LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ HAI TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN

Monday of the Twenty-second Week in Ordinary Time

Chú Giải Tin Mừng – Thứ Hai Tuần XXII Mùa Thường Niên (Lc 4, 16 - 30)

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Lk 4:16-30

Jesus came to Nazareth, where he had grown up,
and went according to his custom
into the synagogue on the sabbath day.
He stood up to read and was handed a scroll of the prophet Isaiah.
He unrolled the scroll and found the passage where it was written:

The Spirit of the Lord is upon me,
because he has anointed me
to bring glad tidings to the poor.
He has sent me to proclaim liberty to captives
and recovery of sight to the blind,
to let the oppressed go free,
and to proclaim a year acceptable to the Lord.

Rolling up the scroll,
he handed it back to the attendant and sat down,
and the eyes of all in the synagogue looked intently at him.
He said to them,
“Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing.”
And all spoke highly of him
and were amazed at the gracious words that came from his mouth.
They also asked, “Is this not the son of Joseph?”
He said to them, “Surely you will quote me this proverb,
‘Physician, cure yourself,’ and say, ‘Do here in your native place
the things that we heard were done in Capernaum.'”
And he said,
“Amen, I say to you, no prophet is accepted in his own native place.
Indeed, I tell you,
there were many widows in Israel in the days of Elijah
when the sky was closed for three and a half years
and a severe famine spread over the entire land.
It was to none of these that Elijah was sent,
but only to a widow in Zarephath in the land of Sidon.
Again, there were many lepers in Israel
during the time of Elisha the prophet;
yet not one of them was cleansed, but only Naaman the Syrian.”
When the people in the synagogue heard this,
they were all filled with fury.
They rose up, drove him out of the town,
and led him to the brow of the hill
on which their town had been built, to hurl him down headlong.
But he passed through the midst of them and went away.

Bài đọc :

Ca nhập lễ : Tv 85,3.5

Xin dủ lòng thương con, lạy Chúa,

vì con kêu cầu Chúa suốt ngày.

lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng,

giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin.

Bài đọc 1 : 1 Tx 4,13-18

Những người đã an giấc trong Đức Giê-su, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giê-su.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.

13 Thưa anh em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng. 14 Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giê-su đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giê-su, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giê-su. 15 Dựa vào lời của Chúa, chúng tôi nói với anh em điều này, là chúng ta, những người đang sống, những người còn lại vào ngày Chúa quang lâm, chúng ta sẽ chẳng đi trước những người đã an giấc ngàn thu đâu. 16 Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Đức Ki-tô sẽ sống lại trước tiên ; 17 rồi đến chúng ta, là những người đang sống, những người còn lại, chúng ta sẽ được đem đi trên đám mây cùng với họ, để nghênh đón Chúa trên không trung. Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi. 18 Vậy anh em hãy dùng những lời ấy mà an ủi nhau.

Đáp ca : Tv 95,1 và 3.4-5.11-12a.12b-13 (Đ. c.13b)

Đ. Chúa ngự đến xét xử trần gian.

1Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,
hát lên mừng Chúa, hỡi toàn thể địa cầu,
3kể cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển,
cho mọi nước hay những kỳ công của Người.

Đ. Chúa ngự đến xét xử trần gian.

4Chúa thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng,
khả tôn khả uý hơn chư thần,
5vì chư thần các nước thảy đều hư ảo,
còn Đức Chúa, Người sáng tạo trời cao.

Đ. Chúa ngự đến xét xử trần gian.

11Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng,
biển gầm vang cùng muôn hải vật,
12aruộng đồng cùng hoa trái, nào hoan hỷ.

Đ. Chúa ngự đến xét xử trần gian.

12bHỡi cây cối rừng xanh,
13hãy reo mừng trước tôn nhan Chúa,
vì Người ngự đến, Người ngự đến xét xử trần gian.
Người xét xử địa cầu theo đường công chính,
xét xử muôn dân theo chân lý của Người.

Đ. Chúa ngự đến xét xử trần gian.

Tung hô Tin Mừng : x. Lc 4,18

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Thần Khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Lc 4,16-30

Chúa sai tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

16 Khi ấy, Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người đã được dưỡng dục. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng : 18 Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19 công bố một năm hồng ân của Đức Chúa.

