables,
they knew that he was speaking about them.
And although they were attempting to arrest him,
they feared the crowds, for they regarded him as a prophet.

Bài đọc : 

Ca nhập lễ : Tv 30,2.5

Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa,

xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ.

Lưới kẻ thù giăng, xin gỡ con ra khỏi,

vì nơi con trú ẩn, chính là Ngài.

Bài đọc 1 : St 37,3-4.12-13a.17b-28

Thằng tướng chiêm bao đang đến kia, nào ta giết nó.

Bài trích sách Sáng thế.

3 Ông Ít-ra-en yêu Giu-se hơn tất cả các con, vì ông đã già mới sinh được cậu, và ông may cho cậu một áo chùng dài tay. 4 Các anh cậu thấy cha yêu cậu hơn tất cả các anh, thì sinh lòng ghét cậu và không thể nói năng tử tế với cậu.

12 Các anh cậu đã đi chăn chiên dê của cha họ ở Si-khem. 13a Ông Ít-ra-en bảo Giu-se : “Các anh con đang chăn chiên dê ở Si-khem phải không ? Lại đây, cha sai con đến với các anh.” 17b Giu-se theo các anh và tìm thấy họ ở Đô-than.

18 Họ thấy cậu từ xa, và trước khi cậu tới gần họ thì họ lập mưu giết chết cậu. 19 Họ bảo nhau : “Thằng tướng chiêm bao đang đến kia ! 20 Bây giờ, nào ta giết và ném nó xuống một cái giếng. Ta sẽ nói là một thú dữ đã ăn thịt nó. Rồi ta sẽ thấy các chiêm bao của nó đi tới đâu !”

21 Nghe thấy thế, Rưu-vên tìm cách cứu em khỏi tay họ ; cậu nói : “Ta đừng đụng tới mạng sống nó.” 22 Rưu-vên bảo họ : “Đừng đổ máu ! Cứ ném nó xuống cái giếng kia trong sa mạc, nhưng đừng giơ tay hại nó.” Cậu có ý cứu em khỏi tay họ và đưa về cho cha. 23 Vậy khi Giu-se đến chỗ các anh, thì họ lột áo chùng của cậu, chiếc áo chùng dài tay cậu đang mặc. 24 Họ túm lấy cậu và ném xuống cái giếng ; giếng đó cạn, không có nước. 25 Rồi họ ngồi xuống dùng bữa.

Ngước mắt lên, họ thấy một đoàn người Ít-ma-ên đang từ Ga-la-át tới. Lạc đà của những người này chở nhựa thơm, nhũ hương và mộc dược để đưa xuống Ai-cập. 26 Giu-đa nói với các anh em : “Ta giết em và phủ lấp máu nó, nào có ích lợi gì ? 27 Thôi, ta hãy bán nó cho người Ít-ma-ên, nhưng đừng động tay tới nó, vì nó là em ta, là ruột thịt của ta.” Các anh em nghe cậu.

28 Những lái buôn người Ma-đi-an đi qua đó kéo Giu-se lên khỏi giếng, rồi bán cậu cho người Ít-ma-ên hai mươi đồng bạc. Những người này đưa Giu-se sang Ai-cập.

Đáp ca : Tv 104,16-17.18-19.20-21 (Đ. c.5a)

Đ. Hãy nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện.

16Chúa cho nạn đói hoành hành khắp xứ,
làm cạn nguồn lương thực nuôi dân.
17Chúa đã phái một người đi trước họ
là Giu-se, kẻ bị bán làm tôi.

Đ. Hãy nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện.

18Chân ông phải mang xiềng khổ sở,
cổ đeo gông nặng nề,
19cho đến ngày ứng nghiệm điều ông tiên đoán
và ông được lời Chúa giải oan.

Đ. Hãy nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện.

20Nhà vua, vị thủ lãnh các dân thời đó,
truyền tháo cởi gông xiềng và phóng thích ông,
21rồi đặt ông làm tể tướng triều đình,
làm chủ mọi tài sản hoàng gia.

Đ. Hãy nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện.

Tung hô Tin Mừng : Ga 3,16

Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì được sống muôn đời.

