LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN XI THƯỜNG NIÊN

Wednesday of the Eleventh Week in Ordinary Time

Diagram

Description automatically generated with medium confidence

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mt 6:1-6,16-18

Jesus said to his disciples:
“Take care not to perform righteous deeds
in order that people may see them;
otherwise, you will have no recompense from your heavenly Father.
When you give alms, do not blow a trumpet before you,
as the hypocrites do in the synagogues and in the streets
to win the praise of others.
Amen, I say to you, they have received their reward.
But when you give alms,
do not let your left hand know what your right is doing,
so that your almsgiving may be secret.
And your Father who sees in secret will repay you.

“When you pray, do not be like the hypocrites,
who love to stand and pray in the synagogues and on street corners
so that others may see them.
Amen, I say to you, they have received their reward.
But when you pray, go to your inner room, close the door,
and pray to your Father in secret.
And your Father who sees in secret will repay you.

“When you fast, do not look gloomy like the hypocrites.
They neglect their appearance,
so that they may appear to others to be fasting.
Amen, I say to you, they have received their reward.
But when you fast, anoint your head and wash your face,
so that you may not appear to others to be fasting,
except to your Father who is hidden.
And your Father who sees what is hidden will repay you.”

LỄ và CÁC BÀI ĐỌC

Ca nhập lễ : Tv 26,7.9

Lạy Chúa, xin nghe tiếng con kêu cầu Chúa.

Chính Ngài là Đấng phù trợ con,

xin chớ bỏ rơi, xin đừng xua đuổi,

lạy Thiên Chúa, Đấng cứu độ con.

Bài đọc 1 : 2 V 2,1.4.6-14

Này, một cỗ xe đỏ như lửa rước ông Ê-li-a lên trời.

Bài trích sách các Vua quyển thứ hai.

1 Vào thời Đức Chúa đem ông Ê-li-a lên trời trong cơn gió lốc, ông Ê-li-a và ông Ê-li-sa rời Ghin-gan. 4 Các ông đã đến Giê-ri-khô. 6 Ông Ê-li-a bảo ông Ê-li-sa : “Xin anh ở lại đây, vì Đức Chúa sai thầy đến sông Gio-đan.” Nhưng ông thưa : “Có Đức Chúa hằng sống và có thầy đang sống đây, con xin thề sẽ không bỏ thầy !” Rồi cả hai ông cùng đi.

7 Năm mươi anh em ngôn sứ cũng đi, nhưng đứng ở đằng xa, phía trước hai ông, còn hai ông thì đứng bên bờ sông Gio-đan. 8 Ông Ê-li-a lấy áo choàng của mình, cuộn lại mà đập xuống nước. Nước rẽ ra hai bên. Hai ông đã đi qua ráo chân. 9 Vậy, khi đã đi qua, ông Ê-li-a nói với ông Ê-li-sa : “Anh cứ xin đi : thầy có thể làm gì cho anh trước khi thầy được đem đi, rời xa anh ?” Ông Ê-li-sa nói : “Xin cho con được hai phần thần khí của thầy !” 10 Ông Ê-li-a đáp : “Anh xin một điều khó đấy ! Nếu anh thấy thầy khi thầy được đem đi, rời xa anh, thì sẽ được như thế ; bằng không, thì không được.” 11 Các ông còn đang vừa đi vừa nói, thì này một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Ê-li-a lên trời trong cơn gió lốc. 12 Thấy thế, ông Ê-li-sa kêu lên : “Cha ơi ! Cha ơi ! Hỡi chiến xa và chiến mã của Ít-ra-en !” Rồi ông không thấy thầy mình nữa. Ông túm lấy áo mình và xé ra làm hai mảnh. 13 Ông lượm lấy áo choàng của ông Ê-li-a rơi xuống. Ông trở về và đứng bên bờ sông Gio-đan.

14 Ông lấy áo choàng của ông Ê-li-a đã rơi xuống mà đập xuống nước và nói : “Đức Chúa, Thiên Chúa của ông Ê-li-a ở đâu ?” Ông đập xuống nước, nước rẽ ra hai bên, và ông Ê-li-sa đi qua.

Đáp ca : Tv 30,20.21.24 (Đ. c.25)

Đ. Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

20Lạy Chúa, cao cả thay tấm lòng nhân hậu,
Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài,
và thi thố trước mặt phàm nhân
cho ai tìm đến Ngài nương náu.

Đ. Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

21Bên Thánh Nhan, Ngài giấu họ kỹ càng
khỏi người đời mưu hại.
Ngài che chở họ trong lều thánh, xa tầm lưỡi thị phi.

