THỨ HAI TUẦN IV MÙA VỌNG – Ngày 19 tháng 12

Monday of the Fourth Week of Advent

1912 – MISNA ČITANJA – Svjedočanstva & Vjera

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 1:5-25

In the days of Herod, King of Judea,
there was a priest named Zechariah
of the priestly division of Abijah;
his wife was from the daughters of Aaron,
and her name was Elizabeth. 
Both were righteous in the eyes of God,
observing all the commandments
and ordinances of the Lord blamelessly. 
But they had no child, because Elizabeth was barren
and both were advanced in years. 

Once when he was serving as priest
in his division’s turn before God,
according to the practice of the priestly service,
he was chosen by lot
to enter the sanctuary of the Lord to burn incense. 
Then, when the whole assembly of the people was praying outside
at the hour of the incense offering,
the angel of the Lord appeared to him,
standing at the right of the altar of incense. 
Zechariah was troubled by what he saw, and fear came upon him. 

But the angel said to him, “Do not be afraid, Zechariah,
because your prayer has been heard. 
Your wife Elizabeth will bear you a son,
and you shall name him John. 
And you will have joy and gladness,
and many will rejoice at his birth,
for he will be great in the sight of the Lord. 
He will drink neither wine nor strong drink. 
He will be filled with the Holy Spirit even from his mother’s womb,
and he will turn many of the children of Israel
to the Lord their God. 
He will go before him in the spirit and power of Elijah
to turn the hearts of fathers toward children
and the disobedient to the understanding of the righteous,
to prepare a people fit for the Lord.” 

Then Zechariah said to the angel,
“How shall I know this? 
For I am an old man, and my wife is advanced in years.” 
And the angel said to him in reply,
“I am Gabriel, who stand before God.
I was sent to speak to you and to announce to you this good news. 
But now you will be speechless and unable to talk
until the day these things take place,
because you did not believe my words,
which will be fulfilled at their proper time.”
Meanwhile the people were waiting for Zechariah
and were amazed that he stayed so long in the sanctuary. 
But when he came out, he was unable to speak to them,
and they realized that he had seen a vision in the sanctuary. 
He was gesturing to them but remained mute.

Then, when his days of ministry were completed, he went home. 

After this time his wife Elizabeth conceived,
and she went into seclusion for five months, saying,
“So has the Lord done for me at a time when he has seen fit
to take away my disgrace before others.”

Bài đọc : 

Ca nhập lễ : x. Hr 10,37

Đấng phải đến sẽ đến,

Người không trì hoãn đâu !

Và trên khắp cõi bờ

chúng ta sẽ không còn phải sợ,

vì chính Người là Đấng Cứu Độ chúng ta.

Bài đọc 1 : Tl 13,2-7.24-25a

Sam-sôn được sinh ra theo lời sứ thần báo.

Bài trích sách Thủ lãnh.

2 Hồi ấy, có một người đàn ông ở Xo-rơ-a, thuộc chi tộc Đan, tên là Ma-nô-ác. Vợ ông son sẻ và không sinh con. 3 Sứ thần của Đức Chúa hiện ra với người vợ và nói với bà : “Này, bà là người son sẻ và không sinh con, nhưng bà sẽ có thai và sinh một con trai. 4 Vậy bây giờ phải kiêng cữ : đừng uống rượu và thức có men, cũng đừng ăn mọi thứ không thanh sạch. 5 Vì này bà sẽ có thai và sinh một con trai. Dao cạo sẽ không được lướt trên đầu nó, vì con trẻ sẽ là một na-dia của Thiên Chúa từ lòng mẹ. Chính nó sẽ bắt đầu cứu Ít-ra-en khỏi tay người Phi-li-tinh.” 6 Bà đi vào và nói với chồng rằng : “Một người của Thiên Chúa đã đến gặp tôi ; hình dáng của người như hình dáng một sứ thần của Thiên Chúa, rất đáng sợ. Tôi đã không dám hỏi người từ đâu tới ; và danh tánh người, người cũng không tiết lộ cho tôi. 7 Nhưng người nói với tôi : ‘Này bà sẽ có thai và sẽ sinh một con trai ; bây giờ bà phải kiêng cữ : đừng uống rượu và thức có men, cũng đừng ăn mọi thứ không thanh sạch, vì con trẻ ấy sẽ là một na-dia của Thiên Chúa, từ lòng mẹ cho đến ngày nó chết’.”

