THỨ SÁU TUẦN II PHỤC SINH

Friday of the Second Week of Easter

juan 6, 1-15 evangelio abril 24 2020 - YouTube

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Jn 6:1-15

Jesus went across the Sea of Galilee.
A large crowd followed him,
because they saw the signs he was performing on the sick.
Jesus went up on the mountain,
and there he sat down with his disciples.
The Jewish feast of Passover was near.
When Jesus raised his eyes and saw that a large crowd was coming to him,
he said to Philip, “Where can we buy enough food for them to eat?”
He said this to test him,
because he himself knew what he was going to do.
Philip answered him,
“Two hundred days’ wages worth of food would not be enough
for each of them to have a little.”
One of his disciples,
Andrew, the brother of Simon Peter, said to him,
“There is a boy here who has five barley loaves and two fish;
but what good are these for so many?”
Jesus said, “Have the people recline.”
Now there was a great deal of grass in that place.
So the men reclined, about five thousand in number.
Then Jesus took the loaves, gave thanks,
and distributed them to those who were reclining,
and also as much of the fish as they wanted.
When they had had their fill, he said to his disciples,
“Gather the fragments left over,
so that nothing will be wasted.”
So they collected them,
and filled twelve wicker baskets with fragments
from the five barley loaves that had been more than they could eat.
When the people saw the sign he had done, they said,
“This is truly the Prophet, the one who is to come into the world.”
Since Jesus knew that they were going to come and carry him off
to make him king,
he withdrew again to the mountain alone.

Bài đọc : 

Ca nhập lễ : Kh 5,9-10

Lạy Chúa,

Chúa đã lấy máu đào cứu chuộc chúng con,

thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ,

thuộc mọi nước mọi dân.

Chúa đã làm cho chúng con

thành một vương quốc, thành những tư tế

để phụng thờ Thiên Chúa. Ha-lê-lui-a.

Bài đọc 1 : Cv 5,34-42

Các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

34 Bấy giờ có một người Pha-ri-sêu tên là Ga-ma-li-ên đứng lên giữa Thượng Hội Đồng ; ông là một kinh sư được toàn dân kính trọng. Ông truyền đưa các Tông Đồ ra ngoài một lát. 35 Rồi ông nói với Thượng Hội Đồng : “Thưa quý vị là người Ít-ra-en, xin quý vị coi chừng điều quý vị sắp làm cho những người này. 36 Thời gian trước đây, có Thêu-đa nổi lên, xưng mình là một nhân vật và kết nạp được khoảng bốn trăm người ; ông ta đã bị giết, và mọi kẻ theo ông cũng tan rã, không còn gì hết. 37 Sau ông, có Giu-đa người Ga-li-lê nổi lên vào thời kiểm tra dân số, và lôi cuốn dân đi với mình ; cả ông này cũng bị diệt, và tất cả những người theo ông ta đều bị tan tác. 38 Vậy giờ đây, tôi xin nói với quý vị : hãy để mặc những người này. Cứ cho họ về, vì nếu ý định hay công việc này là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ ; 39 còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá huỷ được ; không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên Chúa.” Họ tán thành ý kiến của ông.

40 Họ cho gọi các Tông Đồ lại mà đánh đòn và cấm các ông không được nói đến danh Đức Giê-su, rồi thả các ông ra. 41 Các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su.

42 Mỗi ngày, trong Đền Thờ và tại tư gia, các ông không ngừng giảng dạy và loan báo Tin Mừng về Đức Ki-tô Giê-su.

Đáp ca : Tv 26,1.4.13-14 (Đ. c.4ab) 

Đ. Một điều tôi kiếm tôi xin, là luôn được ở trong đền Chúa tôi.

1Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi,
tôi còn sợ người nào ?
Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi,
tôi khiếp gì ai nữa ?

Đ. Một điều tôi kiếm tôi xin, là luôn được ở trong đền Chúa tôi.

4Một điều tôi kiếm tôi xin,
là luôn được ở trong đền Chúa tôi
mọi ngày trong suốt cuộc đời,
để chiêm ngưỡng Chúa tuyệt vời cao sang,
ngắm xem thánh điện huy hoàng.

