THỨ HAI TUẦN IV THƯỜNG NIÊN

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 5:1-20

Jesus and his disciples came to the other side of the sea,
to the territory of the Gerasenes.
When he got out of the boat,
at once a man from the tombs who had an unclean spirit met him.
The man had been dwelling among the tombs,
and no one could restrain him any longer, even with a chain.
In fact, he had frequently been bound with shackles and chains,
but the chains had been pulled apart by him and the shackles smashed,
and no one was strong enough to subdue him.
Night and day among the tombs and on the hillsides
he was always crying out and bruising himself with stones.
Catching sight of Jesus from a distance,
he ran up and prostrated himself before him,
crying out in a loud voice,
“What have you to do with me, Jesus, Son of the Most High God?
I adjure you by God, do not torment me!”
(He had been saying to him, “Unclean spirit, come out of the man!”)
He asked him, “What is your name?”
He  replied, “Legion is my name.  There are many of us.”
And he pleaded earnestly with him
not to drive them away from that territory.

Now a large herd of swine was feeding there on the hillside.
And they pleaded with him,
“Send us into the swine.  Let us enter them.”
And he let them, and the unclean spirits came out and entered the swine.
The herd of about two thousand rushed down a steep bank into the sea,
where they were drowned.
The swineherds ran away and reported the incident in the town
and throughout the countryside.
And people came out to see what had happened.
As they approached Jesus,
they caught sight of the man who had been possessed by Legion,
sitting there clothed and in his right mind.
And they were seized with fear.
Those who witnessed the incident explained to them what had happened
to the possessed man and to the swine.
Then they began to beg him to leave their district.
As he was getting into the boat,
the man who had been possessed pleaded to remain with him.
But Jesus would not permit him but told him instead,
“Go home to your family and announce to them
all that the Lord in his pity has done for you.”
Then the man went off and began to proclaim in the Decapolis
what Jesus had done for him; and all were amazed.

Bài đọc : 

Ca nhập lễ : Tv 105,47

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con,

xin Ngài thương cứu độ,

quy tụ chúng con về, từ giữa muôn dân nước,

để chúng con xưng tụng Thánh Danh

và được hiên ngang tán dương Ngài.

Bài đọc 1 : Hr 11,32-40

Nhờ đức tin, các vị này đã chinh phục các nước, Thiên Chúa đã trù liệu cho chúng ta một phần tốt hơn.

Bài trích thư gửi tín hữu Híp-ri.

32 Thưa anh em, tôi còn phải nói gì nữa đây ? Tôi sợ không có đủ thời giờ để kể truyện các ông Ghít-ôn, Ba-rắc, Sam-sôn, Gíp-tác, Đa-vít, Sa-mu-en và các ngôn sứ. 33 Nhờ đức tin, các vị này đã chinh phục các nước, thực hành công lý, đạt được những gì Thiên Chúa đã hứa ; các ngài đã khoá miệng sư tử, 34 dập tắt lửa hồng mãnh liệt, thoát khỏi lưỡi gươm. Các ngài đã lướt thắng bệnh tật mà trở nên mạnh mẽ, đã tỏ ra dũng cảm tại chiến trường, và đẩy lui được quân ngoại xâm. 35 Có những phụ nữ đã thấy thân nhân mình chết nay sống lại. Có những người bị tra tấn mà không muốn được giải thoát, để được hưởng một sự sống lại tốt đẹp hơn. 36 Có những người phải chịu nhạo cười và roi vọt, hơn nữa còn bị xiềng xích và bỏ tù ; 37 họ bị ném đá, bị cưa đôi, bị chết vì gươm ; họ phải lưu lạc, mặc áo da cừu da dê, chịu thiếu thốn, bị áp bức và hành hạ. 38 Thế gian chẳng xứng với họ ! Họ đi lang thang trong hoang địa, trên núi đồi, trong hang hốc và hầm hố. 39 Nhờ đức tin, tất cả các nhân vật đó đã được chứng giám, thế mà họ không đạt được những điều Thiên Chúa đã hứa. 40 Quả thật, Thiên Chúa đã trù liệu cho chúng ta một phần phúc tốt hơn, nên không muốn cho họ đạt tới hạnh phúc trọn vẹn mà không có chúng ta.

Đáp ca : Tv 30,20.21.22.23.24 (Đ. c.25)

Đ. Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

20Lạy Chúa, cao cả thay tấm lòng nhân hậu,
Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài,
và thi thố trước mặt phàm nhân
cho ai tìm đến Ngài nương náu.

Đ. Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

21Bên Thánh Nhan, Ngài giấu họ kỹ càng
khỏi người đời mưu hại.
Ngài che chở họ trong lều thánh, xa tầm lưỡi thị phi.