24 Bà sinh được một con trai và đặt tên là Sam-sôn. Đứa bé lớn lên, và Đức Chúa chúc lành cho nó. 25a Thần khí Đức Chúa bắt đầu tác động trên Sam-sôn.

Đáp ca : Tv 70,3-4a.5-6ab.16-17 (Đ. x. c.8)

Đ. Miệng chứa chan lời tán tụng Chúa,
suốt ngày con chẳng ngớt tôn vinh Ngài.

3Lạy Chúa, xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn,
như thành trì để cứu độ con,
núi đá và thành trì bảo vệ con, chính là Ngài.
4aLạy Thiên Chúa, xin giải thoát con khỏi bàn tay kẻ dữ.

Đ. Miệng chứa chan lời tán tụng Chúa,
suốt ngày con chẳng ngớt tôn vinh Ngài.

5Vì lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con trông đợi,
lạy Thiên Chúa, chính Ngài là Đấng con tin tưởng
ngay từ độ thanh xuân.
6abTừ thuở sơ sinh, con nương tựa vào Ngài,
Ngài đã kéo con ra khỏi lòng mẹ.

Đ. Miệng chứa chan lời tán tụng Chúa,
suốt ngày con chẳng ngớt tôn vinh Ngài.

16Con thuật lại bao chiến công của Chúa,
nhắc nhở rằng : chỉ mình Ngài chính trực công minh.
17Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa,
con đã được Ngài thương dạy dỗ.
Tới giờ này, con vẫn truyền rao vĩ nghiệp của Ngài.

Đ. Miệng chứa chan lời tán tụng Chúa,
suốt ngày con chẳng ngớt tôn vinh Ngài.

Tung hô Tin Mừng

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Đức Ki-tô là mầm non từ gốc tổ Gie-sê, Ngài chiêu tập muôn dân dưới hiệu kỳ. Xin đến mà giải thoát, đừng trì hoãn làm chi. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Lc 1,5-25

Gio-an Tẩy Giả sinh ra theo lời sứ thần Gáp-ri-en báo.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

5 Thời vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê, có một vị tư tế thuộc nhóm A-vi-gia, tên là Da-ca-ri-a ; vợ ông tên là Ê-li-sa-bét cũng thuộc dòng tộc tư tế A-ha-ron. 6 Hai ông bà đều là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì. 7 Nhưng họ lại không có con, vì bà Ê-li-sa-bét là người hiếm hoi, và cả hai đều đã cao niên.

8 Vậy một ngày kia ông Da-ca-ri-a đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa khi đến phiên của nhóm ông. 9 Theo tục lệ của hàng tư tế, ông đã trúng thăm được vào dâng hương trong Đền Thờ của Đức Chúa. 10 Trong giờ dâng hương đó, toàn thể dân chúng cầu nguyện ở bên ngoài.

11 Bấy giờ một sứ thần của Chúa hiện ra với ông, đứng bên phải hương án. 12 Thấy vậy, ông Da-ca-ri-a bối rối, và phát sợ. 13 Nhưng sứ thần bảo ông : “Này ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin : bà Ê-li-sa-bét vợ ông sẽ sinh cho ông một con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an. 14 Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan vì con trẻ chào đời. 15 Vì em sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Em sẽ không uống rượu và thức có men. Em sẽ được đầy Thánh Thần ngay khi còn trong lòng mẹ. 16 Em sẽ đưa nhiều con cái Ít-ra-en về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ. 17 Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Ê-li-a, em sẽ đi trước mặt Chúa, để đưa tâm hồn cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa.” 18 Ông Da-ca-ri-a thưa với sứ thần : “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy ? Vì tôi đã già, và nhà tôi cũng đã cao niên.” 19 Sứ thần đáp : “Tôi là Gáp-ri-en, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông. 20 Này đây ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi, là những lời sẽ được ứng nghiệm đúng thời đúng buổi.” 21 Dân chúng đợi ông Da-ca-ri-a, và lấy làm lạ sao ông ở lại trong cung thánh lâu như thế. 22 Lúc đi ra, ông không nói với họ được, và họ biết là ông đã thấy một thị kiến trong cung thánh. Còn ông, ông chỉ làm hiệu cho họ và vẫn bị câm.