Đ. Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

24Hết mọi người hiếu trung với Chúa,
hãy yêu mến Chúa đi !
Chúa giữ gìn những ai thành tín
nhưng thẳng tay trừng trị người ăn ở kiêu căng.

Đ. Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

Tung hô Tin Mừng : Ga 14,23

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến với người ấy. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mt 6,1-6.16-18

Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

1 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. 2 Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 3 Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, 4 để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

5 “Khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. 6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

16 “Rồi khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả : chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. 17 Còn anh, khi ăn chay, phải rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, 18 để không ai thấy là anh ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”

Ca hiệp lễ : Tv 26,4 

Một điều tôi kiếm tôi xin,

là luôn được ở trong đền Chúa tôi

mọi ngày trong suốt cuộc đời.

SUY NIỆM

Ý NGHĨA CỦA VIỆC LÀNH

Năm 2016, một bức ảnh chụp đoàn thiện nguyện đã gây ra một làn sóng phản đối của dư luận. Bức ảnh cho thấy một nhóm đại biểu của một công ty cầm tấm biển thật to có in tên công ty và số tiền trao tặng. Bên cạnh là bệnh nhân nữ Đậu Thị Huyền Trâm đang gục đầu thoi thóp trên giường bệnh. 

Từ sự kiện trên, chúng ta gẫm về ý nghĩa của việc thiện nguyện. Đó có phải là hình thức “Một công đôi chuyện”, vừa có lợi cho người cần vừa giúp quảng bá thương hiệu của công ty? Hôm nay, Đức Giêsu mời gọi chúng ta trả lại ý nghĩa đích thực của các việc lành. Bố thí, cầu nguyện hay ăn chay không phải là những việc làm để khoe bản thân tốt đẹp nhưng là để tôn vinh Thiên Chúa. Nếu vượt qua khỏi mục đích này, chúng ta có nguy cơ đánh mất sự khiêm nhường trước mặt Thiên Chúa khi quá tự hào về lòng tốt của bản thân. 

Chúng ta hết lòng tạ ơn Thiên Chúa và cầu xin Người soi sáng để những việc lành chúng ta làm không vì phô trương nhưng trở nên giàu ý nghĩa.  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết tôn vinh Chúa qua mỗi việc lành chúng con làm. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thế giới xe đạp và các Giáo hoàng

Để đề cao các giá trị thiết thực, linh hoạt và bền vững của việc sử dụng xe đạp, năm 2018 Liên Hiệp Quốc chọn ngày 03/6 hàng năm làm Ngày Xe đạp Thế giới. Tổ chức quốc tế kêu gọi các nước thành viên khuyến khích việc đạp xe để nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, kích thích phát triển xã hội.

Trong thực tế, xe đạp là phương tiện giao thông đơn giản, giá thành rẻ, tiện lợi, phù hợp với quá trình phát triển bền vững. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, sử dụng xe đạp giúp con người phát triển tư duy sáng tạo, có thêm nhận thức về xã hội và môi trường xung quanh. Xe đạp là công cụ hỗ trợ cho sự phát triển các ngành giao thông, giáo dục, y tế và thể thao. Đồng thời, xe đạp cũng thể hiện xu hướng “giao thông sạch” và tích cực bảo vệ môi trường.

Ngày Xe đạp Thế giới năm nay, Liên Hiệp Quốc khuyến khích các nước tăng cường sử dụng xe đạp. Cụ thể: 1) Bổ sung xe đạp vào hệ thống các phương tiện công cộng, ở cả khu vực nông thôn lẫn thành thị, tại các quốc gia phát triển và đang phát triển; 2) Các quốc gia thành viên “chú ý đến việc sử dụng xe đạp trong các chiến lược phát triển xuyên suốt, bao gồm cả dịch vụ sử dụng xe đạp chung”, cũng như “chính sách và chương trình phát triển ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế”; 3) Tăng cường sử dụng xe đạp sẽ giúp các quốc gia tiến tới mục tiêu phát triển bền vững trong đó hỗ trợ giảm lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói rằng: Môn thể thao xe đạp luyện tập một số đức tính. “Sự quân bình của Giáo hội giống như sự thăng bằng của chiếc xe đạp: Giáo hội bình yên khi Giáo hội chuyển động, nếu chúng ta để Giáo hội dừng lại, Giáo hội sẽ ngã”. Những lời khẳng định này của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta sáng 24/4/2018 là một ẩn dụ cũng có thể dùng để mô tả Trái đất. Thực vậy, ngôi nhà chung của chúng ta đạt được sự cân bằng thiết yếu cho sự sống ngang qua các chuyển động tuần hoàn. Việc sử dụng xe đạp cũng giúp các nhóm dân cư dễ bị tổn thương có thể di chuyển đến các nơi giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ xã hội khác.

