THỨ SÁU TUẦN IV THƯỜNG NIÊN

Friday of the Fourth Week in Ordinary Time

A Children's Sermon on Mark 6:14-29-Grown-Ups Behaving Badly - Gary Neal  Hansen -

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 6:14-29

King Herod heard about Jesus, for his fame had become widespread,
and people were saying,
“John the Baptist has been raised from the dead;
That is why mighty powers are at work in him.”
Others were saying, “He is Elijah”;
still others, “He is a prophet like any of the prophets.”
But when Herod learned of it, he said,
“It is John whom I beheaded. He has been raised up.”

Herod was the one who had John arrested and bound in prison
on account of Herodias,
the wife of his brother Philip, whom he had married.
John had said to Herod,
“It is not lawful for you to have your brother’s wife.”
Herodias harbored a grudge against him
and wanted to kill him but was unable to do so.
Herod feared John, knowing him to be a righteous and holy man,
and kept him in custody.
When he heard him speak he was very much perplexed,
yet he liked to listen to him.
Herodias had an opportunity one day when Herod, on his birthday,
gave a banquet for his courtiers, his military officers,
and the leading men of Galilee.
His own daughter came in and performed a dance
that delighted Herod and his guests.
The king said to the girl,
“Ask of me whatever you wish and I will grant it to you.”
He even swore many things to her,
“I will grant you whatever you ask of me,
even to half of my kingdom.”

She went out and said to her mother,
“What shall I ask for?”
Her mother replied, “The head of John the Baptist.”
The girl hurried back to the king’s presence and made her request,
“I want you to give me at once on a platter
the head of John the Baptist.”
The king was deeply distressed,
but because of his oaths and the guests
he did not wish to break his word to her.
So he promptly dispatched an executioner
with orders to bring back his head.
He went off and beheaded him in the prison.
He brought in the head on a platter
and gave it to the girl.
The girl in turn gave it to her mother.
When his disciples heard about it,
they came and took his body and laid it in a tomb.

Bài đọc : 

Ca nhập lễ : Tv 105,47

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con,

xin Ngài thương cứu độ,

quy tụ chúng con về, từ giữa muôn dân nước,

để chúng con xưng tụng Thánh Danh

và được hiên ngang tán dương Ngài.

Bài đọc 1 : Hr 13,1-8

Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời.

Bài trích thư gửi tín hữu Híp-ri.

1 Thưa anh em, anh em hãy giữ mãi tình huynh đệ. 2 Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết. 3 Anh em hãy nhớ đến các người bị xiềng xích, chẳng khác gì anh em cũng bị xiềng xích với họ ; anh em hãy nhớ đến những người bị hành hạ, chẳng khác gì mình với họ chỉ là một thân thể. 4 Ai nấy phải tôn trọng hôn nhân, chớ làm cho loan phòng ra ô uế, vì Thiên Chúa sẽ xét xử các kẻ gian dâm và ngoại tình. 5 Trong cách ăn nết ở, anh em đừng có ham tiền, hãy coi những gì mình đang có là đủ, vì Thiên Chúa đã phán : Ta sẽ không bỏ rơi ngươi, Ta sẽ không ruồng bỏ ngươi !, 6 đến nỗi chúng ta có thể tin tưởng mà nói : Có Chúa ở cùng tôi mà bênh đỡ, tôi chẳng sợ gì. Hỏi người đời làm chi tôi được ?

7 Anh em hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ. 8 Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời.

Đáp ca : Tv 26,1.3.5.8b-9abc (Đ. c.1a)

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

1Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi,
tôi còn sợ người nào ?
Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi,
tôi khiếp gì ai nữa ?

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

3Dù cả một đạo quân vây đánh, lòng tôi chẳng sợ gì.
Dù có phải lâm vào chiến trận, tôi vẫn cứ cậy tin.

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

5Ngày tôi gặp tai ương hoạn nạn,
Người che chở tôi trong lều thánh,
đem giấu tôi thật kín trong nhà,
đặt an toàn trên tảng đá cao.

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

8bLạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài,
9abcxin Ngài đừng ẩn mặt.
Tôi tớ Ngài đây, xin đừng giận mà ruồng rẫy,
chính Ngài là Đấng phù trợ con.

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi.

Tung hô Tin Mừng : x. Lc 8,15

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Hạnh phúc thay người thành tâm thiện chí, hằng ấp ủ lời Chúa trong lòng, nhờ kiên nhẫn mà sinh hoa kết quả. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 6,14-29

Ông Gio-an, ta đã cho chém đầu, chính ông đã trỗi dậy.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

14 Khi ấy, vua Hê-rô-đê nghe biết về Đức Giê-su, vì Người đã nổi danh. Có kẻ nói : “Đó là ông Gio-an Tẩy Giả từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.” 15 Kẻ khác nói : “Đó là ông Ê-li-a.” Kẻ khác nữa lại nói : “Đó là một ngôn sứ như một trong các ngôn sứ.” 16 Vua Hê-rô-đê nghe thế, liền nói : “Ông Gio-an, ta đã cho chém đầu, chính ông đã trỗi dậy !”

17 Số là vua Hê-rô-đê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê, 18 mà ông Gio-an lại bảo : “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài !” 19 Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và muốn giết ông, nhưng không được. 20 Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.

21 Một ngày thuận lợi đến : nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hê-rô-đê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Ga-li-lê. 22 Con gái bà Hê-rô-đi-a vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái : “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.” 23 Vua lại còn thề : “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được.” 24 Cô gái đi ra hỏi mẹ : “Con nên xin gì đây ?” Mẹ cô nói : “Đầu Gio-an Tẩy Giả.” 25 Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng : “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt trên mâm.” 26 Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. 27 Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, 28 bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ. 29 Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông và đặt trong một ngôi mộ.