23 Khi thời gian phục vụ đã mãn, ông trở về nhà. 24 Ít lâu sau, bà Ê-li-sa-bét vợ ông có thai, bà ẩn mình năm tháng. 25 Bà tự nhủ : “Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người đoái thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời.”

Ca hiệp lễ : x. Lc 1,78-79

Chúa chính là Vầng Đông rực rỡ,

tự chốn cao vời viếng thăm ta,

dẫn ta bước vào đường nẻo an bình.

SUY NIỆM

HY VỌNG

Một nhà ngụy biện đến gặp Socrates, đặt câu hỏi rằng: Trong các vật, vật gì bền vững nhất? Nhà hiền triết trả lời: Hy vọng, vì khi con người mất hết, nó vẫn còn. 

Ông Dacaria và bà Êlisabét sống với nhau lâu năm mà không có con. Tuy vậy, hai ông bà vẫn giữ niềm hy vọng vào Thiên Chúa. Họ kiên nhẫn cầu xin và đã được Thiên Chúa lắng nghe. Bà Êlisabét mang thai và dâng người con của mình là Gioan cho Thiên Chúa. 

Thế giới vừa trải qua cơn đại dịch mà không một ai có thể lường trước được. Đại dịch Covid-19 làm đảo lộn trật tự sinh hoạt của nhiều quốc gia, gây ra biết bao nhiêu đau thương cho con người. Đối diện với thời kỳ khó khăn như thế, người Kitô hữu được mời gọi phó thác và tin tưởng rằng, mọi biến cố xảy ra trong lịch sử đều nằm trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, đồng thời có trách nhiệm khơi nguồn và thắp sáng niềm hy vọng cho những người xung quanh đang phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn.  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, giữa những gian truân của cuộc đời, xin cho chúng con biết giữ vững niềm tin và hy vọng vào Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Môn đệ tốt của Chúa là người luôn tỉnh thức

Sáng thứ Tư ngày 14 tháng 12, trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về sự phân định. Trong bài giáo lý thứ 12 về chủ đề phân định, Đức Thánh Cha đã trình bày một thái độ căn bản hướng dẫn toàn bộ tiến trình phân định, đó là thái độ tỉnh thức. Ngài nhắc lại lời Chúa Giêsu, người môn đệ tốt phải tỉnh thức, không mê ngủ, không để mình trở nên quá tự tin khi mọi việc đang diễn ra tốt đẹp, nhưng luôn chú tâm và sẵn sàng thi hành bổn phận của mình.

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Chúa Giêsu thường cảnh báo các môn đệ về việc cần phải tỉnh thức, kẻo kẻ thù lợi dụng sự sao nhãng của chúng ta và làm cho những nỗ lực tốt đẹp của chúng ta trở nên vô nghĩa. Chúa đã đưa ra ví dụ về một thần ô uế bị đuổi khỏi một ngôi nhà, sau đó, khi trở lại, nó thấy ngôi nhà sạch sẽ nhưng trống rỗng vì chủ nhân đi vắng, nó liền trở lại với bảy đồng đảng của nó.

Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng, giống như người chủ đó, chúng ta cũng có thể không canh giữ nhà mình và giữ tâm hồn trong sạch để làm nơi cho Chúa cư ngụ. Khi chúng ta tin tưởng quá mức vào chính mình mà không tin vào ân sủng của Chúa, thì tính tự phụ của chúng ta có thể mở cửa cho ma quỷ và tình cảnh của chúng ta sẽ trở nên “tồi tệ hơn trước” (x. Mt 12,45). Và Đức Thánh Cha mong ước rằng khi thực hành sự phân định, chúng ta cần luôn tỉnh thức, vì tỉnh thức là dấu hiệu của sự khôn ngoan thiêng liêng và của lòng khiêm nhường, điều vốn là tâm điểm của đời sống Kitô hữu.

Như thường lệ, buổi tiếp kiến được bắt đầu với phần công bố Lời Chúa. Dụ ngôn ngắn trích từ Tin Mừng thánh Mát-thêu (12, 43-45) được công bố bằng một số ngôn ngữ chính:

[Chúa Giêsu nói:] Khi thần ô uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi mà tìm không ra. Bấy giờ nó nói: ‘Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi. Khi đến nơi, nó thấy nhà để trống, lại được quét tước, trang hoàng hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc, tình trạng của người ấy lại còn tệ hơn trước. Thế hệ gian ác này rồi cũng sẽ bị như vậy.