Tin Mừng : Mt 21,33-43.45-46

Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

33 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng : “Các ông hãy nghe dụ ngôn sau đây : Có chủ nhà kia trồng được một vườn nho ; chung quanh vườn, ông rào giậu ; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. 34 Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. 35 Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông : chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. 36 Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước ; nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. 37 Sau cùng, ông sai con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng : ‘Chúng sẽ nể con ta.’ 38 Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau : ‘Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó !’ 39 Thế là chúng bắt lấy cậu, tống ra khỏi vườn nho và giết đi. 40 Vậy khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia ?” 41 Họ đáp : “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông.” 42 Đức Giê-su bảo họ : “Kinh Thánh có câu : ‘Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.’ Các ông chưa bao giờ đọc câu này sao ?

43 Bởi đó, tôi nói cho các ông hay : Nước Thiên Chúa, Người sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”

45 Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người Pha-ri-sêu hiểu là Người nói về họ. 46 Họ tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Người là một ngôn sứ.

Ca hiệp lễ : 1 Ga 4,10

Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta,

và sai Con của Người đến hy sinh

làm của lễ đền tội cho chúng ta.

SUY NIỆM

SINH HOA LỢI

Tâm hồn mỗi người được ví như một vườn nho mà Chúa đã trồng. Người giao cho họ tự quản lý và sinh hoa lợi cho Người. 

Thế nhưng, nhiều lúc chúng ta đã để cho thửa vườn ấy ra cằn cỗi khi coi thường tiếng nói của lương tâm, phớt lờ những lời dạy dỗ và sửa đổi của những người có trách nhiệm, bỏ qua lề luật Chúa và Hội Thánh, hững hờ với việc nghe Lời Chúa. 

Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người luôn ý thức về mình để biết trông giữ tâm hồn và làm sinh lợi cho sự nghiệp Nước Chúa. Thiên Chúa luôn rộng lượng để trao cho chúng ta những giá trị cao quý của Nước Trời. Nhưng nếu chúng ta không biết dùng khả năng Chúa ban để làm cho những giá trị ấy được triển nở, thì ắt hẳn chúng ta sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, là Kitô hữu, con được vinh dự làm việc trong vườn nho của Chúa. Xin giúp con biết nhiệt tâm đóng góp phần mình, và không bao giờ lợi dụng người khác để tìm lợi ích cho riêng mình. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Mọi người được rửa tội tham gia vào sứ mạng của Giáo hội

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

 Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong bài giáo lý trước, chúng ta đã thấy rằng “công đồng” đầu tiên trong lịch sử Giáo hội đã được triệu tập tại Giêrusalem vì một vấn đề liên quan đến việc rao giảng Tin Mừng, nghĩa là loan báo Tin Mừng cho những người không phải là người Do Thái. Vào thế kỷ XX, Công đồng chung Vatican II đã trình bày Giáo hội như Dân Chúa lữ hành trong thời gian và vì bản chất truyền giáo của Giáo hội (x. Sắc lệnh Ad Gentes, 2). Có một cầu nối giữa Công đồng đầu tiên và Công đồng cuối cùng, về việc loan báo Tin Mừng, một cây cầu mà kiến ​​trúc sư là Chúa Thánh Thần. Hôm nay chúng ta lắng nghe Công đồng Vatican II để khám phá ra rằng việc rao giảng Tin Mừng luôn là một công việc phục vụ của Giáo hội, không bao giờ được thực hiện cách đơn độc, không bao giờ biệt lập hay theo chủ nghĩa cá nhân. Việc loan báo Tin Mừng luôn được thực hiện trong Giáo hội, nghĩa là trong cộng đồng và không chiêu dụ tín đồ bởi vì đó không phải là truyền giáo.