Ca hiệp lễ : Tv 30,17-18 

Lạy Chúa, xin toả ánh Tôn Nhan rạng ngời

trên tôi tớ Ngài đây,

và lấy tình thương mà cứu độ,

xin đừng để con phải nhục nhã,

vì đã kêu cầu Ngài.

SUY NIỆM

THIỆT THÂN VÌ LẼ PHẢI

Trong bài giảng ngày 23/6/2019, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói: “Biết bao người phải trả giá đắt khi bảo vệ sự thật, nhưng người công chính không sợ lội ngược dòng. Biết bao người công chính chọn lội ngược dòng, vì không muốn chối bỏ tiếng lương tâm dẫu phải thiệt thân.” 

Sống theo sự thật, con người ta thường phải chấp nhận thiệt thòi, mất mát, bởi vì sự thật mất lòng, lời thật khó nghe. Người nói sự thật thường phải trả giá, nhưng lời nói của họ lại có sức hút lạ thường. Thật vậy, nghe ông Gioan nói, vua Hêrôđê rất thích nghe nhưng lại cứ phân vân; một mặt vì nhà vua biết ông Gioan là người công chính thánh thiện, mặt khác vì lời ông Gioan nói vừa xuất phát từ lương tâm ngay thẳng, vừa đụng chạm tới sâu thẳm tâm hồn nhà vua. 

Tuy nhiên, vua không đủ can đảm để hành động theo tiếng lương tâm ngay thẳng. Kết cục là vua đã để cho sự ác trong mình lấn át tiếng nói lương tâm. Hêrôđê đã bắt và giết người công chính. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm cho chúng con lòng can đảm, để chúng con không chối bỏ lương tâm mình trước thế gian. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Ý cầu nguyện của ĐTC trong tháng 2: Cầu nguyện cho các giáo xứ

Trong video Ý cầu nguyện tháng 2, được phổ biến ngày 30/1/2023, Đức Thánh Cha mời gọi cầu nguyện cho các giáo xứ “luôn đặt sự hiệp thông – hiệp thông giữa con người, hiệp thông trong giáo hội – ở trung tâm, để nơi đây có thể ngày càng trở thành cộng đoàn đức tin, tình huynh đệ và chào đón những ai khốn khó nhất.”

Đức Thánh Cha mở đầu video với câu nói: “Đôi khi tôi nghĩ rằng chúng ta nên đặt một tấm biển trước cửa các giáo xứ có nội dung: ‘Vào cửa miễn phí.’”

Giáo xứ: những cộng đoàn gần gũi

Với những lời này, Đức Thánh Cha muốn nhắc chúng ta rằng các giáo xứ là nơi mọi người có thể bước vào và không có những đòi hỏi đặc biệt, bởi vì “Các giáo xứ không phải là một câu lạc bộ dành cho một số ít người, chỉ thuộc về một kiểu xã hội nhất định nào đó.”

Những hình ảnh trong video ý cầu nguyện cho thấy một nhà thờ có dáng vẻ bên ngoài đẹp đẽ nhưng trống vắng, và rồi chính nhà thờ đó, đầy chật người, khiến nhà thờ càng trở nên đẹp đẽ hơn. Đức Thánh Cha muốn nhắc chúng ta rằng sự phong phú của Giáo hội không nằm ở các toà nhà nhưng ở những người đến đó. Do đó, theo Đức Thánh Cha, “Các giáo xứ phải là những cộng đoàn gần gũi, không quan liêu, đặt con người làm trung tâm – một nơi chúng ta có thể lãnh nhận món quà bí tích.”

Giáo xứ: trường học phục vụ và quảng đại

Các hình ảnh trong video trình bày các giáo xứ ở nhiều nơi trên thế giới, với các cuộc gặp gỡ, nói chuyện, phân phát trợ giúp cho những người khốn khó nhất, thăm người già và người bệnh, các cuộc thi và các sự kiện nội bộ hoặc bên ngoài. Và Đức Thánh Cha mong muốn “Các giáo xứ phải một lần nữa trở thành những trường học phục vụ và quảng đại, với cánh cửa luôn rộng mở cho những người bị loại trừ. Và cho cả những người trong giáo xứ. Cho tất cả.”

Đặt con người ở trung tâm

Theo cha Frédéric Fornos, Giám đốc Mạng Lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Giáo hoàng, ba yếu tố lắng nghe, cầu nguyện và hiệp thông là những đặc tính hiệp hành cốt yếu cho đời sống giáo xứ. Nhưng để thực hành những điều này, các giáo xứ cần phải thực sự là những cộng đoàn, với con người ở trung tâm, bởi vì chúng ta thực sự là một cộng đoàn khi chúng ta biết nhau, biết tên, biết nhu cầu và nguyện vọng của mỗi người.

Hiệp thông 

“Đã bao lần xảy ra trường hợp các giáo xứ trở thành một nhóm gồm những người xa lạ đến gặp nhau để dự Thánh Lễ vào Chúa Nhật, nhưng không có đời sống cộng đoàn?” Theo cha Fornos, “đây là một thách đố lớn.” Đức Thánh Cha mời gọi tất cả chúng ta hãy mạnh dạn “suy xét lại cung cách hành xử của các cộng đoàn giáo xứ chúng ta và đặt sự hiệp thông – hiệp thông giữa con người, hiệp thông trong Giáo hội – ở trung tâm.” (CSR_387_2023)

Hồng Thủy – Vatican News