Sau đó Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý như sau:

 Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Giờ đây chúng ta đang bước vào giai đoạn cuối cùng của loạt bài giáo lý về sự phân định. Chúng ta đã bắt đầu từ gương của Thánh Inhaxiô thành Loyola; sau đó chúng ta đã xem xét các yếu tố của sự phân định, cụ thể là cầu nguyện, biết chính mình, ước muốn và “cuốn sách cuộc đời”; chúng ta đã tập trung vào sự sầu khổ và sự an ủi, những điều tạo thành “chất liệu” của sự phân định; và rồi chúng ta đã đi đến việc xác nhận lựa chọn được thực hiện.

Tôi nghĩ rằng lúc này cần phải thêm một lời nhắc nhở về một thái độ thiết yếu để toàn bộ công việc được thực hiện để phân định điều tốt nhất và đưa ra quyết định đúng đắn không bị trở nên vô nghĩa; đó là thái độ tỉnh thức… Bởi vì trong thực tế có một nguy hiểm, như chúng ta đã nghe trong đoạn Tin Mừng vừa được công bố. Có một nguy hiểm, và đó là “kẻ phá rối”, tức là ma quỷ, có thể phá hỏng mọi thứ, khiến chúng ta phải trở lại từ đầu, thực ra, trong một tình trạng thậm chí còn tồi tệ hơn. Đây là lý do tại sao tỉnh thức là điều cần thiết. Do đó, hôm nay, dường như là thích hợp khi nhấn mạnh thái độ này, điều mà tất cả chúng ta đều cần để tiến trình phân định được thành công.

Thật vậy, trong lời rao giảng của mình, Chúa Giêsu nhấn mạnh rất nhiều đến việc người môn đệ tốt phải tỉnh thức, không mê ngủ, không để mình trở nên quá tự tin khi mọi việc đang diễn ra tốt đẹp, nhưng luôn chú tâm và sẵn sàng thi hành bổn phận của mình.

Ví dụ, trong Tin Mừng theo thánh Luca, Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ” (12,35-37).

Tỉnh thức để gìn giữ trái tim chúng ta và hiểu điều đang xảy ra trong nội tâm.

Đó là trạng thái tinh thần của các Kitô hữu đang chờ đợi Chúa đến lần cuối; nhưng nó cũng có thể được hiểu là thái độ thông thường trong cách cư xử trong cuộc sống, để những lựa chọn tốt của chúng ta, đôi khi được thực hiện sau khi phân định kỹ càng, có thể tiếp tục một cách kiên trì và nhất quán và đơm hoa kết trái.

Đức Thánh Cha giải thích thêm: Nếu thiếu cảnh giác, như chúng ta đã nói, sẽ có nguy cơ rất lớn là tất cả sẽ trở nên vô nghĩa. Vấn đề không phải là sự nguy hiểm của một trật tự tâm lý, nhưng là của một trật tự thiêng liêng, một cạm bẫy thực sự của ma quỷ. Trên thực tế, ma quỷ chờ đợi chính thời điểm mà chúng ta quá tự tin về bản thân, khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, khi mọi thứ đang diễn ra “suôn sẻ” và như người ta nói, chúng ta đang “thuận buồm xuôi gió”. Thật vậy, dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe thuật lại rằng thần ô uế khi quay trở lại ngôi nhà thì “thấy nhà để trống, lại được quét tước, trang hoàng hẳn hoi” (Mt 12,44). Mọi thứ đã sẵn sàng, mọi thứ đều theo thứ tự, nhưng chủ nhà ở đâu? Không có. Không có ai canh chừng và bảo vệ ngôi nhà. Đó là vấn đề. Chủ nhà không có ở đó, ông đã ra ngoài, ông bị phân tâm; hoặc ông đang ở nhà nhưng đang ngủ, và do đó giống như ông không đang ở đó. Ông không tỉnh thức, ông không chú ý, bởi vì ông quá tự tin và đã mất đi sự khiêm tốn để bảo vệ trái tim mình. Chúng ta phải luôn luôn bảo vệ ngôi nhà của chúng ta, tâm hồn của chúng ta và không lơ là.