Đ. Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

22Chúc tụng Chúa đã tỏ tình thương kỳ diệu đối với con
trong thành trì vững chắc.

Đ. Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

23Vậy mà con đã nói vì hốt hoảng :
“Con bị đuổi đi khuất mắt Chúa rồi !”
Thế nhưng Ngài đã nghe tiếng nài van
trong ngày con kêu cứu.

Đ. Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

24Hết mọi người hiếu trung với Chúa,
hãy yêu mến Chúa đi !
Chúa giữ gìn những ai thành tín
nhưng thẳng tay trừng trị người ăn ở kiêu căng.

Đ. Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

Tung hô Tin Mừng : Lc 7,16

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 5,1-20

Thần ô uế kia, xuất khỏi người này.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

1 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ sang bờ bên kia Biển Hồ, đến vùng đất của dân Ghê-ra-sa. 2 Người vừa ra khỏi thuyền, thì từ đám mồ mả, có một kẻ bị thần ô uế ám liền ra đón Người. 3 Anh này thường sống trong đám mồ mả và không ai có thể trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích. 4 Thật vậy, nhiều lần anh bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh đã bẻ gãy xiềng xích, và đập tan gông cùm. Và không ai có thể kiềm chế anh được. 5 Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru tréo và lấy đá rạch mình. 6 Thấy Đức Giê-su tự đàng xa, anh ta chạy đến bái lạy Người 7 và kêu lớn tiếng rằng : “Lạy ông Giê-su, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông ? Nhân danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi !” 8 Thật vậy, Đức Giê-su đã bảo nó : “Thần ô uế kia, xuất khỏi người này !” 9 Người hỏi nó : “Tên ngươi là gì ?” Nó thưa : “Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lắm.” 10 Nó khẩn khoản nài xin Người đừng đuổi chúng ra khỏi vùng ấy. 11 Ở đó có một bầy heo rất đông đang ăn bên sườn núi. 12 Đám thần ô uế nài xin Người rằng : “Xin sai chúng tôi đến nhập vào những con heo kia.” 13 Người cho phép. Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo -chừng hai ngàn con- từ trên sườn núi lao xuống biển và chết ngộp dưới đó. 14 Các người chăn heo bỏ chạy, báo tin trong thành và thôn xóm. Thiên hạ đến xem việc gì đã xảy ra. 15 Họ đến cùng Đức Giê-su và thấy kẻ bị quỷ ám ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo – chính người này đã bị Đạo Binh quỷ nhập vào. Họ phát sợ. 16 Những người chứng kiến đã kể lại cho họ nghe việc đã xảy ra thế nào cho người bị quỷ ám và chuyện bầy heo. 17 Bấy giờ họ lên tiếng nài xin Người đi khỏi vùng đất của họ.

18 Khi Người xuống thuyền, thì kẻ trước kia đã bị quỷ ám nài xin được ở với Người. 19 Nhưng Người không cho phép, Người bảo : “Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương xót anh như thế nào.” 20 Anh ta ra đi và bắt đầu rao truyền trong miền Thập Tỉnh tất cả những gì Đức Giê-su đã làm cho anh. Ai nấy đều kinh ngạc.

Ca hiệp lễ : Tv 30,17-18 

Lạy Chúa, xin toả ánh Tôn Nhan rạng ngời

trên tôi tớ Ngài đây,

và lấy tình thương mà cứu độ,

xin đừng để con phải nhục nhã,

vì đã kêu cầu Ngài.

SUY NIỆM

CHỨNG NHÂN CỦA ĐỨC KITÔ

Thánh Micae Hồ Đình Hy (1808-1857), là một vị quan thanh liêm, thời vua Tự Đức. Ngài bị bắt và bị kết án vì theo đạo Giatô. Trong tù, ngài bị tra tấn dữ dội; các quan đồng nghiệp khuyên ngài giả vờ chối đạo để được tha, nhưng ngài quyết không chịu. Kết quả là ngày 22/5/1857, ngài chịu tử vì đạo tại An Hòa, Huế. 

Để có thể làm chứng cho một sự việc nào đó, người làm chứng không những phải biết sự việc ấy, mà còn phải hiểu rõ bản chất của sự việc. Có như vậy, người khác mới tin vào lời chứng của họ. Thật vậy, người bị quỷ ám trong bài Tin Mừng hôm nay là một ví dụ điển hình về vai trò làm chứng của một chứng nhân. 

