LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN IV THƯỜNG NIÊN

Fourth Sunday in Ordinary Time

A SURVEY OF LUKE'S GOSPEL, PART 3 | Mike's Place on the Web

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Mk 1:21-28

Then they came to Capernaum,
and on the sabbath Jesus entered the synagogue and taught.
The people were astonished at his teaching,
for he taught them as one having authority and not as the scribes.
In their synagogue was a man with an unclean spirit;
he cried out, “What have you to do with us, Jesus of Nazareth?
Have you come to destroy us?
I know who you are—the Holy One of God!”
Jesus rebuked him and said,
“Quiet! Come out of him!”
The unclean spirit convulsed him and with a loud cry came out of him.
All were amazed and asked one another,
“What is this?
A new teaching with authority.
He commands even the unclean spirits and they obey him.”
His fame spread everywhere throughout the whole region of Galilee.

CÁC BÀI ĐỌC :

Ca nhập lễ : Tv 105,47

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con,

xin Ngài thương cứu độ,

quy tụ chúng con về, từ giữa muôn dân nước,

để chúng con xưng tụng Thánh Danh

và được hiên ngang tán dương Ngài.

Bài đọc 1 : Đnl 18,15-20

Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy.

Bài trích sách Đệ nhị luật.

15 Khi ấy, ông Mô-sê nói với dân Ít-ra-en rằng : “Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em ; anh em hãy nghe vị ấy. 16 Đó chính là điều mà anh em đã xin với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, tại núi Khô-rếp, trong ngày đại hội ; anh em đã nói : ‘Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết.’ 17 Bấy giờ Đức Chúa phán với tôi : ‘Chúng nói phải. 18 Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy. 19 Kẻ nào không nghe những lời của Ta, những lời người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội nó. 20 Nhưng ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết.’”

Đáp ca : Tv 94,1-2.6-7a.7b-9 (Đ. c.7b và 8a)

Đ. Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa !
Người phán : Các ngươi chớ cứng lòng.

1Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa,
tung hô Người là Núi Đá độ trì ta,
2vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ,
cùng tung hô theo điệu hát cung đàn.

Đ. Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa !
Người phán : Các ngươi chớ cứng lòng.

6Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục,
quỳ trước tôn nhan Chúa là Đấng dựng nên ta.
7aBởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ,
còn ta là dân Người lãnh đạo,
là đoàn chiên tay Người dẫn dắt.

Đ. Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa !
Người phán : Các ngươi chớ cứng lòng.

7bNgày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa !
8Người phán : Các ngươi chớ cứng lòng
như tại Mê-ri-ba, như ngày ở Ma-xa trong sa mạc,
9nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức
và dám thử thách Ta, dù đã thấy những việc Ta làm.

Đ. Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa !
Người phán : Các ngươi chớ cứng lòng.

Bài đọc 2 : 1 Cr 7,32-35

Người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

32 Thưa anh chị em, tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa : họ tìm cách làm đẹp lòng Người. 33 Còn người có vợ thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, 34 thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng chồng. 35 Tôi nói thế là để mong tìm ích lợi cho anh chị em, tôi không có ý gài bẫy anh chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em được gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co.

Tung hô Tin Mừng : Mt 4,16

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 1,21-28

Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

21 Tại thành Ca-phác-na-um, ngày sa-bát, Đức Giê-su vào hội đường và giảng dạy. 22 Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư.

23 Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên 24 rằng : “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa !” 25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó : “Câm đi, hãy xuất khỏi người này !” 26 Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. 27 Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau : “Thế nghĩa là gì ? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh !” 28 Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.

Ca hiệp lễ : Tv 30,17-18 

Lạy Chúa, xin toả ánh Tôn Nhan rạng ngời

trên tôi tớ Ngài đây,

và lấy tình thương mà cứu độ,

xin đừng để con phải nhục nhã,

vì đã kêu cầu Ngài.