Khi đó, ma quỷ có thể lợi dụng nó và quay trở lại ngôi nhà đó. Tin Mừng nói rằng tuy nhiên nó không trở lại một mình, nhưng cùng với “bảy thần khác dữ hơn nó” (c. 45). Một bè lũ bất lương, một băng nhóm tội phạm. Nhưng – chúng ta tự hỏi – làm sao chúng có thể ngang nhiên vào nhà mà không bị ngăn chặn? Sao chủ nhà lại không nhận ra? Chẳng phải là ông rất giỏi phân định sao? Chẳng phải ông cũng đã nhận được lời khen từ bạn bè và hàng xóm về ngôi nhà đó thật đẹp và trang nhã, thật ngăn nắp và sạch sẽ đó sao? Phải, nhưng có lẽ chính vì lý do này mà ông đã quá yêu ngôi nhà, nghĩa là yêu chính mình, và đã thôi chờ đợi Chúa, không còn chờ đợi Chàng rể đến; có lẽ vì sợ làm rối loạn trật tự đó, ông không tiếp đón ai nữa, ông không mời những người nghèo, những người vô gia cư, những người làm phiền… Có một điều chắc chắn: ở đây có tính kiêu ngạo xấu xa, tự cho mình là công chính, là người giỏi giang, là người đúng đắn, đâu ra đó. Nhiều lần chúng ta nghe có người nói: “Đúng, trước đây tôi xấu xa, tôi đã hoán cải và giờ đây, ngôi nhà ngăn nắp nhờ ơn Chúa, và bạn hãy an tâm về điều này…” Khi chúng ta tin tưởng quá nhiều vào chính mình mà không tin vào ân sủng của Thiên Chúa, thì thần dữ sẽ tìm thấy cánh cửa mở. Sau đó nó tổ chức cuộc thám hiểm và chiếm hữu ngôi nhà đó. Và Chúa Giêsu kết luận: “Tình trạng của người ấy trở nên tồi tệ hơn trước” (c.45).

Nhưng chủ nhân không nhận ra sao? Không, bởi vì đây là những con quỷ tinh tế: chúng bước vào mà bạn không nhận ra, chúng gõ cửa, chúng lịch sự và rồi cuối cùng chúng điều khiển tâm hồn bạn… Hãy bảo vệ ngôi nhà khỏi sự lừa dối này, những con quỷ tinh tế. 

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói với các tín hữu: Anh chị em thân mến, nó tưởng chừng như không thể nhưng đó là sự thật. Nhiều khi chúng ta bị thua, bị đánh bại trong các trận chiến, vì chúng ta thiếu sự tỉnh thức. Có lẽ nhiều khi Chúa đã ban nhiều ân sủng, nhiều ân sủng và cuối cùng chúng ta không thể kiên trì trong ân sủng này và chúng ta mất tất cả, vì chúng ta thiếu tỉnh thức: chúng ta đã không canh giữ các cửa. Và rồi chúng ta đã bị lừa gạt bởi một con quỷ tinh tế, và chúng ta cho nó vào và chào đón nó…

Mỗi người cũng có thể xác minh điều này bằng cách nghĩ lại lịch sử cá nhân của họ. Chỉ phân định tốt và đưa ra một lựa chọn tốt thôi thì chưa đủ. Không, như thế chưa đủ: chúng ta phải tỉnh thức, bảo vệ ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, nhưng hãy tỉnh thức, bởi vì bạn có thể nói với tôi: “Nhưng khi tôi thấy một sự lộn xộn nào đó, tôi nhận ra ngay rằng đó là ma quỷ, đó là một sự cám dỗ…” Đúng, nhưng lần này nó cải trang thành thiên thần: ma quỷ biết cách cải trang thành thiên thần, nó bước vào với những lời lẽ lịch sự, và hắn thuyết phục bạn… Chúng ta phải luôn tỉnh thức, canh giữ trái tim. Nếu hôm nay tôi hỏi mỗi người chúng ta và cả chính tôi: “Điều gì đang xảy ra trong tâm hồn bạn?” Chúng ta có thể không nói được tất cả: chúng ta sẽ nói một hoặc hai điều, nhưng không phải tất cả. Hãy canh giữ trái tim, bởi vì tỉnh thức là dấu hiệu của sự khôn ngoan, trên hết là dấu hiệu của sự khiêm nhường, bởi vì chúng ta sợ sa ngã và khiêm nhường là con đường chính của đời sống Kitô hữu. Cảm ơn anh chị em.

Hồng Thủy – Vatican News