Sau khi được Đức Giêsu chữa lành cho khỏi bị quỷ ám, anh ta đã vui mừng rao truyền cho người khác biết tất cả những gì đã xảy đến cho mình. Lời chứng của anh chẳng những là bằng chứng xác thực về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, mà còn góp phần làm cho Tin Mừng được loan báo cho mọi người. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con cũng biết can đảm ra đi rao truyền việc Chúa đã làm cho chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Chúng ta không thể nói về Chúa Giêsu mà không có niềm vui

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Thứ Tư tuần trước, chúng ta đã suy tư về Chúa Giêsu như mẫu mực của việc loan báo, về trái tim mục tử của Người luôn hướng tới những người khác. Hôm nay chúng ta chiêm ngắm Chúa như là bậc thầy của việc loan báo. Chúng ta hãy để cho mình được hướng dẫn bởi câu chuyện Người giảng dạy trong hội đường làng Nadarét của Người. Chúa Giêsu đọc một đoạn sách của ngôn sứ Isaia (x. 61,1-2) và rồi khiến mọi người ngạc nhiên với một “bài giảng” rất ngắn, chỉ trong một câu. Người nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vi vừa nghe” (Lc 4,21). Điều này có nghĩa là đối với Chúa Giêsu, đoạn sách ngôn sứ đó chứa đựng điều cốt yếu của những gì Chúa muốn nói về chính Người. Vì vậy, mỗi khi nói về Chúa Giêsu, chúng ta nên theo lời loan báo đầu tiên của Người. Giờ đây chúng ta hãy xem nó bao gồm những điều gì. Chúng ta có thể xác định được năm yếu tố cốt yếu.

Niềm vui

Yếu tố đầu tiên là niềm vui. Chúa Giêsu công bố: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi; […] Người sai tôi đi báo tin vui cho người nghèo khó” (c. 18). Tin vui: chúng ta không thể nói về Chúa Giêsu mà không có niềm vui, bởi vì đức tin là một câu chuyện tình yêu tuyệt vời được chia sẻ. Làm chứng cho Chúa Giêsu, làm một điều gì đó cho người khác nhân danh Người, nghĩa là giữa dòng đời của cuộc sống, chúng ta nói về việc nhận được một món quà tuyệt vời mà không lời nào có thể diễn tả được. Ngược lại, khi thiếu vắng niềm vui, thì Phúc Âm không được loan báo, bởi vì chính từ ngữ này đã nói rằng đó là tin tốt lành, một lời loan báo về niềm vui. Một Kitô hữu buồn bã có thể nói về những điều rất tốt đẹp nhưng tất cả đều vô ích nếu lời họ loan báo không vui.

Sự giải thoát

Chúng ta đến với khía cạnh thứ hai, sự giải thoát. Chúa Giêsu nói rằng Người được sai đến “giải thoát cho những kẻ bị giam cầm” (ibid.). Điều này có nghĩa là người loan báo về Thiên Chúa thì không thể chiêu dụ tín đồ, không thể gây áp lực cho người khác, nhưng giải thoát họ; không đặt gánh nặng, nhưng cất đi gánh nặng; đem lại bình an chứ không phải cảm giác lỗi. Dĩ nhiên, theo Chúa Giêsu cũng có sự khổ hạnh, hy sinh; nhưng nếu mọi điều tốt lành đều đòi hỏi những hy sinh, thì thực tế quyết định của cuộc sống càng đòi hỏi nhiều hơn! Tuy nhiên, những người làm chứng cho Đức Kitô cho thấy vẻ đẹp của mục tiêu hơn là sự gian khổ của cuộc hành trình. Có thể là chúng ta kể với ai đó về một chuyến đi tuyệt vời mà chúng ta đã thực hiện: chúng ta sẽ nói về vẻ đẹp của những địa điểm, những gì chúng ta đã thấy và trải nghiệm, chứ không phải về thời gian để đến đó và về việc xếp hàng đợi ở sân bay! Vì vậy, bất kỳ lời loan báo nào xứng đáng với Đấng Cứu Chuộc đều phải loan báo về sự giải thoát.

Ánh sáng

Khía cạnh thứ ba là ánh sáng. Chúa Giêsu nói rằng Người đến để “người mù được thấy” (ibid.). Điều đáng chú ý là trong toàn bộ Kinh Thánh, trước Chúa Kitô, chưa bao giờ có việc chữa lành một người mù. Trên thực tế, đó là một dấu hiệu được hứa sẽ đến cùng với Đấng Mêsia. Nhưng ở đây không chỉ là cái nhìn thể lý mà còn là ánh sáng cho phép bạn nhìn cuộc sống của thế giới mới. Có một sự “đến với ánh sáng”, một sự tái sinh chỉ xảy ra với Chúa Giêsu… Nếu chúng ta nghĩ về điều đó, đời sống Kitô giáo đã bắt đầu đối với chúng ta như thế: với Bí tích Rửa tội, mà thời cổ đại được gọi là “sự chiếu sáng”. 