Đ. Một điều tôi kiếm tôi xin, là luôn được ở trong đền Chúa tôi.

13Tôi vững vàng tin tưởng
sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống.
14Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào !
Hãy cậy trông vào Chúa.

Đ. Một điều tôi kiếm tôi xin, là luôn được ở trong đền Chúa tôi.

Tung hô Tin Mừng : Mt 4,4b

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn phải nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Ga 6,1-15

Đức Giê-su cầm lấy bánh, rồi phân phát cho những người hiện diện, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

1 Khi ấy, Đức Giê-su sang bên kia Biển Hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a. 2 Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. 3 Đức Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ. 4 Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái.

5 Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê : “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?” 6 Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. 7 Ông Phi-líp-phê đáp : “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.” 8 Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người : 9 “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu !” 10 Đức Giê-su nói : “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. 11 Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. 12 Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ : “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” 13 Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. 14 Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói : “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian !” 15 Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.

Ca hiệp lễ : Rm 4,25

Đức Ki-tô, Chúa chúng ta,

đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta,

và Người đã sống lại

để chúng ta được nên công chính. Ha-lê-lui-a.

SUY NIỆM

LƯƠNG THỰC TRƯỜNG SINH

Từ năm chiếc bánh và hai con cá, Đức Giêsu đã làm phép lạ nuôi sống hơn năm ngàn người. Việc nuôi sống dân chúng cho thấy Người lo lắng cho nhân loại cả phần hồn lẫn phần xác, không xem nhẹ bất kỳ sự sống nào nơi con người dù là thể lý hay thiêng liêng. Phép lạ hóa bánh ra nhiều hôm nay cũng là hình bóng của Bí tích Thánh Thể mà về sau Người sẽ thiết lập trong bữa tiệc ly để nuôi dưỡng nhân loại qua mọi thời. Như thế, nơi Đức Giêsu, người ta tìm được nguồn mạch sức sống của cả thể xác lẫn linh hồn. 

Ngày nay, phép lạ hóa bánh ra nhiều vẫn diễn ra trong cuộc sống chúng ta nơi bàn tiệc Thánh Thể. Thật vậy, mỗi khi Hội thánh cử hành Thánh lễ thì Chúa Giêsu lại ban lương thực trường sinh cho nhân loại. Lương thực ấy chính là Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa, để những ai lãnh nhận sẽ được sống và sống dồi dào. Chúng ta có tin vào điều đó không? 

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết quý trọng Mình Máu Thánh Ngài trong Bí tích Thánh Thể, biết quý trọng những giây phút được kết hiệp với Ngài khi rước lễ, và biết tôn kính sự hiện diện của Ngài trong cuộc đời chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Không được nhân danh Thiên Chúa để giết người

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Sau khi đã nói về việc loan báo Tin Mừng và về lòng nhiệt thành tông đồ, sau khi đã xem xét chứng tá của Thánh Phaolô, “nhà vô địch” thực sự của lòng nhiệt thành tông đồ, hôm nay chúng ta sẽ hướng sự chú ý của chúng ta không phải đến một nhân vật duy nhất, nhưng đến hàng loạt các vị tử đạo, những người nam nữ ở mọi lứa tuổi, mọi ngôn ngữ và quốc gia, những người đã hy sinh mạng sống của mình vì Chúa Kitô, những người đã đổ máu mình để tuyên xưng Chúa Kitô. Sau thế hệ của các Tông Đồ, họ là những “chứng nhân” hoàn hảo của Tin Mừng. Vị tử đạo đầu tiên là Thánh phó tế Stêphanô, đã bị ném đá chết bên ngoài tường thành Giêrusalem. Từ ngữ “tử đạo” có nguồn gốc từ chữ martyria, tiếng Hy Lạp, có nghĩa chính xác là chứng tá. Nghĩa là một vị tử đạo là một chứng nhân, một người làm chứng cho đến mức đổ máu. Tuy nhiên, từ ngữ tử đạo đã sớm được sử dụng trong Giáo hội để nói về những người đã làm chứng cho đến mức đổ máu[1].

