THỨ NĂM TUẦN VI PHỤC SINH

Thursday of the Sixth Week of Easter

I Am the Way, the Truth, and the Life' (John 14) | Life of Jesus

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Jn 16:16-20

Jesus said to his disciples:
“A little while and you will no longer see me,
and again a little while later and you will see me.”
So some of his disciples said to one another,
“What does this mean that he is saying to us,
‘A little while and you will not see me,
and again a little while and you will see me,’
and ‘Because I am going to the Father’?”
So they said, “What is this ‘little while’ of which he speaks?
We do not know what he means.”
Jesus knew that they wanted to ask him, so he said to them,
“Are you discussing with one another what I said,
‘A little while and you will not see me,
and again a little while and you will see me’?
Amen, amen, I say to you,
you will weep and mourn, while the world rejoices;
you will grieve, but your grief will become joy.”

Bài đọc : 

Ca nhập lễ : x. Tv 67,8-9.20

Lạy Chúa, khi Chúa dẫn toàn dân xuất hành,

mở đường chọ họ đi và ở giữa họ,

đất đã chuyển rung, trời cũng tan chảy. Ha-lê-lui-a.

Bài đọc 1 : Cv 18,1-8

Ông Phao-lô ở lại nhà họ, cùng làm việc và thảo luận tại hội đường.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

1 Hồi ấy, ông Phao-lô rời A-thê-na đi Cô-rin-tô. 2 Tại đây, ông gặp một người Do-thái tên là A-qui-la, quê ở Pon-tô, vừa mới từ I-ta-li-a đến, cùng với vợ là Pơ-rít-ki-la, vì hoàng đế Cơ-lau-đi-ô đã ra lệnh cho mọi người Do-thái phải rời Rô-ma. Ông Phao-lô đến thăm hai ông bà, 3 và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng làm việc : họ làm nghề dệt lều. 4 Mỗi ngày sa-bát, ông thảo luận tại hội đường, cố thuyết phục cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp.

5 Khi ông Xi-la và ông Ti-mô-thê từ Ma-kê-đô-ni-a xuống, thì ông Phao-lô chỉ lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giê-su chính là Đấng Ki-tô. 6 Bởi họ chống đối và nói lộng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ : “Máu các người cứ đổ xuống trên đầu các người ! Phần tôi, tôi vô can ; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người ngoại.” 7 Ông rời bỏ chỗ ấy, đến nhà một người tên là Ti-xi-ô Giút-tô. Ông này là một người ngoại tôn thờ Thiên Chúa, nhà ở sát bên hội đường. 8 Ông Cơ-rít-pô, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Cô-rin-tô đã nghe ông Phao-lô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa.

Đáp ca : Tv 97,1.2-3ab.3cd-4 (Đ. x. c.2) 

Đ. Chúa đã mặc khải ơn Người cứu độ trước mặt chư dân.

1Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,
vì Người đã thực hiện bao kỳ công.
Người chiến thắng nhờ bàn tay hùng mạnh,
nhờ cánh tay chí thánh của Người.

Đ. Chúa đã mặc khải ơn Người cứu độ trước mặt chư dân.

2Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ,
mặc khải đức công chính của Người trước mặt chư dân ;
3abNgười đã nhớ lại ân tình và tín nghĩa dành cho nhà Ít-ra-en.

Đ. Chúa đã mặc khải ơn Người cứu độ trước mặt chư dân.

3cdToàn cõi đất này đã xem thấy
ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.
4Tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu,
mừng vui lên, reo hò đàn hát.

Đ. Chúa đã mặc khải ơn Người cứu độ trước mặt chư dân.

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 14,18

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy sẽ lại đến với anh em, và lòng anh em sẽ vui mừng.” Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Ga 16,16-20

Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

16 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.”

17 Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giê-su hỏi nhau : “Người muốn nói gì khi bảo chúng ta : ‘Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy’ và ‘Thầy đến cùng Chúa Cha’ ?” 18 Vậy các ông nói : “’Ít lâu nữa’ nghĩa là gì ? Chúng ta không hiểu Người nói gì !” 19 Đức Giê-su biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông : “Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói : ‘Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy’. 20 Thật, Thầy bảo thật anh em : anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.”

Ca hiệp lễ : Mt 28,20

Chúa nói : “Thầy ở cùng anh em

mọi ngày cho đến tận thế.” Ha-lê-lui-a.

SUY NIỆM

RA ĐI – TRỞ VỀ

Biến cố bị quật ngã trên đường Đa-mát đã làm Phaolô tỉnh ngộ và nhận rằng mình sai lầm mà trở về với Thiên Chúa. Về sau thánh Phaolô miêu tả biến cố này như sự thay đổi tận gốc rễ cuộc sống của ngài, vì đó là ơn gọi trực tiếp đến từ Đức Giêsu Phục Sinh. 