SUY NIỆM

UY QUYỀN CỦA LỜI NÓI

Mẹ Têrêsa nói rằng: “Lời tử tế ngắn gọn dễ nói nhưng âm vang của nó thực sự vô tận”. Hôm nay, Tin Mừng Máccô thuật lại việc Đức Giêsu và bốn môn đệ đi vào hội đường Caphácnaum. Đây là lần đầu tiên Đức Giêsu giảng dạy công khai trong hội đường và mọi người đã sửng sốt về lời giảng dạy của Người.

Điều ngạc nhiên là ở hội đường – nơi thánh mà thần ô uế vẫn sống yên hàn và chỉ khi gặp Đức Giêsu, nó mới phát hét lên. Hành động của thần ô uế cho thấy nó biết sự thật, sự thật về Đức Giêsu. Nó khiếp đảm khi đối diện với Đấng Thánh của Thiên Chúa. Trong khi thần ô uế đang tuyên xưng danh Đức Giêsu, Người quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi anh ta!”. Nó liền xuất khỏi người ấy. Với lời nói hữu hiệu, Đức Giêsu chứng tỏ quyền năng của Người. Đức Giêsu cho thấy tiếng nói cuối cùng thuộc về Người, quyền năng của lời nói mà Người phát ra và quyền năng ấy giải thoát con người và trả lại cho con người quyền tự do. Với sự xuất hiện và hoạt động của Đức Giêsu, Thiên Chúa thiết lập Triều đại của Người, thời đại của ân sủng và quyền lực tử thần đã kết thúc.

Khi nghe những điều Đức Giêsu làm, chúng ta có kinh ngạc như những người ở trong hội đường xưa hay không? Thánh Máccô mời gọi chúng ta ngạc nhiên vì nhận ra sự mới mẻ như thính giả xưa. Cái mới mẻ đó dẫn chúng ta nhận ra Đấng Cứu Thế của cuộc đời, và chính vì cái mới mẻ đó mà danh Đức Giêsu được cả sáng.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết trao cho nhau những lời tử tế và yêu thương. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

NĂM LỜI KHUYÊN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC VÀ DUY TRÌ SỰ BÌNH AN TRONG TÂM HỒN

WHĐ (25.01.2024) – Thiên Chúa đã trở thành một hài nhi để cứu độ và mang lại sự bình an cho nhân loại. Làm sao chúng ta có thể biến sự bình an này thành của riêng mình mỗi ngày, nhất là khi sống trong một xã hội luôn hiếu động như hiện nay? Theo Thánh Seraphim Sarov, việc đạt được và duy trì sự bình an trong tâm hồn là mục tiêu hàng đầu của đời sống Kitô hữu. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp chúng ta trên lộ trình dẫn đến sự bình an và thánh thiện.

1. Chấp nhận và an vui trước sự bất lực của mình

Có nhiều lý do dẫn đến sự bất an nhưng chẳng có lý do nào là tốt cả. Chẳng hạn, chúng ta lo rằng các dự án của mình không tiến triển nhanh như mong muốn; chúng ta sợ những nguy hiểm đến tính mạng của mình và thậm chí đến gia đình mình; chúng ta mất kiên nhẫn và thường khó chịu trước hành vi của những người thân đối với mình; hoặc chúng ta không ngừng lo nghĩ về quyết định này hay quyết định kia. Đây chỉ là một vài ví dụ về nhiều mối lo có thể xảy ra, mà chung quy là do một mối lo duy nhất: Chúng ta muốn kiểm soát mọi thứnhưng điều này thực sự là không thể.