Đây đó, hình ảnh các linh mục, các nhà truyền giáo với chiếc xe đạp rảo khắp các con đường của giáo xứ, các ngôi làng ở vùng quê trong khi thi hành mục vụ. Một số khía cạnh đặc biệt của môn thể thao xe đạp, như leo núi và tinh thần đồng đội làm cho môn thể thao này trở thành một ẩn dụ phong phú cho các cộng đoàn Giáo hội. Thực tế, kinh nghiệm của Giáo hội và đời sống cộng đoàn là một hành trình, một “cuộc đua đạp xe” giữa các đường phố của thế giới. Trong cuộc gặp gỡ Liên đoàn xe đạp Ý ngày 9/3/2019, Đức Thánh Cha nhắc lại tương quan giữa Giáo hội và thể thao “có một lịch sử lâu dài, và với thời gian ngày càng được củng cố”. Thể thao cho thấy có thể “giúp ích rất nhiều cho sự phát triển nhân văn của mỗi người vì nó khuyến khích mọi người trao ban chính mình”.

Các Giáo hoàng và thế giới xe đạp

Cuộc đua xe đạp đầu tiên trong lịch sử là “Tour de France” ra đời trong năm 1903. Sáu năm sau, năm 1909, Ý tổ chức cuộc đua xe đạp đầu tiên. Đây cũng là kỷ nguyên được Đức Giáo Hoàng Piô X và sau đó Đức Giáo Hoàng XV chúc lành. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, tính nhân văn của ông Gino Bartali, một người có đức tin, một vận đông viên đua xe đạp được toả sáng. Ông Gino Bartali đã liều mình để cứu nhiều người Do Thái khỏi sự bách hại của Đức Quốc Xã. Mặc dù biết hành động của mình có nguy cơ đưa cuộc đời kết thúc ở trại tập trung, nhưng ông đã sử dụng xe đạp đi giấu những tài liệu giả, nhưng quý giá để cứu gần một ngàn người. Ngày 26/6/1946 vận động viên can đảm này đã được đài tưởng niệm các nạn nhân của cuộc thảm sát Yad Vashem tuyên bố là “Người Công chính giữa các Quốc gia” và được Đức Giáo Hoàng Piô XII tiếp kiến riêng.

Mấy tháng sau, ngày 07/11/1947, trong buổi gặp gỡ các thành viên của Phong trào Công giáo Tiến hành, Đức Giáo Hoàng đã nhắc đến nhà thể thao vĩ đại này rằng: “Cuộc đua cam go mà Thánh Phaolô đã nói đến, đã đến lúc cần phải nỗ lực rất nhiều. Ngay cả khi chỉ trong chốc lát có thể quyết định chiến thắng. Anh chị em hãy nhìn Gino Bartali, thành viên của Phong trào, đã nhiều lần đoạt được ‘Áo vàng’ mơ ước. Anh chị em cũng hãy chạy trong cuộc đua lý tưởng này, để đoạt được một vòng nguyệt quế cao quý hơn”.

Ngày 30/5/1964, trong buổi gặp gỡ đoàn đua xe đạp Ý đi qua Roma, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói: “Chúng tôi vui mừng khi thấy hành trình của anh em qua Roma vì hai điều: thứ nhất đó là cơ hội để thể hiện tình cảm của chúng tôi đối với tất cả các vận động viên, và thứ hai là sự quý mến của chúng tôi với thể thao. Giáo hội nhìn trong thể thao một sự luyện tập thân thể và tinh thần”.

Năm 1972, Đức Hồng Y Albino Luciani, Thượng phụ Venezia, sau này là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I nói với cuộc đua xe đạp Ý: “Không có gì của con người xa lạ đối với Giáo hội. Tôi ở đây vì tình yêu cuộc đua xe đạp Ý, nhưng cũng vì tình yêu dành cho Venezia”.

Năm 1974, trong cuộc đua lần thứ 57, khởi hành từ Vatican, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI chúc mừng ban tổ chức và các thành viên của cuộc đua vì cuộc đua này đã muốn trao cho Năm Thánh một ý nghĩa.