Mầu nhiệm Thánh Thể: “Như Đức Kitô đã hiến mạng sống vì chúng ta, thì chúng ta cũng phải thí mạng mình vì anh em”

Tuy nhiên, các vị tử đạo không được xem như những “anh hùng” hành động cách cá nhân, hay như những bông hoa nở trong sa mạc, nhưng như những hoa trái chín mọng và tuyệt vời của vườn nho của Chúa, đó là Giáo hội. Đặc biệt, các Kitô hữu, khi sốt sắng tham dự việc cử hành Thánh Thể, họ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để thiết lập đời sống của họ trên nền tảng của mầu nhiệm tình yêu: nghĩa là trên sự kiện Chúa Giêsu đã hiến mạng sống mình vì họ, và do đó, họ cũng có thể và phải hy sinh mạng sống của mình vì Người và vì anh chị em.

Thánh Augustinô thường nhấn mạnh động lực biết ơn và lòng đền đáp nhưng không này. Ví dụ, đây là những gì ngài đã giảng nhân dịp lễ Thánh Lôrenxô: “Thánh Lôrenxô là một phó tế của Giáo hội Rôma. Trong Giáo hội đó, ngài đã trao cho các tín hữu Máu Chúa Kitô và ở đó, vì danh Chúa Kitô, ngài đã đổ máu của mình. Thánh Tông đồ Gioan đã giải thích rõ ràng về mầu nhiệm Bữa Tiệc Ly của Chúa khi nói: ‘Như Đức Kitô đã hiến mạng sống vì chúng ta, thì chúng ta cũng phải thí mạng mình vì anh em’ (1 Ga 3,16). Thưa anh chị em, Thánh Lôrenxô đã hiểu tất cả những điều này. Ngài đã hiểu và thực hành điều này. Và ngài đã thực sự đáp lại những gì ngài đã nhận được tại bàn tiệc Thánh Thể. Ngài đã yêu mến Chúa Kitô trong cuộc sống, đã bắt chước Người trong cái chết” (Bài giảng 304, 14; PL 38, 1395-1397). Như vậy, Thánh Augustinô đã giải thích sự năng động thiêng liêng soi sáng hướng dẫn các vị tử đạo. Các vị tử đạo yêu mến Chúa Kitô trong cuộc sống và noi gương Người trong cái chết.

Các vị tử đạo tha thứ cho những kẻ sát hại mình

Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta nhớ đến tất cả các vị tử đạo đã đồng hành với đời sống của Giáo hội. Như tôi đã nói nhiều lần, các vị tử đạo trong thời đại của chúng ta nhiều hơn so với những thế kỷ đầu tiên. Ngày nay có rất nhiều vị tử đạo trong Giáo hội, bởi vì tuyên xưng đức tin Kitô họ bị loại khỏi đời sống xã hội, bị tống ngục… Công đồng Vatican II nhắc nhở chúng ta rằng “tử đạo là hành vi làm cho người môn đệ nên giống Thầy mình, Đấng đã tình nguyện chấp nhận cái chết để cứu độ thế giới, và được nên đồng hình đồng dạng với Người trong việc đổ máu, nên Giáo Hội coi đó là ơn trổi vượt và là sự xác nhận cao quý nhất về đức ái” (Const. Lumen gentium, 42). Các vị tử đạo, noi gương Chúa Giêsu và với ân sủng của Người, biến bạo lực của những người từ chối lời loan báo trở thành một cơ hội cho tình yêu, một tình yêu lớn lao, trổi vượt, đến độ tha thứ cho những kẻ hành hạ mình. Điều này thật thú vị: những vị tử đạo luôn tha thứ cho những kẻ hành hạ họ. Thánh Stêphanô, vị tử đạo đầu tiên, đã chết khi cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.” Những người tử vì đạo cầu nguyện cho những kẻ tra tấn họ.