Việc muốn kiểm soát này còn được thể hiện trong đời sống tâm linh của chúng ta. Chúng ta trở nên chán nản và bất an khi thấy rằng mình vẫn tiếp tục phạm cùng một tội. Chúng ta thấy bối rối nhưng thực ra sự lưỡng lự này đôi khi là dấu chỉ của sự kiêu ngạo bị tổn thương hơn là sự ý thức rằng mình đã xúc phạm đến tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân. Có lẽ đây là lý do tại sao Thánh Thérèse Lisieux đã viết rằng, điều vĩ đại nhất Chúa thực hiện nơi tâm hồn thánh nữ là “cho chị thấy sự nhỏ bé và bất lực của mình”.

Do đó, để có được sự bình an trong tâm hồn, điều quan trọng trước hết là bỏ lại tính quy ngã của mình và tập trung vào tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng luôn tha thứ và nâng đỡ chúng ta mỗi khi chúng ta khi sa ngã. Bằng việc an vui trước sự bất lực của mình, chúng ta khiêm tốn chấp nhận sự yếu đuối ý và dễ sai phạm của mình mà không đau buồn quá mức, vì biết rằng những sai phạm của mình “chỉ là giọt nước trong ngọn lửa đang cháy” của tình yêu.

2. Níu chặt sự bình an vào Đức Kitô  

Gợi ý thứ hai để có được sự bình an trong tâm hồn là tìm kiếm bình an ở nơi nó thực sự hiện hữu, chứ không phải ở nơi nào khác! Nếu chúng ta trông đợi sự bình an từ việc cả thế giới được hòa bình hay từ những hoàn cảnh luôn thuận lợi trong cuộc sống thì sự mong đợi này chỉ là ảo tưởng và chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được bình an đích thực. Ai có thể đảm bảo với chúng ta rằng những kế hoạch của chúng ta sẽ thành hiện thực như mình mong muốn, rằng chúng ta sẽ luôn khỏe mạnh, hay ngày mai đất nước chúng ta vẫn hòa bình? Nói một cách nôm na, ngay cả thời tiết xấu cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và khiến chúng ta thấy không thoải mái. Những chi tiết đơn giản này cho thấy, hoàn cảnh bên ngoài không thể đảm bảo cho chúng ta về sự thanh thản và bình an nội tâm.

Sự bình an của chúng ta phải được đặt nền trên một tảng đá vững chắc hơn nhiều so với hoàn cảnh bên ngoài, đó là chính Đức Kitô. Thật vậy, với tình yêu vô điều kiện của Người dành cho chúng ta và niềm tin vào những lời hứa của Người, chúng ta mới có thể cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn. Xác tín vào chiến thắng sự dữ và cái chết của Đức Kitô, chúng ta có thể lặp lại những lời của thánh Phaolô: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?… Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8, 35-37).

3. Đổi mới hàng ngày qua cầu nguyện

Khi ở trên Núi Horeb, ngôn sứ Êlia học được rằng: Thiên Chúa không ở trong gió bão, trong động đất hay trong lửa, nhưng trong “tiếng gió hiu hiu” (1V 19, 11-12). Đây là bài học về sự khiêm nhường dành cho vị ngôn sứ, người vừa mới nhận ra rằng mình “chẳng hơn gì cha ông” (1V 19, 4).

Để giữ được sự bình an trong tâm hồn, chúng ta phải dâng sự dễ bị tổn thương của mình lên cho Chúa và lãnh nhận sự bình an thần linh từ chính Người mà thôi. Trong Phúc âm, chính Chúa đã bảo đảm với chúng ta rằng “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga 14, 27). Để nhận được sự bình an này, mỗi ngày chúng ta cần dành thời gian đặc biệt cho Chúa. Chính trong sự cầu nguyện thầm lặng mà chúng ta có thể rút ra từ chính Thánh Tâm sự bình an, thanh thản và niềm vui mà chúng ta cần để đối diện với mọi thử thách của cuộc đời. Chúng ta cũng có thể cầu nguyện với Người cách đơn sơ, ví dụ như: “Lạy Chúa, Chúa biết con cần gì. Con xin trao tình huống phức tạp này cho Chúa. Con không muốn lo lắng, xin giữ tâm hồn con được bình an”.

