CHÚA NHẬT TUẦN VI THƯỜNG NIÊN

Sixth Sunday in Ordinary Time

The Kingdom of Heaven at Work in Us (Matthew 5-7) | Bible Commentary |  Theology of Work

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mt 5:17-37

Jesus said to his disciples:
“Do not think that I have come to abolish the law or the prophets.
I have come not to abolish but to fulfill.
Amen, I say to you, until heaven and earth pass away,
not the smallest letter or the smallest part of a letter
will pass from the law,
until all things have taken place.
Therefore, whoever breaks one of the least of these commandments
and teaches others to do so
will be called least in the kingdom of heaven.
But whoever obeys and teaches these commandments
will be called greatest in the kingdom of heaven.
I tell you, unless your righteousness surpasses
that of the scribes and Pharisees,
you will not enter the kingdom of heaven.

“You have heard that it was said to your ancestors,
You shall not kill; and whoever kills will be liable to judgment.
But I say to you,
whoever is angry with his brother
will be liable to judgment;
and whoever says to his brother, ‘Raqa,’
will be answerable to the Sanhedrin;
and whoever says, ‘You fool,’
will be liable to fiery Gehenna.
Therefore, if you bring your gift to the altar,
and there recall that your brother
has anything against you,
leave your gift there at the altar,
go first and be reconciled with your brother,
and then come and offer your gift.
Settle with your opponent quickly while on the way to court.
Otherwise your opponent will hand you over to the judge,
and the judge will hand you over to the guard,
and you will be thrown into prison.
Amen, I say to you,
you will not be released until you have paid the last penny.

“You have heard that it was said,
You shall not commit adultery.
But I say to you,
everyone who looks at a woman with lust
has already committed adultery with her in his heart.
If your right eye causes you to sin,
tear it out and throw it away.
It is better for you to lose one of your members
than to have your whole body thrown into Gehenna.
And if your right hand causes you to sin,
cut it off and throw it away.
It is better for you to lose one of your members
than to have your whole body go into Gehenna.

“It was also said,
Whoever divorces his wife must give her a bill of divorce.
But I say to you,
whoever divorces his wife –  unless the marriage is unlawful –
causes her to commit adultery,
and whoever marries a divorced woman commits adultery.

“Again you have heard that it was said to your ancestors,
Do not take a false oath,
but make good to the Lord all that you vow.
But I say to you, do not swear at all;
not by heaven, for it is God’s throne;
nor by the earth, for it is his footstool;
nor by Jerusalem, for it is the city of the great King.
Do not swear by your head,
for you cannot make a single hair white or black.
Let your ‘Yes’ mean ‘Yes,’ and your ‘No’ mean ‘No.’
Anything more is from the evil one.”

TIN MỪNG : Mt 5,17-37

Anh em đã nghe luật dạy người xưa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

17 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. 18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. 19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.

20 “Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.

21 “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ giết người ; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. 22 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Bất cứ ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. 23 Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, 24 thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. 25 Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. 26 Thầy bảo thật cho anh biết : anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.

27 “Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Chớ ngoại tình. 28 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Bất cứ ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. 29 Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi ; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. 30 Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi ; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục.

31 “Luật còn dạy rằng : Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. 32 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, bất cứ ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình ; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.

33 “Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng : Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. 34 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. 35 Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. 36 Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. 37 Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’ ; thêm thắt điều gì là do ác quỷ.”

SUY NIỆM

XƯA VÀ NAY

Trong Luận Ngữ, Khổng Tử có viết “Ôn cố tri tân khả dĩ vi sư hĩ”, nghĩa là: “Ôn cái cũ mà biết cái mới thì có thể làm thầy được rồi.” Trên mặt chữ, người ta có thể phần nào hiểu được dụng ý của tác giả, đó là thường xuyên ôn tập kiến thức, học vấn đã học, để thủ đắc và tri nhận cái mới, thì có thể làm thầy được, hay nói cách khác là việc xét thời xưa luận thời nay. 

Cũng vậy, Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Đức Giêsu thường nhắc lại những luật lệ người xưa để dạy dỗ những người đang đối diện với Người. Điều này cho chúng ta thấy rằng, Đức Giêsu không xem thường những qui định xưa. Trái lại Người nâng nó lên một tầm cao mới để cho mọi người nhận ra giá trị của Lề Luật. Thật vậy, Lề Luật không hệ tại ở những con chữ, nhưng như Người nói, đó là tuân hành và dạy người khác làm như vậy. Kẻ thực hành điều này thì sẽ được gọi là người lớn trong Nước Trời. 