20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường rồi ngồi xuống. Trong hội đường, trăm con mắt đều đổ dồn về phía Người. 21 Người bắt đầu nói với họ : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe.” 22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời ân sủng từ miệng Người nói ra.

Họ bảo nhau : “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao ?” 23 Người nói với họ : “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ : Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình ! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào !” 24 Người nói tiếp : “Tôi bảo thật các ông : không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.

25 “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay : vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en ; 26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. 27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.”

28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. 29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi-. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. 30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

Ca hiệp lễ : Tv 30,20 

Lạy Chúa, cao cả thay tấm lòng nhân hậu,

Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài.

SUY NIỆM

NHẬN BIẾT THIÊN CHÚA

Khi được Thiên Chúa viếng thăm cách ẩn mình trong hình dạng vị khách lạ, mặc dầu không biết đó là Thiên Chúa nhưng Abraham đã thưa lớn tiếng: “Xin Ngài đừng đi qua mà không ghé thăm tôi tớ Ngài” (St 18,3). Lòng hiếu khách của ông tượng trưng cho tấm lòng chân thành biết mở ra để đón nhận những thực tại siêu việt.

Trái với thái độ niềm nở của Abraham, những kẻ đồng hương Nadarét với Đức Giêsu đã tỏ ra thờ ơ khi Người trở về thăm quê hương. Đức Giêsu vào Hội đường để rao giảng, để công bố Lời Thiên Chúa, nhưng dân chúng lại nghi ngờ về thân thế của Người. Nếu Thiên Chúa đã ban cho Abraham người con Issac vì thái độ niềm nở của ông, thì nay, đối với dân chúng Nadarét, Đức Giêsu phải đành lòng bỏ họ mà đi.

Thực vậy, Thiên Chúa luôn đi trước để ngỏ lời mời gọi chúng ta cộng tác với Người. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có nhận ra và tiếp rước Người hay không?

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con nhận ra sự hiện diện của Chúa trong mỗi người anh em con, để con biết đón rước họ như đón rước chính Chúa vậy. Amen

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

TÔNG DU MÔNG CỔ
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Thánh lễ
Steppe Arena, Ulaanbaatar, ngày 3 tháng 9 năm 2023

“Với những lời của Thánh Vịnh, chúng ta đã cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa,[…] Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước” (Tv 63:2). Lời kêu cầu tuyệt vời này đồng hành trên hành trình cuộc đời của chúng ta, giữa những sa mạc mà chúng ta được mời gọi băng qua. Và chính tại miền đất khô hạn này, Tin Mừng đã đến với chúng ta: chúng ta không đơn độc trên hành trình của mình; sự khô hạn của chúng ta không có khả năng làm cằn cỗi mãi mãi cuộc sống của chúng ta; tiếng kêu khát của chúng ta không cứ mãi bị làm ngơ. Thiên Chúa Cha đã sai Con của Người đến ban nước hằng sống để làm dịu tâm hồn chúng ta (x. Ga 4,10). Và Chúa Giêsu – như chúng ta vừa nghe Người trong Tin Mừng – chỉ cho chúng ta con đường làm dịu cơn khát của chúng ta: đó là con đường tình yêu, mà Người đã đi đến tận cùng, đến tận thập giá, và trên đó Người mời gọi chúng ta đi theo Người “liều mất mạng sống mình để có lại nó” mới (x. Mt 16:24-25).

Chúng ta hãy cùng nhau dừng lại ở hai khía cạnh này: cơn khát nơi chúng ta và tình yêu làm dịu cơn khát của chúng ta.

