THỨ TƯ TUẦN VI THƯỜNG NIÊN

Wednesday of the Sixth Week in Ordinary Time

DIFFICULT PASSAGES: Mark 8:22-26 – Why Did He Do It Like That? | Committed  To Truth

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 8:22-26

When Jesus and his disciples arrived at Bethsaida,
people brought to him a blind man and begged Jesus to touch him.
He took the blind man by the hand and led him outside the village.
Putting spittle on his eyes he laid his hands on the man and asked,
“Do you see anything?”
Looking up the man replied, “I see people looking like trees and walking.”
Then he laid hands on the man’s eyes a second time and he saw clearly;
his sight was restored and he could see everything distinctly.
Then he sent him home and said, “Do not even go into the village.”

Bài đọc : 

Ca nhập lễ : Tv 30,3-4

Lạy Chúa,

xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn,

như thành trì để cứu độ con.

Núi đá và thành trì bảo vệ con,

chính là Chúa,

vì uy danh Ngài,

xin dẫn đường chỉ lối cho con.

Bài đọc 1 : St 8,6-13.20-22

Ông Nô-ê dỡ mái tàu ra và thấy mặt đất đã khô ráo.

Bài trích sách Sáng thế.

6 Hết bốn mươi ngày, ông Nô-ê mở cửa sổ mà ông đã làm trên tàu, 7 và ông thả con quạ ra. Nó bay ra, lượn đi lượn lại cho đến khi nước khô trên mặt đất. 8 Rồi từ trong tàu ông lại thả con bồ câu, để xem nước đã giảm trên mặt đất chưa. 9 Nhưng con bồ câu không tìm được chỗ đậu chân, nên trở về tàu với ông, vì còn nước trên khắp mặt đất. Ông bèn giơ tay bắt lấy nó mà đưa vào trong tàu với ông. 10 Ông đợi thêm bảy ngày, rồi thả con bồ câu ra khỏi tàu một lần nữa. 11 Vào buổi chiều, con bồ câu trở về với ông, và kìa trong mỏ nó có một nhành lá ô-liu tươi ! Ông Nô-ê biết là nước đã giảm trên mặt đất. 12 Ông lại đợi thêm bảy ngày, rồi thả con bồ câu ra, nhưng nó không trở về với ông nữa.

13 Năm sáu trăm lẻ một đời ông Nô-ê, tháng giêng, ngày mồng một tháng ấy, nước trên mặt đất đã khô ráo. Ông Nô-ê dỡ mái tàu ra và thấy mặt đất đã khô ráo.

20 Ông Nô-ê dựng một bàn thờ để kính Đức Chúa. Ông đã lấy một số trong các gia súc thanh sạch và các loài chim thanh sạch mà dâng làm lễ toàn thiêu trên bàn thờ. 21 Đức Chúa ngửi mùi thơm ngon, và Đức Chúa tự nhủ : “Ta sẽ không bao giờ nguyền rủa đất đai vì con người nữa. Lòng con người toan tính điều xấu từ khi còn trẻ, nhưng Ta sẽ không bao giờ còn sát hại mọi sinh vật như Ta đã làm !

22Bao lâu đất này còn, thì mùa gieo mùa gặt,
trời lạnh và trời nóng, tiết hạ và tiết đông,
ban ngày và ban đêm, sẽ không ngừng đắp đổi.”

Đáp ca : Tv 115,12-13.14-15.18-19 (Đ. c.17a) 

Đ. Lạy Chúa, con sẽ dâng lễ tế tạ ơn Ngài.

12Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ
vì mọi ơn lành Người đã ban cho ?
13Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ
và kêu cầu thánh danh Đức Chúa.

Đ. Lạy Chúa, con sẽ dâng lễ tế tạ ơn Ngài.

14Lời khấn nguyền với Chúa, tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người.
15Đối với Chúa thật là đắt giá
cái chết của những ai trung hiếu với Người.

Đ. Lạy Chúa, con sẽ dâng lễ tế tạ ơn Ngài.

18Lời khấn nguyền với Chúa, tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người,
19tại khuôn viên đền Chúa, giữa lòng ngươi,
hỡi Giê-ru-sa-lem !