Điều mà các Kinh Sư và người Pharisêu không làm được, đó là không dạy người khác làm, nhưng họ chỉ dựa vào Lề Luật để phán xét kẻ khác. Họ chỉ chăm chăm vào những lỗi phạm của người khác rồi cho rằng bản thân là công chính, là thánh thiện. Thế nên, Đức Giêsu mới dạy các môn đệ rằng: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và Pharisêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết thực thi đúng những gì Chúa dạy, dạy đúng những gì chúng con đã thực thi. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU CỦA BẠN LÀ GÌ?

WHĐ (07.02.2023) – Làm sao để chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương của mình cho người khác? Làm sao để những người khác có thể biểu lộ tình yêu của họ dành cho chúng ta? Chúng ta dành tình yêu thương cho gia đình, bạn bè, và những người đang gặp khó khăn, nhưng nhiều khi họ không cảm nhận được tình yêu thương của chúng ta vì chúng ta truyền đạt không hiệu quả. Tại sao vậy? Lý do là vì cách mà chúng ta mong muốn mình được yêu thương là cách mà chúng ta có xu hướng thể hiện ra với người khác, ngay cả khi họ không nhận ra cách thế yêu thương của chúng ta.

Chúng ta hãy lấy câu chuyện của Amy làm ví dụ.

Amy là một người phụ nữ hết mực yêu chồng. Cô cố gắng thể hiện mức độ yêu thương mãnh liệt của mình bằng cách thể hiện những hành động tử tế nho nhỏ với anh ấy—giặt, ủi rồi treo quần áo thẳng thắn vào tủ cho anh. Cô thường chuẩn bị những món anh ưa thích để mang đi ăn trưa. Cô luôn dọn sẵn thức ăn nóng hổi trên bàn cho bữa tối khi anh đi làm về. Cô nhanh nhẹn phụ giúp anh mọi việc vào cuối tuần. Tuy nhiên, Amy cảm thấy như tình yêu của mình không được chú ý. Chồng cô, dù yêu cô nhưng không nói lời cảm ơn vì những điều Amy đã làm cho anh, thậm chí, không ít lần anh còn hoài nghi: “Em có thực sự yêu anh không?”

Amy cảm thấy hết sức bối rối trước những nhận xét này cho đến khi cô đọc cuốn sách Năm ngôn ngữ tình yêu: Bí mật để tình yêu bền lâu (The 5 Love Languages: The Secret to Love That Lasts) của tác giả Gary Chapman.

Ngôn ngữ Tình yêu

Trong cuốn sách về Năm ngôn ngữ tình yêu, Gary Chapman viết về việc chúng ta thường có xu hướng yêu thương người khác theo cách chúng ta muốn mình được yêu thương ra sao. Amy đang thể hiện tình yêu với chồng theo lối mà cô nhìn nhận, nhưng điều đó không đáp ứng được nhu cầu của chồng cô.

Amy đang biểu lộ tình yêu của mình với chồng theo cách mà cô ấy mong muốn anh ấy cũng sẽ thể hiện như vậy với cô—đó là bằng những hành động phục vụ. Chapman liệt kê 5 cách khác nhau mà chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương của mình với người khác: Những lời xác nhận, khoảng thời gian ý nghĩa; tặng quà; hành động quan tâm, và giao tiếp cơ thể.

1. Những lời xác nhận

Đây là cách thể hiện tình cảm thông qua những lời yêu thương, khen ngợi hoặc sự đánh giá cao.

Một cách cụ thể, người có ngôn ngữ tình yêu này sẽ thích những lời động viên tinh thần, những câu nói xác nhận tình cảm. Do đó, khi dùng lời xác nhận, chúng ta muốnnói với người khác rằng chúng ta cảm kích họ và họ quan trọng đối với chúng ta như thế nào.

Khi khen ngợi, và động viên bằng lời nói, chúng ta đang giúp người khác trải nghiệm họ được yêu thương, nâng đỡ, đồng thời, cũng cảm nhận được sự tử tế của chúng ta. Hơn nữa, khiêm tốn và đề nghị thay vì đòi hỏi khi chúng ta muốn người khác làm điều gì đó cho mình sẽ rất hữu hiệu đối với người thích ngôn ngữ tình yêu qua những lời xác định. Cuối cùng, viết những lời nhắn yêu thương chân thành, hoặc những lá thư động viên cũng là cách xác minh tình yêu thương của chúng ta đối với người khác.