Trên hết, chúng ta được mời gọi nhận ra cơn khát nơi chúng ta. Tác giả Thánh vịnh kêu cầu Chúa giải thoát khỏi cơn khát vì sự sống của tác giả giống như sa mạc. Những lời của tác giả Thánh vịnh cộng hưởng cách đặc biệt ở một vùng đất như Mông Cổ: một lãnh thổ rộng lớn, giàu lịch sử và văn hóa, nhưng cũng được đánh dấu bởi sự hiu quạnh của thảo nguyên và khô hạn của sa mạc. Nhiều người trong số anh chị em đã quen với vẻ đẹp và sự mệt nhọc của việc bước đi, một hành động gợi lại một khía cạnh thiết yếu của linh đạo Kinh thánh, được thể hiện qua hình ảnh Abraham và, nói chung hơn, đặc trưng của dân Israel và của mọi môn đệ của Chúa: thật sự, tất cả chúng ta đều là những “kẻ du mục của Chúa”, những kẻ hành hương đi tìm hạnh phúc, những kẻ lữ hành khao khát tình yêu. Vì thế, sa mạc được tác giả Thánh vịnh nói đến gợi lên cuộc sống của chúng ta: chúng ta là mảnh đất khô hạn đó vốn đang khát dòng nước trong, một thứ nước làm dịu cơn khát ở tận cõi thâm sâu; chính con tim chúng ta mong muốn khám phá bí mật của niềm vui đích thực, bí mật có thể đồng hành và nâng đỡ chúng ta ngay cả giữa sự khô cằn hiện sinh. Đúng vậy, chúng ta mang trong mình một khao khát hạnh phúc không thể nguôi ngoai; chúng ta đang tìm kiếm ý nghĩa và phương hướng cho cuộc sống của mình, tìm kiếm động lực cho những hoạt động mà chúng ta thực hiện hàng ngày; và trên hết chúng ta khao khát tình yêu, bởi vì chỉ có tình yêu mới thực sự làm chúng ta thỏa mãn, làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu, mở ra cho chúng ta niềm tin, và cho phép chúng ta tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. Anh chị em thân mến, đức tin Kitô giáo đáp lại cơn khát này; hãy suy xét nó cách nghiêm túc; đừng loại bỏ nó, đừng cố gắng xoa dịu nó bằng những hình thức giảm nhẹ hoặc thay thế. Bởi vì mầu nhiệm cao cả của chúng ta nằm ở niềm khao khát này: nó mở ra cho chúng ta một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đến gặp chúng ta để làm cho chúng ta thành con cái của Người và anh chị em của của nhau.

Giờ đây chúng ta đi đến khía cạnh thứ hai: tình yêu làm dịu cơn khát của chúng ta. Đây là nội dung của đức tin Kitô giáo: Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, nơi Chúa Giêsu Con của Người, đã trở nên gần gũi bạn, muốn chia sẻ cuộc sống của bạn, những vất vả, những ước mơ, cơn khát hạnh phúc của bạn. Đúng là đôi khi chúng ta cảm thấy mình như một vùng đất sa mạc, khô không giọt nước, nhưng cũng đúng là Thiên Chúa chăm sóc chúng ta và ban cho chúng ta dòng nước trong lành và làm dịu cơn khát, dòng nước chảy tuôn tràn nơi chúng ta, đổi mới chúng ta, giải phóng chúng ta khỏi nguy cơ cháy khát. Chúa Giêsu ban cho chúng ta nước này, như Thánh Augustinô khẳng định: “nếu chúng ta nhận ra mình bị khát, thì chúng ta cũng sẽ nhận ra mình được giải khát” (về Tv 62, 3). Thật vậy, nếu rất nhiều lần trong đời chúng ta trải qua sa mạc, cô đơn, mệt mỏi, cằn cỗi, chúng ta không được quên điều này: “Để chúng ta không ngất xỉu trong sa mạc này – thánh Augustinô nói thêm – Thiên Chúa rảy trên chúng ta sương Lời Người [ … ]. Thật vậy, Người làm chúng ta cảm thấy khát nhưng sau đó Người lại làm dịu nó đi. […] Thiên Chúa đã thương xót chúng ta và mở đường cho chúng ta trong sa mạc: Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Và Người đã ban cho chúng ta niềm an ủi trong sa mạc: những người rao giảng Lời Người. Người đã ban cho chúng ta nước trong sa mạc, đổ đầy Thánh Thần trên những người rao giảng để tạo nên nơi họ một nguồn nước dâng lên đến sự sống đời đời” (ibid., 3.8). Anh chị em thân mến, những lời này nhắc lại lịch sử của anh chị em: nơi sa mạc cuộc sống và nơi khó khăn của một cộng đoàn nhỏ bé, Chúa không để anh chị em thiếu nước Lời Người, nhất là qua những người rao giảng và những nhà truyền giáo, những người được Chúa Thánh Thần xức dầu, những người gieo vẻ đẹp. Và Lời Chúa luôn đưa chúng ta trở lại với những điều thiết yếu của đức tin: hãy để cho mình được Thiên Chúa yêu thương hầu cho cuộc sống của chúng ta trở thành một lễ vật yêu thương. Bởi vì chỉ có tình yêu mới thực sự làm dịu cơn khát của chúng ta.