Đ. Lạy Chúa, con sẽ dâng lễ tế tạ ơn Ngài.

Tung hô Tin Mừng : x. Ep 1,17-18

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Xin Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, soi trí mở lòng cho chúng ta thấy rõ, đâu là niềm hy vọng, mà ơn Người kêu gọi đem lại cho chúng ta. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 8,22-26

Anh mù khỏi hẳn và thấy tỏ tường mọi sự.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

22 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đến Bết-xai-đa. Người ta dẫn một người mù đến, và nài xin Đức Giê-su sờ vào anh ta. 23 Người cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi : “Anh có thấy gì không ?” 24 Anh ngước mắt lên và thưa : “Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại.” 25 Rồi Người lại đặt tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn ; anh thấy tỏ tường mọi sự. 26 Người cho anh về nhà và dặn : “Anh đừng có vào làng.”

Ca hiệp lễ : Tv 77,29-30 

Họ được ăn, ăn thật no nê,

thèm thứ gì, Chúa đãi cho thứ đó,

ước ao chi, họ chẳng hề thất vọng.

SUY NIỆM

TIỆM TIẾN

Trong các Tin Mừng, sự đui mù thường được mô tả như một ẩn dụ nói lên sự vô tri, hiểu biết không đầy đủ; còn khả năng nhìn thấy được xem như mở ra cánh cửa mặc khải. Thế nên, trình thuật Tin Mừng hôm nay cốt để cho các môn đệ cũng như độc giả có thể thấy và hiểu ra căn tính của Chúa Giêsu. 

Qua việc chữa lành người mù ở Bếtxaiđa, tác giả cho thấy sứ mạng của Chúa Giêsu là mang ánh sáng cho nhân loại. Tuy nhiên, điều khá lạ lùng là việc chữa bệnh của Chúa lại diễn ra hai lần. Lần thứ nhất, khi Người chạm vào mắt thì người mù mở được mắt, nhưng còn thấy lờ mờ. Anh thấy người ta như những cây cối đang đi. Chúa Giêsu lại đặt tay lên mắt anh lần nữa, và lần này thì anh nhìn thấy tỏ tường. 

Trình thuật về sự chữa lành qua một tiến trình như thế như muốn nói rằng, mặc khải của Thiên Chúa là một mặc khải tiệm tiến. Thiên Chúa không đột nhiên gây sốc cho con người bằng hành động, nhưng mặc khải một cách từ từ, để con người dựa vào đó mà nhận ra một Thiên Chúa đích thực. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đọc ra lịch sử đời mình trong lịch sử cứu độ của Ngài. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kinh Truyền Tin 12/02: Sống hoàn thiện như thế nào?

Trưa Chúa Nhật 12/2, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh, Đức Thánh Cha chia sẻ về ý nghĩa của việc Chúa Giêsu nói Người đến để kiện toàn lề luật, dựa trên đoạn Tin Mừng thánh Matthêu, được đọc trong Chúa Nhật VI thường niên.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong bài Tin Mừng của phụng vụ hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.” (Mt 5,17). Để kiện toàn: đây là từ khóa để hiểu Chúa Giê-su và hiểu thông điệp của Người. Để kiện toàn có nghĩa là gì? Để giải thích điều này, Chúa bắt đầu bằng cách nói về điều chưa hoàn thiện. Người giải thích, Kinh Thánh nói “chớ giết người”, nhưng đối với Chúa Giêsu, điều này là chưa đủ nếu sau đó người ta làm tổn thương người anh em bằng lời nói; Kinh Thánh nói “chớ ngoại tình”, nhưng điều này là không đủ nếu sau đó người ta sống một tình yêu bị vấy bẩn bởi sự hai lòng và giả dối; Kinh Thánh nói “chớ thề gian”, nhưng thề cách long trọng là không đủ nếu sau đó người ta hành động cách giả hình (x. Mt 5:21-37). Như vậy là chưa hoàn thiện.