Trong Đại Năm Thánh 2000, cuộc đua xe đạp Ý xuất phát từ Roma và chặng đua đầu tiên kết thúc tại Quảng trường Thánh Phêrô. Dịp đó, khi nói chuyện với các tay đua, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bày tỏ mong muốn “Thể thao toả sáng với những đặc tính trong sáng, nhất quán, trung thực và chia sẻ, để có thể truyền tài các giá trị nhân văn”.

Năm 2011, trong dịp được trao quyền công dân danh dự của Naz-Sciaves, Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI nhớ lại thời thơ ấu gắn liền với xe đạp. Ngài nói: “Năm 1940, khi tôi được 13 tuổi, lần đầu tiên anh em chúng tôi đã thực hiện một cuộc du ngoạn bằng xe đạp đến Tirolo, bắc Đức”.

Ngày 16/6/2021, vào cuối buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp riêng anh Egan Arley Bernal Gómez, tay đua xe đạp người Colombia, chiến thắng trong cuộc đua xe đạp của Ý. Khi được hỏi về buổi gặp gỡ này, anh Gómez nói: “Đó là một trải nghiệm duy nhất. Tôi lớn lên trong một gia đình Công giáo. Đó là trải nghiệm quan trọng hơn cả cuộc đua xe đạp của Pháp và Ý”. Dịp đó, anh đã tặng Đức Thánh Cha chiếc xe đạp đua và Áo hồng. Anh là tay đua xe đạp đầu tiên đoạt cả hai cuộc đua xe đạp nổi tiếng trên thế giới: Tour de France và Giro d’Italia.

Đức Mẹ Ghisallo, Đấng Bảo Trợ các vận động viên đua xe đạp

Năm 1949, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên bố Đức Trinh Nữ Maria Ghisallo là Đấng Bảo Trợ các tay đua xe đạp. Theo truyền thống, từ thế kỷ XI, trên đỉnh đồi Ghisallo ở Como của Ý, người dân đặt một bức tượng Mẹ Maria. Vào khoảng năm 1000, khi bị đe doạ giết chết, Bá tước Ghisallo đã xin Đức Mẹ bảo vệ. Từ đó, tượng thánh được đặt tên là Đức Mẹ Ghisallo. Ghisallo cũng là một trong những ngọn đồi nổi tiếng trong lịch sử đua xe đạp. Trong những năm qua, trên đồi này các tay đua, các câu lạc bộ và liên đoàn để lại xe đua, áo đua, huy chương, cúp. Ngoài phong cảnh tuyệt vời ở đây khách tham quan còn được chiêm ngắm tượng đài đua xe đạp được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI làm phép ngày 04/7/1973. Ngay trước đền thánh Đức Mẹ có một bảo tàng quốc tế các cuộc đua xe đạp, “ngôi nhà” của các tay đua trên thế giới.

Hiệp hội vận động viên Vatican “Athletica Vaticana” và Liên đoàn Xe đạp

Trong các cuộc đua xe đạp đồng đội, điều tất nhiên các tay đua phải làm đó là khi có một ai đó bị ngã hoặc gặp tai nạn thì những người khác phải đi chậm lại để đợi người kia. Vì thế theo Đức Thánh Cha Phanxicô, đây là một lối sống mà con người thời nay cần phải thực hành.

Theo ý tưởng trên kết hợp với giáo huấn trong Fratelli tutti, Hiệp hội vận động viên Vatican “Athletica Vaticana” được thành lập, và chính thức trở thành thành viên của Liên đoàn Xe đạp Thế giới (UCI).

Thúc đẩy sử dụng xe đạp

Trong những năm gần đây, nhà quay phim Loreto Valente người Ý, được gọi là nhà hoạt động hai bánh, đã kêu gọi mọi người sử dụng xe đạp. Ông làm điều này qua các video phóng sự và quảng cáo. Ông tham gia các sự kiện thể thao chuyên nghiệp hoặc bác ái nhằm mục đích mời gọi mọi người ủng hộ việc di chuyển bền vững.

Trong video ông Valente cũng chỉ cho thấy ở Roma người ta có thể đến nơi làm việc nhanh hơn với chiếc xe đạp. Ví dụ hai người cùng xuất phát từ một nơi, trong thời điểm kẹt xe, người chọn xe đạp đến nơi trước một nửa thời gian. Những ai theo dõi video của ông thấy được sự quan tâm đặc biệt của ông đối với vấn đề an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em, cách riêng ở các nơi gần trường học.

Ngọc Yến – Vatican News