Đó là điều Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng hôm nay, đã mạnh mẽ nói với tông đồ Phêrô. Ông không chấp nhận sự thật rằng Chúa Giêsu phải chịu đau khổ, bị các nhà lãnh đạo dân chúng vu cáo, chịu khổ hình rồi chết trên thập giá. Phêrô phản ứng, phản kháng, ông muốn thuyết phục Chúa Giêsu rằng Người sai, bởi vì theo ông – và chúng ta cũng đã nghĩ như vậy – rằng Đấng Messia không thể có kết cục thất bại, và Người tuyệt đối không thể bị đóng đinh vào thập giá, như một tội phạm bị Thiên Chúa bỏ rơi. Nhưng Chúa đã khiển trách Phêrô, vì lối suy nghĩ này là “theo kiểu thế gian” chứ không theo Thiên Chúa (x. Mt 16:21-23). Nếu chúng ta cho rằng thành công, quyền lực, của cải vật chất là đủ để thỏa mãn cơn khát trong cuộc sống thì đây là não trạng thế gian, không dẫn đến điều gì tốt đẹp, trái lại còn khiến chúng ta khô cằn hơn trước. Ngược lại, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta con đường: “Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16:24-25).

Anh chị em thân mến, con đường tốt nhất là: hãy ôm lấy Thánh giá của Chúa Kitô. Nơi tâm điểm Kitô giáo, có tin sốc và lạ thường này: khi bạn mất đi sự sống mình, khi bạn dâng hiến nó cách quảng đại, khi bạn mạo hiểm nó qua sự dấn thân trong tình yêu, khi bạn biến nó thành quà tặng miễn phí cho người khác, thì sự sống đó sẽ quay trở lại với bạn cách dồi dào, và nó mang lại cho bạn một niềm vui không mất, một sự bình an trong tâm hồn, một sức mạnh nội tâm nâng đỡ bạn.

Đây là sự thật mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta khám phá, mà Chúa Giêsu muốn mặc khải cho tất cả anh chị em, cho vùng đất Mông Cổ này: anh chị em không cần phải lớn lao, giàu có hay quyền lực mới có được hạnh phúc. Chỉ có tình yêu mới làm thoả cơn khát trái tim chúng ta, chỉ có tình yêu mới chữa lành vết thương của chúng ta, chỉ có tình yêu mới mang lại cho chúng ta niềm vui đích thực. Và đây là con đường Chúa Giêsu đã dạy và mở ra cho chúng ta.

Vậy chúng ta cũng hãy lắng nghe lời Chúa nói với Phêrô: “Hãy lui lại đàng sau Thầy” (Mt 16:23), nghĩa là: hãy trở thành môn đệ của Thầy, hãy bước đi trên con đường Thầy đi và đừng suy nghĩ theo kiểu thế gian nữa. Khi đó, với ân sủng của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ có thể bước đi trên con đường tình yêu. Thậm chí, yêu thương có nghĩa là từ bỏ chính mình, đấu tranh chống lại sự ích kỷ cá nhân và thế gian, chấp chận mạo hiểm để sống tình huynh đệ. Bởi vì nếu đúng là tất cả những điều này đều đòi hỏi phải trả giá bằng vất vả, hy sinh, và đôi khi phải leo lên thập giá, và càng đúng hơn khi chúng ta mất mạng sống vì Tin Mừng, thì Chúa lại ban cho chúng ta tràn đầy tình yêu và niềm vui một cách tràn đầy và mãi mãi.

Vào cuối Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã cảm ơn chính quyền và Giáo hội Mông Cổ, đặc biệt là những người đã chuẩn bị cho chuyến tông du được diễn ra tốt đẹp. Cuối cùng, ĐTC nói: “Anh chị em ở trong trái tim tôi và anh chị em sẽ ở lại trong tim tôi mãi. Xin hãy nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện và trong tâm tưởng của anh chị em.”

Kết thúc Thánh Lễ, Đức Thánh Cha trở lại Toà Sứ Thần để nghỉ đem, kết thúc ngày thứ 3 của chuyến tông du.

https://www.vaticannews.va/