Để đưa ra cho chúng ta một ví dụ cụ thể, Chúa Giêsu tập trung vào “nghi thức dâng lễ vật”. Bằng cách dâng lễ vật cho Thiên Chúa, người ta đáp lại lòng biết ơn qua các vật phẩm; có thể nói đây là một cuộc trao đổi mang tính biểu tượng; đó là một nghi thức rất quan trọng, đến nỗi không được phép gián đoạn trừ những lý do nghiêm trọng. Nhưng Chúa Giêsu khẳng định rằng chúng ta phải cắt ngang nghi lễ nếu có người anh em đang có chuyện bất bình với chúng ta, để đi làm hòa với người anh em đó trước (x. cc 23-24): chỉ như thế, nghi thức mới được hoàn thiện. Thông điệp rất rõ ràng: Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước, một cách nhưng không, Người bước những bước đầu tiên về phía chúng ta dẫu chúng ta không xứng đáng; và sau đó chúng ta không thể ca tụng tình yêu Thiên Chúa mà không thực hiện bước đầu tiên để hòa giải với những người đã làm tổn thương chúng ta. Như thế mới là sự hoàn thiện trước mắt Thiên Chúa, nếu không, việc tuân giữ nghi thức thuần tuý và bên ngoài cũng vô ích. Nói cách khác, Chúa Giêsu làm cho chúng ta hiểu rằng các quy tắc tôn giáo là hữu ích, chúng tốt, nhưng chúng chỉ là bước khởi đầu. Để kiện toàn chúng, cần phải vượt lên những chữ nghĩa và sống theo ý nghĩa của chúng. Các giới răn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta không nên bị nhốt trong những chiếc thùng ngột ngạt của việc tuân giữ hình thức, nếu không, chúng ta vẫn ở trong một thứ tôn giáo bên ngoài và tách biệt, là đầy tớ của một “vị thần chủ” hơn là con cái của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu muốn việc phục vụ không phải cho một vị thần chủ nhưng là Cha, và do đó, cần phải đi xa hơn những câu từ.

Anh chị em thân mến, vấn đề này không chỉ tồn tại vào thời Chúa Giê-su mà còn có cả ngày nay. Chẳng hạn, đôi khi người ta nói: “Thưa cha, con không giết người, con không trộm cắp, con không làm hại ai…”, như muốn nói: “Thưa cha, con không có vấn đề gì”. Đây là sự tuân giữ theo nghi thức, nghĩa là bằng lòng với mức tối thiểu không bỏ thêm được nữa, trong khi Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến mức cao nhất có thể. Thiên Chúa không lý luận bằng những tính toán và bảng biểu; Người yêu chúng ta như một người đang yêu: không ở mức tối thiểu, nhưng đến mức tối đa! Người không nói với chúng ta, “Ta yêu con đến một mức nào đó.” Không, tình yêu đích thực không bao giờ dừng lại ở một điểm nào đó và không bao giờ cảm thấy đủ rồi; tình yêu luôn vượt xa hơn, chứ không thể rút bớt đi. Chúa đã cho chúng ta thấy điều này bằng cách ban sự sống cho chúng ta trên thập giá và tha thứ cho những kẻ giết Người (x. Lc 23:34). Và Người đã trao cho chúng ta điều răn mà Người yêu quý nhất: đó là chúng ta hãy yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta (x. Ga 15:12). Đây là tình yêu, là điều kiện toàn Lề luật, kiện toàn đức tin và kiện toàn sự sống thật!

Vì vậy anh chị em thân mến, chúng ta có thể tự hỏi: Tôi sống đức tin như thế nào? Đó có phải là vấn đề tính toán và hình thức, hay đó là một câu chuyện tình yêu với Chúa? Tôi có hài lòng với việc không làm hại ai, giữ cho vẻ bề ngoài ổn hay tôi cố gắng lớn lên trong tình yêu dành cho Chúa và cho người khác? Và thỉnh thoảng tôi có kiểm điểm lại mệnh lệnh cao cả của Chúa Giê-su không, tôi tự hỏi mình có yêu người lân cận như Người đã yêu tôi không? Bởi vì có thể chúng ta thiếu uyển chuyển trong việc phán xét người khác và quên đi rằng mình đã được thương xót.

Xin Mẹ Maria, Đấng đã tuân giữ Lời Chúa cách hoàn thiện, giúp chúng ta kiện toàn đức tin và đức ái của chúng ta.

https://www.vaticannews.va