Đảm bảo tính xác thực của lời loan báo của Kitô giáo

Thật vậy, người loan báo Tin Mừng luôn truyền đạt những gì mình đã nhận được. Thánh Phaolô là người đầu tiên viết điều đó: Tin Mừng mà ngài loan báo và các cộng đoàn đã đón nhận và họ nắm vững, cũng chính là Tin Mừng mà chính Thánh Tông Đồ đã đón nhận (x. 1Cr 15,1-3). Chúng ta lãnh nhận đức tin và loan truyền đức tin. Tính năng động của Giáo hội trong việc truyền tải Thông điệp này là điều ràng buộc và đảm bảo tính xác thực của lời loan báo của Kitô giáo. Chính Thánh Phaolô viết cho tín hữu Galát: “Nếu chính chúng tôi hoặc một thiên thần từ trời xuống loan báo cho anh em một Tin Mừng khác với Tin Mừng chúng tôi đã loan báo cho anh em, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi” (1,8).

Tránh cám dỗ tìm những điều dễ dàng nhưng thứ yếu

Do đó, chiều kích Giáo hội của người loan báo Tin Mừng tạo nên một tiêu chuẩn để kiểm chứng lòng nhiệt thành tông đồ. Một xác minh cần thiết, bởi vì cám dỗ thực hành “một mình” luôn rình rập, đặc biệt là khi con đường trở nên khó khăn và chúng ta cảm thấy sức nặng của sự dấn thân. Cũng nguy hiểm không kém là cám dỗ đi theo những con đường giả dạng giáo hội và dễ dàng hơn, chấp nhận lối lý luận của thế gian về những con số và khảo sát, dựa vào sức mạnh của những ý tưởng, chương trình, cơ cấu của chúng ta, “những mối quan hệ quan trọng.” Điều này là không đúng; nó giúp đỡ một chút nhưng điều chính yếu là cái khác. Đó là sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban cho anh chị em để loan báo sự thật về Chúa Giêsu Kitô, để loan báo Tin Mừng. Những thứ khác chỉ là thứ yếu.

Sắc lệnh Ad Gentes

Tiếp tục bài giáo lý Đức Thánh Cha mời gọi: Giờ đây, thưa anh chị em, chúng ta hãy tham dự trực tiếp hơn vào trường học của Công đồng Vatican II, bằng cách đọc lại một số điểm của Sắc lệnh Ad Gentes (AG) – Đến với Muôn dân, văn kiện về hoạt động truyền giáo của Giáo hội. Những văn bản này hoàn toàn vẫn còn nguyên giá trị của chúng ngay cả trong bối cảnh phức tạp và đa dạng của chúng ta.

Tình yêu của Chúa Cha dành cho mọi người

Trước hết, Sắc lệnh Đến với Muôn dân mời gọi chúng ta hãy xem tình yêu của Thiên Chúa Cha là nguồn mạch, tình yêu mà “vì lòng nhân từ thương xót vô biên tạo dựng chúng ta và vì ân sủng, mời gọi chúng ta tham dự vào sự sống và vinh quang của Người. Người đã rộng rãi tuôn ban và còn không ngừng tuôn ban lòng nhân từ, đến độ như là Đấng tác tạo muôn loài, cuối cùng Người trở nên “tất cả trong mọi loài” (1Cr 15,28), để Người được vinh hiển và đồng thời chúng ta được hạnh phúc. (số 2). Đoạn văn này là cơ bản, bởi vì nó nói rằng tình yêu của Chúa Cha dành cho mọi người. Tình yêu của Chúa không chỉ dành cho một nhóm nhỏ, không, nó dành cho tất cả mọi người. Hãy ghi nhớ thật kỹ điều này trong tâm trí anh chị em: tất cả mọi người, không loại trừ ai, Chúa phán như vậy. Và tình yêu này dành cho mọi người, là tình yêu dành cho mọi người nam nữ qua sứ mạng của Chúa Con, Đấng trung gian cứu rỗi và là Đấng Cứu Chuộc chúng ta (x. AG, 3), và nhờ sứ mạng của Chúa Thánh Thần (x. AG, 4), Đấng hoạt động trong mỗi người, cả người đã rửa tội lẫn người chưa rửa tội.