Câu nói của Đức Giêsu: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy” ám chỉ việc Người ra đi trở về với Chúa Cha; “rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” ám chỉ việc trở lại của Người. 

Tuy nhiên, trở về cùng Cha, hiệp thông với Chúa Cha sâu thẳm bao nhiêu thì Người càng ban tặng sự sống dồi dào cho nhân loại bấy nhiêu. Vì Chúa Cha là nguồn sự sống, đã ban sự sống lại và sự sống vinh quang cho Chúa Con để Chúa Con làm cho mọi người được sống và sống lại với Người trong ngày Người quang lâm. 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin giúp con trung thành chu toàn nhiệm vụ ở trần gian để con được hưởng niềm vui ngày Chúa quang lâm. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Hy vọng của một dân tộc lệ thuộc phần lớn và số trẻ em được sinh ra

Tham dự cuộc gặp gỡ lớn do Diễn đàn các hiệp hội gia đình ở Ý tổ chức tại hội trường lớn trên đường Hoà Giải, ngày 12/5/2023, Đức Thánh Cha khẳng định “trẻ em được sinh ra là chỉ số chính để lo lường hy vọng của một dân tộc. Nếu sinh ít có nghĩa là có ít hy vọng”.

Đây là lần thứ ba Diễn Đàn các hiệp hội gia đình ở Ý tổ chức cuộc gặp gỡ này. Diễn đàn do ông Gigi De Palo điều động, một người từ lâu vẫn quan tâm đến viễn tượng đen tối do cuộc khủng hoảng mùa đông dân số tại Ý và trên thế giới, gây ra. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha nói lên mối quan tâm lớn của ngài đối với một vấn đề sinh tử của nước Ý.

Với số trẻ em được sinh ra trong năm 2022 ở mức thấp nhất lịch sử Ý, 393.000 trẻ, Đức Thánh Cha nói đây là một thực tế cho thấy một mối quan tâm lớn cho tương lai. Theo Đức Thánh Cha, trẻ em được sinh ra là chỉ số chính để lo lường hy vọng của một dân tộc. Nếu sinh ít có nghĩa là có ít hy vọng.

Ngài nhận xét, ngày nay, việc sinh con được cân nhắc với vấn đề kinh tế với chi phí của các gia đình. Điều này tạo ra nơi giới trẻ lớn lên trong sự bất an, lo sợ. Hơn ai hết giới trẻ cảm nghiệm một cảm giác bấp bênh, cảm thấy dường như tương lai là một ngọn núi không thể leo lên.

Đức Thánh Cha nói, đây là điều chất vấn đối với chính trị, bởi vì trong thị trường tự do nếu không có những điều chỉnh cần thiết thì tình trạng bất bình đẳng ngày càng trở nên trầm trọng. Điều này dẫn đến một nền văn hoá ít thân thiện trong các gia đình, nơi chỉ tập trung vào các quyền cá nhân nhưng các quyền gia đình không được nói đến.

Đối lập với điều này, Đức Thánh Cha khẳng định Đấng Quan Phòng vẫn luôn hiện hữu, hàng triệu gia đình đang làm chứng cho điều này qua cuộc sống cùng những chọn lựa của họ, nhưng sự can đảm của những người này vẫn không thể giúp cho tất cả mọi người. Vì thế cần có chính sách hướng tới tương lai. Cần chuẩn bị mảnh mất màu mỡ cho một một mùa xuân nở hoa và bỏ lại phía sau mùa đông nhân khẩu học.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải thay đổi não trạng cho rằng gia đình không phải là một phần của vấn đề, nhưng là một phần của giải pháp. Và vì thế tôi tự hỏi: có ai biết nhìn về phía trước với lòng can đảm để đánh cuộc vào gia đình, trẻ em và người trẻ không? Chúng ta không thể chấp nhận xã hội chúng ta không còn trẻ em được sinh ra. Chúng ta không thể chấp nhận một cách thụ động rằng nhiều người trẻ phải vất vả mới có thể biến ước mơ gia đình thành hiện thực và buộc phải hạ thấp những ước vọng ở mức tầm thường và cá nhân: kiếm tiền, công việc, du lịch… Cần phải trao lại hơi thở cho những ước nguyện hạnh phúc của người trẻ”.

Kết thúc bài nói chuyện Đức Thánh Cha mời gọi mọi người sống niềm hy vọng, vì hy vọng giúp chúng ta tìm giải pháp cho mọi vấn đề, đặc biệt trong trường hợp này là mùa đông dân số. Ngài nói: “Phục hồi tỷ lệ sinh có nghĩa là sửa chữa các hình thức loại trừ xã hội đang ảnh hưởng đến người trẻ và tương lai của họ. Đó là việc làm của tất cả. Trẻ em không phải là hàng hoá cá nhân, nhưng là những con người đóng góp và sự phát triển của tất cả, mang lại sự phong phú cho con người và thế hệ”.

Ngọc Yến – Vatican News