2. Khoảng thời gian ý nghĩa

Dành thời gian cho người khác là ngôn ngữ tình yêu thứ hai.

Những gì chúng ta đang làm cho người mình yêu thương không quan trọng bằng việc chúng ta đang làm điều đó cùng nhau. Dành sự quan tâm trọn vẹn, thực sự tập trung vào đối phương là điều quan trọng để người kia cảm thấy họ là trung tâm thế giới của chúng ta trong những khoảnh khắc ở bên nhau.

Hơn nữa, lắng nghe cảm xúc của người khác trong cuộc trò chuyện là rất quan trọng; nó cho thấy rằng chúng ta đang chăm chú lắng nghe những gì người kia đang chia sẻ. Khi nghĩ về những hình thức hoạt động mà người kia sẽ thích làm cùng, rồi sắp xếp làm những hoạt động đó, chúng ta đang thể hiện tình yêu thương theo cách mà người đó sẽ hiểu và cảm nhận được.

3. Tặng q

Chúng ta có thể bộc lộ tình yêu thương của mình bằng cách tặng quà cho người khác, dù là quà vật chất hay chính bản thân mình.

Ngay cả một lời ghi chú đơn sơ trong túi đồ ăn trưa cũng được cảm nhận sâu sắc. Nếu chúng ta tặng món quà là chính mình, sự hiện diện của chúng ta sẽ được trân trọng như một dấu chỉ của tình yêu thương. Sau khi đi mua sắm cả ngày, đi công tác, hoặc đi nghỉ thì việc mang về nhà một món quà, dù rất nhỏ về giá trị vật chất, nhưng lại có thể trở thành món quà hoàn hảo, tuyệt vời, gây bất ngờ của sự tế nhị, quan tâm và yêu thương của chúng ta.

4. Hành động quan tâm

Bất cứ điều gì chúng ta tự nguyện làm để vác đỡ gánh nặng trách nhiệm của người khác là chúng ta đang thực hành ngôn ngữ tình yêu thứ tư, hành động quan tâm.

Khi phục vụ với những hành vi hỗ trợ cụ thể, dù đó là công việc rất nhỏ, cũng khiến người khác có cảm giác được đồng hành và cảm nhận được niềm vui. Đôi khi làm những công việc mà chúng ta không được yêu cầu là một trong những cách chúng ta thể hiện tình yêu thương của mình.

Chúng ta càng có thể làm những công việc nho nhỏ này với tình yêu thương và không phàn nàn bao nhiêu thì tình yêu thương của chúng ta sẽ càng được cảm nhận bấy nhiêu.

5. Những giao tiếp cơ thể

Ngôn ngữ tình yêu thứ năm được thể hiện qua những giao tiếp cơ thể.

Ngôn ngữ cơ thể luôn có sức mạnh rất lớn cả về cảm xúc, tinh thần, và năng lượng. Trong chừng mực cho phép, ngôn ngữ thông qua đụng chạm cơ thể bao gồm những cử chỉ như nắm tay, vỗ về, hoặc ôm để thể hiện sự an ủi khi ai đó đang buồn, đang khóc, hoặc đang gặp khủng hoảng là điều đặc biệt quan trọng. Sự đụng chạm trìu mến này nhiều khi truyền đi nhiều năng lượng và được cảm nhận sâu sắc hơn cả lời nói.

Bây giờ, chúng ta hãy quay trở lại với câu chuyện của Amy.

Sau khi đọc về Năm ngôn ngữ tình yêu, Amy biết được rằng ngôn ngữ tình yêu chính của chồng cô là Những lời xác nhận. Vì vậy, trong khi Amy tiếp tục thực hiện những hành động chăm sóc chồng, chủ yếu là vì điều đó khiến cô ấy cảm thấy hài lòng về bản thân, cô cũng bắt đầu nói những lời xác nhận dành cho anh. Cô thường cảm ơn anh vì tất cả những gì anh đã làm cho cô. Amy cũng bắt đầu nói “Em yêu anh” trước khi anh đi làm và đi làm về mỗi ngày. Ngoài ra, cô khích lệ tinh thần làm việc mạnh mẽ, khen ngợi thành tích trong công việc, và hiệu suất khi phục vụ người khác của anh.