Giáo hội trung thành với con đường của Chúa Kitô

Hơn nữa, Công đồng nhắc lại rằng nhiệm vụ của Giáo hội là tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô, Đấng “đã được sai đến rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, vì thế – Sắc lệnh nói tiếp – điều cần thiết là Giáo hội, luôn luôn dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Thần Khí của Chúa Kitô, cũng phải tiến bước trên chính con đường Chúa Kitô đã đi, con đường của nghèo khó, vâng lời, phục vụ và tự hiến thân mình đến độ sẵn lòng chịu chết, để rồi toàn thắng nhờ sự sống lại của Người (AG, 5). Nếu Giáo hội vẫn trung thành với “con đường” này, nếu chúng ta vẫn trung thành với con đường này, thì sứ mạng của Giáo hội là “sự biểu lộ hay nói cách khác là sự hiển linh ý định của Thiên Chúa và hoàn tất ý định đó nơi trần gian và trong lịch sử nhân loại” (AG, 9).

Mỗi người đã được rửa tội là một chủ thể tích cực của việc rao giảng Tin Mừng

Anh chị em thân mến, những gợi ý ngắn gọn này cũng giúp chúng ta hiểu chiều kích Giáo hội của lòng nhiệt thành tông đồ của mỗi môn đệ truyền giáo. Lòng nhiệt thành tông đồ không phải là một sự nhiệt tình, nó là một cái gì khác, nó là một ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta phải gìn giữ bởi vì nơi Dân Chúa lữ hành và loan báo Tin Mừng không có những chủ thể tích cực hay thụ động. “Mỗi người đã được rửa tội, bất kể chức năng của họ trong Giáo hội và trình độ giáo dục về đức tin của họ, là một chủ thể tích cực của việc rao giảng Tin Mừng” (Tông huấn Evangelii gaudium, 120). Nếu bạn không loan báo Tin Mừng, nếu bạn không làm chứng, nếu bạn không làm chứng về Phép Rửa mà bạn đã lãnh nhận, về đức tin mà Chúa đã ban cho bạn, thì bạn không phải là một Kitô hữu tốt.

Tìm kiếm những cách thức mới để loan báo Tin Mừng

Nhờ phép Rửa tội đã lãnh nhận và từ đó được tháp nhập vào Giáo hội, mọi người đã được rửa tội tham dự vào sứ vụ của Giáo hội, và theo cách này, tham dự vào sứ vụ của Chúa Kitô Vua, Tư tế và Ngôn sứ. Sứ vụ này “là duy nhất và không thay đổi ở mọi nơi và trong mọi tình huống, ngay cả khi nó không được thực hiện theo cùng một cách do những hoàn cảnh khác nhau” (AG, 6). Điều này mời gọi chúng ta đừng trở nên cứng nhắc hoặc hóa đá; lòng nhiệt thành truyền giáo của người tín hữu cũng được diễn tả như một cuộc tìm kiếm sáng tạo những cách thức mới để loan báo và làm chứng, những cách thức mới để gặp gỡ nhân loại bị tổn thương mà chính Chúa Kitô đã mang lấy. Tóm lại, những cách thức mới để phục vụ Tin Mừng và phục vụ nhân loại. Loan báo Tin Mừng là một việc phục vụ. Nếu một người tự gọi mình là người rao giảng Tin Mừng mà không có thái độ đó, tấm lòng đó của người tôi tớ, và tin rằng mình là ông chủ, thì người đó không phải là người rao giảng Tin Mừng; họ là một người đáng thương.

Đón nhận và chia sẻ

Trở về với suối nguồn tình yêu của Chúa Cha và sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần không đóng kín chúng ta trong những không gian tĩnh lặng cá nhân. Trái lại, nó dẫn chúng ta đến chỗ nhận ra tính nhưng không của món quà sự sống viên mãn mà chúng ta được mời gọi, một hồng ân mà chúng ta ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa, đồng thời dẫn chúng ta đến việc sống trọn vẹn hơn bao giờ hết những gì chúng ta đã lãnh nhận và chia sẻ nó với những người khác, với tinh thần trách nhiệm và cùng nhau đi trên những con đường, đôi khi quanh co và khó khăn của lịch sử, trong khi chờ đợi sự viên mãn của nó trong sự tỉnh thức và chuyên cần.

Buổi tiếp kiến kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành Đức Thánh Cha ban cho các tín hữu.

Hồng Thủy – Vatican News