4. Sống chậm lại để có được sự thanh thản

Chúng ta quen sống trong sự hối hả, vội vàng. Nhiều khi chúng ta thấy khó chịu khi phải xếp hàng chờ đợi vì cảm thấy mình đang “phí thời giờ”. Chúng ta cũng thiếu kiên nhẫn khi phải hoàn thành những dự án mà mình ấp ủ. Những sự thiếu kiên nhẫn này đều rất tự nhiên nhưng nó cho thấy chúng ta thiếu tin tưởng vào sự quan phòng và điều khiển thời gian một cách hoàn hảo của Thiên Chúa.

Đôi khi chúng ta muốn điều đúng đắn nhưng lại làm theo cách sai lầm. Chắc chắn, Martha muốn đón tiếp Chúa Giêsu với lòng tôn kính, nhưng sự háo hức, và có lẽ, xen chút ghen tị đối với Maria, em gái mình, nên bà cần được Chúa nhắc nhở để sửa đổi (Lc 10, 41).

Cũng thế, chúng ta có thể mất sự bình an trong công việc vì sợ trễ thời hạn. Nhưng chính khi sự căng thẳng tăng cao, chúng ta cần nghỉ ngơi, hít thở không khí trong lành, nhắm mắt lại và thở sâu trong vài phút để nhịp thở của chúng ta đồng bộ với nhịp tim, và trên hết là đặt con tim mình trong tay Thiên Chúa.

Vì vậy, chìa khóa thứ tư để giữ tâm hồn bình an là ý thức sống chậm lại qua hành động và lời nói để có thể đón nhận những suy nghĩ và cảm xúc xuất hiện trong tâm trí cách bình thản hơn. Linh mục Jacques Philippe, tác giả viết về sự bình an trong tâm hồn, khuyên chúng ta nên làm theo bí quyết nên thánh của Thánh Thérèse Lisieu đó là: “Làm những việc nhỏ trong tình yêu”, “Thanh thản và không lo lắng” và tránh “quá vội vàng”. Đây là những gì cha Philippe gọi là “những hành vi cộng tác nhỏ với ân sủng”, sẽ giúp chúng ta dần dần giữ tâm hồn và tâm trí của mình tập trung vào Chúa Giêsu Kitô hơn.

5. Nỗ lực mà không nản chí

Gợi ý thứ năm để nuôi dưỡng sự bình an nội tâm là nhận thức được những điểm yếu và thất bại của mình, đồng thời nỗ lực hoàn thiện bản thân mà không ngã lòng. Bằng việc biết mình hơn, chúng ta có thể phân định lý do hoặc những nguyên nhân khiến chúng ta thường xuyên mất sự bình an. Phải chăng chúng ta thiếu niềm tin vào Chúa Quan Phòng? Chúng ta sợ đau khổ chăng? Chúng ta quá quan tâm đến sự đánh giá của người khác chăng?

Dù thế nào đi nữa, Thiên Chúa không muốn chúng ta sống một cuộc đời trong sợ hãi và khép kín. Chúng ta hãy phó thác những lo lắng của mình cho Chúa và để Ngài giúp chúng ta khắc phục những nỗi sợ hãi này bằng cách thực hiện những bước nhỏ hàng ngày. Một số trải nghiệm của chúng ta có thể rất đau đớn và chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn để có được bình an. Nhưng đó sẽ là sự bình an trưởng thành hơn sau khi đã chiến thắng những khó khăn của cuộc sống.

Cuối cùng, còn điều gì tốt hơn mà chúng ta có thể mang lại cho những anh chị em đang đau khổ của mình hơn là một tâm hồn bình an, tin tưởng và vui tươi, phản chiếu tình yêu mà Thiên Chúa luôn dành cho con cái của Ngài?

Aliénor Strentz

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP – Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (06. 01. 2024)