Đối lại, chồng của Amy bắt đầu nói lời cảm ơn vì tất cả những việc mà cô đã làm cho anh. Anh cũng không còn hỏi liệu cô có thực sự yêu anh không. Trên thực tế, anh bắt đầu cảm thấy tự tin hơn, hài lòng hơn về bản thân, và về cuộc hôn nhân của họ. Và rồi, chính anh cũng học về ngôn ngữ tình yêu để có thể biểu lộ cho Amy thấy tình yêu mãnh liệt mà anh dành cho cô.

***

Năm ngôn ngữ tình yêu: Những lời xác nhận, khoảng thời gian ý nghĩa; tặng quà; hành động quan tâm, và giao tiếp cơ thể có thể được áp dụng cho bất kỳ mối tương quan nào.Ngoài ra,không nhất thiết là mỗi người phải có đủ 5 ngôn ngữ tình yêu. Do đó, khi cảm thấy dường như người mà chúng ta yêu thương không nhìn nhận những cử chỉ yêu thương của mình, hãy dừng lại để cân nhắc xem họ có thể muốn được yêu thương như thế nào.

Vì thực ra, khi thể hiện tình yêu thương dành cho người khác, điều quan trọng không phải chỉ bằng ngôn ngữ tình yêu mà chúng ta hiểu rõ nhất, nhưng còn bằng ngôn ngữ tình yêu mà họ quan tâm và cảm kích.

Cuối cùng, cho dù chúng ta chọn sử dụng ngôn ngữ tình yêu nào, hãy để tình yêu chân thành của chúng ta tỏa sáng, với sự thấu hiểu, và cách thể hiện phù hợp. Dù có thế nào, chúng ta hãy tin rằng, khi cảm nhận được yêu thương, mỗi người sẽ trở nên an tâm hơn, tự tin hơn, và đến lượt, sẽ mong muốn yêu thương người khác hơn.

* * *

Năm ngôn ngữ tình yêu: Những lời xác nhận, khoảng thời gian ý nghĩa; tặng quà; hành động quan tâm, và giao tiếp cơ thể có thể được áp dụng cho bất kỳ mối tương quan nào. Ngoài ra, không nhất thiết là mỗi người phải có đủ 5 ngôn ngữ tình yêu. Do đó, khi cảm thấy dường như người mà chúng ta yêu thương không nhìn nhận những cử chỉ yêu thương của mình, hãy dừng lại để cân nhắc xem họ có thể muốn được yêu thương như thế nào. Vì thực ra, khi thể hiện tình yêu thương dành cho người khác, điều quan trọng không phải chỉ bằng ngôn ngữ tình yêu mà chúng ta hiểu rõ nhất, nhưng còn bằng ngôn ngữ tình yêu mà họ quan tâm và cảm kích, với tin tưởng rằng, khi cảm nhận được yêu thương, mỗi người sẽ trở nên an tâm hơn, tự tin hơn, và đến lượt, sẽ mong muốn yêu thương người khác hơn.

Và trên tất cả, như là Kitô hữu, tình yêu thương mà chúng ta dành cho nhau, cho người khác không chỉ đơn thuần mang tính tâm lý, theo kiểu nói “đắc nhân tâm”, nhưng tình yêu thương đó còn được phát xuất từ chính Thiên Chúa, Đấng có bản tính là Tình yêu; còn được kín múc từ chính trái tim và cạnh sườn của Đức Giêsu Kitô, Đấng có tên là Lòng Thương xót; và còn được thúc đẩy thực hành bởi “Bài Ca Đức mến”: yêu thương thì nhẫn nhục, thì tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả,… (1 Cr 13:1-13).

Được như thế, thì cho dù chúng ta chọn sử dụng ngôn ngữ tình yêu nào, hãy để tình yêu chân thành, thánh thiêng, và vô vị lợi của chúng ta tỏa sáng, với sự thấu hiểu, với lòng bao dung, và với cách thể hiện phù hợp, như kinh nghiệm của thánh Augustinô, “Cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm!”

Lisa Klewicki[1]

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP- Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: catholicdigest.com (06. 02. 2023)


[1] Lisa Klewicki là bác sĩ tâm lý học lâm sàng, có bằng cấp về tâm lý học và thần học. Hiện bà làm việc tại văn phòng tâm lý trị liệu, và là giáo sư trợ giảng của Viện Khoa học Tâm lý thuộc Đại học Divine Mercy, Hoa Kỳ.