Sẵn sàng tuyên xưng Đức Kitô

Mặc dù chỉ một số ít người được ơn tử đạo, nhưng “tất cả đều phải sẵn sàng tuyên xưng Đức Kitô trước mặt mọi người và bước theo Người trên con đường Thập giá giữa những cuộc bách hại không bao giờ thiếu vắng trong Giáo hội” (ibid., 42). Các vị tử đạo cho chúng ta thấy rằng mọi Kitô hữu đều được kêu gọi làm chứng tá của cuộc sống, ngay cả khi không đến mức độ đổ máu, bằng cách biến mình thành quà tặng cho Thiên Chúa và cho anh chị em mình, theo gương Chúa Giêsu.

Chứng tá của các vị tử đạo thời hiện đại

Đức Thánh Cha kết thúc bài giáo lý bằng cách nhắc lại chứng tá Kitô giáo hiện diện ở mọi nơi trên thế giới. Ngài nói: Chẳng hạn, tôi đang nghĩ đến Yemen, một vùng đất đã bị thương tích trong nhiều năm bởi một cuộc chiến khủng khiếp, một cuộc chiến bị quên lãng, đã và đang gây ra rất nhiều cái chết và ngày nay vẫn còn khiến nhiều người đau khổ, đặc biệt là trẻ em. Chính tại mảnh đất này đã có những chứng tá đức tin sáng ngời, chẳng hạn như chứng tá của các nữ tu Thừa Sai Bác Ái. Ngày nay các chị vẫn hiện diện ở Yemen và giúp đỡ những người già yếu và người khuyết tật. Một số các nữ tu chịu tử đạo nhưng những nữ tu khác dù mạng sống gặp nguy hiểm nhưng vẫn tiếp tục ở lại. Các chị chào đón tất cả mọi người, thuộc bất kỳ tôn giáo nào, bởi vì bác ái và tình huynh đệ không có biên giới. Vào tháng 7 năm 1998, Sơ Aletta, Sơ Zelia và Sơ Michael đã bị một kẻ cuồng tín sát hại khi đang trên đường về nhà sau Thánh Lễ, bởi vì các chị là Kitô hữu. Mới đây hơn, ngay sau khi cuộc xung đột hiện tại mới bùng nổ, vào tháng 3 năm 2016, Sơ Anselm, Sơ Marguerite, Sơ Reginette và Sơ Judith đã bị giết cùng với một số giáo dân, những người đã trợ giúp các chị trong công việc bác ái giúp đỡ những người rốt cùng. Các chị là các vị tử đạo của thời đại chúng ta. Trong số những giáo dân bị giết này, ngoài những Kitô hữu, còn có những tín đồ Hồi giáo cùng làm việc với các nữ tu. Chúng ta cảm động khi thấy chứng tá bằng máu có thể liên kết những người có tín ngưỡng khác nhau như thế nào. Không bao giờ được giết người nhân danh Thiên Chúa, bởi vì đối với Người, tất cả chúng ta đều là anh chị em. Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể hy sinh mạng sống của mình cho người khác.

Vì thế, chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta không mệt mỏi trong việc làm chứng tá cho Tin Mừng ngay cả trong những lúc gian truân. Xin tất cả các thánh tử đạo trở thành hạt giống hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc cho một thế giới nhân đạo và huynh đệ hơn, khi chúng ta chờ đợi Nước Trời sẽ được thể hiện cách trọn vẹn, khi Thiên Chúa là tất cả trong mọi người (x. 1 Cr 15,28).

Buổi tiếp kiến kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành Đức Thánh Cha ban cho các tín hữu.

[1] ORIGENS, In Johannem, II, 210: “Bất cứ ai làm chứng cho sự thật, dù bằng lời nói hay hành động hoặc bằng cách làm việc theo bất kỳ cách nào có lợi cho sự thật, đều có thể được gọi là chứng nhân một cách chính đáng. Nhưng tên của chứng nhân (những người tử vì đạo) theo đúng nghĩa, cộng đoàn các anh em, bị ấn tượng bởi sự dũng cảm của những người đã chiến đấu cho sự thật hoặc nhân đức cho đến chết, đã có thói quen dành từ ngữ này cho những người đã làm chứng cho mầu nhiệm của tôn giáo thật bằng việc đổ máu.”

Hồng Thủy – Vatican News