Chúa Giêsu ban cho chúng ta ánh sáng nào? Ánh sáng của con cái: Người là Con yêu dấu của Chúa Cha, hằng sống muôn đời; với Người, chúng ta cũng là con cái của Thiên Chúa được yêu thương mãi mãi, bất chấp những lỗi lầm và khiếm khuyết của chúng ta. Khi đó cuộc sống không còn là một bước tiến mù quáng về phía hư vô, nó không phải là vấn đề số phận hay may mắn, nó không phải là điều phụ thuộc vào cơ hội hay những vì sao, hay thậm chí vào sức khỏe và tài chính, nhưng vào tình yêu của Chúa Cha, Đấng quan tâm đến chúng ta, những đứa con yêu dấu của Người. Thật tuyệt biết bao khi được chia sẻ ánh sáng này với những người khác! Anh chị em có nghĩ rằng cuộc sống của mỗi người chúng ta là một hành động của tình yêu không, một lời mời gọi yêu thương không? Đã nhiều lần chúng ta quên điều này, khi đứng trước những khó khăn, những tin tức tồi tệ, trước tính thế gian, trước lối sống theo tinh thần thế gian.

Chữa lành

Khía cạnh thứ tư của lời loan báo là chữa lành. Chúa Giêsu nói Người đến “để trả lại tự do cho người bị áp bức” (ibid.). Những người bị áp bức là những người trong cuộc sống cảm thấy bị đè bẹp bởi một điều gì đó: bệnh tật, lao nhọc, gánh nặng trong lòng, mặc cảm lỗi lầm, tệ nạn, tội lỗi… Điều đang đè nặng chúng ta trên hết chính là sự dữ mà không thuốc men hay phương thuốc nào của con người có thể chữa lành: đó là tội lỗi.

Nhưng tin vui là với Chúa Giêsu, sự dữ ngàn đời này, thứ dường như bất khả chiến bại, không còn có tiếng nói quyết định. Chúa Giêsu chữa lành chúng ta khỏi tội lỗi, luôn luôn và cách nhưng không. Người mời gọi những ai “khó nhọc và gánh nặng” hãy đến với Người (x. Mt 11,28). Và vì thế, đồng hành với ai đó đến gặp gỡ Chúa Giêsu là đưa họ đến với vị bác sĩ tâm hồn, Đấng nâng đỡ cuộc sống. Điều đó có nghĩa là: “Anh ơi, chị ơi, tôi không có câu trả lời cho rất nhiều vấn đề của bạn, nhưng Chúa Giêsu biết bạn và yêu bạn, đồng thời có thể chữa lành và xoa dịu trái tim bạn.” Những người mang gánh nặng cần một sự xoa dịu cho quá khứ, họ cần sự tha thứ. Và những người tin vào Chúa Giêsu có điều này để trao tặng cho người khác: quyền năng tha thứ của Thiên Chúa, thứ giải thoát linh hồn khỏi mọi món nợ.

Sự kinh ngạc của ân sủng

Kinh Thánh nói về một năm mà người ta thoát khỏi gánh nặng nợ nần: đó là Năm Thánh, năm ân sủng. Đây là điểm cuối cùng của lời loan báo. Thực vậy, Chúa Giêsu nói rằng Người đến “để công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,19). Đó không phải là một lễ kỷ niệm đã được lên kế hoạch, nhưng với Chúa Kitô, ân sủng làm cho cuộc sống trở nên mới mẻ luôn đến và gây ngạc nhiên. Và lời loan báo của Chúa Giêsu phải luôn mang lại sự kinh ngạc của ân sủng. Bởi vì không phải chúng ta làm nên những việc lạ lùng, nhưng chính ơn Chúa, ngay cả thông qua chúng ta, thực hiện những việc không ngờ. Và đây là những điều ngạc nhiên của Thiên Chúa. Tin Mừng đem đến một cảm giác ngạc nhiên và mới lạ mang tên Giêsu.

Xin Chúa giúp chúng ta loan báo điều đó như Người mong muốn, bằng cách thông truyền niềm vui, sự giải thoát, ánh sáng, sự chữa lành và sự ngạc nhiên.

Chúa loan báo tin vui cho người nghèo

Một điều cuối cùng: lời loan báo vui mừng này, theo Tin Mừng, được nói “với người nghèo” (c. 18). Chúng ta thường lãng quên họ, nhưng họ lại là những người được Chúa Giêsu minh nhiên nhắc đến, vì họ là những người được Chúa yêu mến. Chúng ta hãy nhớ đến họ và nhớ rằng, để đón nhận Chúa, mỗi người chúng ta phải trở nên “nghèo khó trong tâm hồn”: nghĩa là vượt thắng mọi giả định cho rằng tự mình là đủ, để hiểu rằng mình cần ân sủng, luôn cần đến Chúa.

Hồng Thủy – Vatican News