CHỨNG NHÂN TIN MỪNG
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY NĂM B
THỨ BẢY TUẦN XXXI THƯỜNG NIÊN
CÁC THÁNH DÒNG ANH EM GIẢNG THUYẾT. Lễ kính (Phụng vụ Dòng Đaminh)
Hôm nay Dòng Anh Em Giảng Thuyết long trọng và thành kính tưởng nhớ các anh chị diễm phúc trong gia đình Đa Minh, đã ra đi trước chúng ta, mà còn để lại gương sáng bằng nếp sống, tình thân mật bằng sự hiệp thông, và bằng lời chuyển cầu. Chúng ta hăng say noi gương các ngài để được vững vàng trong ơn thiên triệu (xc. HP số 67, §III). Lễ hôm nay được Đức Clêmentê X thiết lập ngày 8 tháng 8 năm 1674.
SỐNG LỜI CHÚA
GOSPEL : Mc 10,28-30
Peter began to say to him, “We have given up everything and followed you.”
Jesus said, “Amen, I say to you, there is no one who has given up house
or brothers or sisters or mother or father or children or lands for my sake
and for the sake of the gospel
who will not receive a hundred times more now in this present age:
houses and brothers and sisters and mothers and children and lands,
with persecutions, and eternal life in the age to come.
Lời Chúa trong sách Huấn ca.
Lời Chúa trong thư thứ hai của thánh Phao‑lô tông đồ gửi tín hữu Cô‑rin‑tô.
Anh em thân mến,
Trong mọi sự, chúng tôi luôn chứng tỏ mình là những thừa tác viên của Thiên Chúa : gian nan, khốn quẫn, lo âu, đòn vọt, tù tội, loạn ly, nhọc nhằn, vất vả, mất ăn mất ngủ, chúng tôi đều rất mực kiên trì chịu đựng. Chúng tôi còn chứng tỏ điều đó bằng cách ăn ở trong sạch, khôn khéo, nhẫn nhục, nhân hậu, bằng một tinh thần thánh thiện, một tình thương không giả dối, bằng lời chân lý, bằng sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng tôi lấy sự công chính làm vũ khí tấn công và tự vệ, khi vinh cũng như khi nhục, lúc được tiếng tốt cũng như khi mang tiếng xấu. Bị coi là bịp bợp, nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành ; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực chúng tôi được mọi người biết đến ; bị coi là sắp chết, nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống ; coi như bị trừng phạt, nhưng kỳ thực không bị giết chết ; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ ; coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có ; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả.
Đ.Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm nhan Ngài, lạy Chúa.
Đ.Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm nhan Ngài, lạy Chúa.
Đ.Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm nhan Ngài, lạy Chúa.
Đ.Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm nhan Ngài, lạy Chúa.
TIN MỪNG : Mc 10,28-30
Tin Mừng Chúa Giê‑su Ki‑tô theo thánh Mác‑cô.
Khi ấy, ông Phê‑rô lên tiếng thưa với Đức Giê‑su : “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy” Đức Giê‑su đáp : “Thầy bảo thật anh em : chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà bây giờ, ngay ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống đời đời ở đời sau.”
SUY NIỆM
BÀI HỌC TỪ BỎ
Một cách tự nhiên cuộc đời chúng ta trải qua rất nhiều cuộc từ bỏ. Một em bé không thể lớn lên, không thể trưởng thành nếu cứ ở trong lòng mẹ, vẫn cứ bú sữa. Từ bỏ chính là bài học của sự hy sinh.
Đức Giê-su mời gọi những ai muốn theo Người phải từ bỏ: cha mẹ, vợ con, ruộng vườn, sự nghiệp… và chấp nhận vác thập giá: những khốn khổ, đau thương, tủi nhục… vì danh Người.
Người môn đệ đích thực của Đức Giê-su sẽ không tìm thấy sự dễ dãi, yên ổn trên con đường theo Chúa. Quả thực, việc theo Đức Giê-su là một việc khó nhọc, do đó người môn đệ phải sẵn sàng dấn thân.
Người môn đệ đích thực của Đức Giê-su cũng chẳng bao giờ được phép loại trừ tình yêu trong bất cứ công việc nào mình phải làm, trong bất cứ người nào mình gặp gỡ. Nhưng trái lại trong thực tế, chúng ta thường yêu thương những ai thuộc về mình, gắn bó với mình.
Và người môn đệ đích thực không trở nên môn đệ một lần cho mọi lần, nhưng là một hành trình liên lỷ, phấn đấu không ngừng. Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn rằng nếu để nguyên cả bó củi đó, chúng ta sẽ vác không nổi. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã thương chia bó củi đó ra, để mỗi ngày chỉ chất lên vai chúng ta một khúc thôi. Mỗi ngày một khúc, cứ như vậy cuối cùng chúng ta cũng vác xong một bó củi.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY
Nguyện xin cho chúng ta có lòng can đảm, quyết liệt và dứt khoát gạt bỏ những gì cản trở ta đi xây dựng Nước Chúa và làm chứng ta cho tình yêu Chúa trước mọi người.
TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, OP., linh mục, tử đạo (1732 – 1773)
Thánh Giacintô Castaňeda Gia, OP., linh mục, tử đạo (1743 – 1773)
Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm sinh năm 1732, tại làng Trà Lũ (Nam Định). Năm 12 tuổi, cậu Liêm vào tu trong nhà Đức Chúa Trời ở Lục Thủy. Qua sáu năm học tập, cậu đã tỏ ra là người thông minh đạo đức, nên được cha chính Espinnoza Huy đã chọn cậu đi học ở Manila (Philippines).
Ngày 9 tháng 9 năm 1753, Vinh Sơn Liêm xin gia nhập dòng Đa Minh và lấy biệt hiệu là Vinh Sơn Hòa Bình (Vincente de la Paz). Tiếp đó, học thêm bốn năm thần học, thầy Vinh Sơn được thụ phong linh mục năm 1758 và về quê hương giảng đạo.
Về Việt Nam, trước hết cha Vinh Sơn được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Trung Linh. Cha đã đem hết tài trí và nhiệt thành truyền đạt cho các chủng sinh những kiến thức cha đã thu thập được. Nhưng nguyện vọng của linh mục Vinh Sơn Hòa Bình lại là loan báo Tin Mừng bình an cho anh em. Và chẳng bao lâu, cha rời chủng viện dấn thân vào cánh đồng truyền giáo. Cha lần lượt đảm nhiệm các xứ Quất Lâm, Lục Thủy, Trung Lễ, Trung Linh, Trung Lao, và từ khi cha Giacintô Gia bị bắt, cha kiêm luôn cả vùng Lai Ổn.
Năm 1773, cha Vinh Sơn Liêm đang đi giảng cho họ Lương Đống, chuẩn bị mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi. Các quan nghe tin, liền cho ông Điều Cam đem quân vây bắt cha tại nhà ông Nhiêu Nhuệ ngày 2 tháng 10. Sau một trận đòn chí tử, họ trói cha và hai cậu giúp lễ Matthêu Vũ, Giuse Bích, rồi đem nộp cho Chánh tổng Xích Bích. Viên Chánh tổng giam cha 12 ngày không thấy các tín hữu đưa tiền chuộc, sau đó mới chịu giải lên Phố Hiến nộp cho quan trấn. Ở đây cha Liêm gặp một linh mục cùng dòng, cha Castaneda Gia đã bị giam ở đó. Hai anh em sung sướng cùng nhau chia sẻ ngọt bùi trong cảnh tù tội.
Giacintô Castaneda sinh ngày 13 tháng 10 năm 1743, tại Jativa (Tây Ban Nha). Từ nhỏ, cậu đã sớm quyết tâm dâng hiến cuộc đời phục vụ Thiên Chúa và truyền giảng Tin Mừng cho thế giới. Để thực hiện lý tưởng cao cả đó, cậu đã gia nhập dòng Đa Minh ở tu viên thánh Philípphê (Valencia).
Lòng nhiệt thành truyền giáo đã đưa thầy Giacintô đến Manila năm 1762. Sau khi thụ phong linh mục, cha tình nguyện đi loan báo Tin Mừng ở Trung Hoa nhưng cuối cùng bị trục xuất về Macao. Không nản chí và cũng không chùn bước, cha Castaneda xin bề trên cho phép đồng hành sang Việt Nam. Ngày 23 tháng 2 năm 1770, cha Gia đến Việt Nam và ở lại Trung Linh học tiếng Việt và phong tục Việt trong sáu tháng, rồi được cử đi truyền giáo ở khu Lai Ổn, Kẻ Diền, phủ Thái Ninh.
Ba năm truyền giáo đã trôi qua, ngày 12 tháng 7 năm 1773, sau khi ban bí tích cho một bệnh nhân ở Lai Ổn, cha Gia và thầy Tân về Kẻ Diền bị lọt vào vòng vây của quan phủ Thần Khê. Sau đó cha được giải lên quan trấn Sơn Nam ở Phố Hiến. Tại đây cha Gia bị tống giam như để chờ cha Vinh Sơn. Ngày 20 tháng 10 quan trấn bắt hai cha mang chiếc gông có ghi bốn chữ “Hoa Lang Đạo Sư”, rồi trao cho quan phủ Thần Khê giải hai cha và hai cậu giúp lễ về kinh đô Thăng Long.
Ngày 4 tháng 11, Tĩnh Đô Vương đã lên án trảm quyết hai cha. Ngày 7 tháng 11, hai cha được đem đi xử, dân chúng đi xem rất đông. Khi đoàn người dừng trước hoàng cung, một viên quan đọc lệnh ân xá của nhà vua cho cha Liêm. Thấy vậy, cha lên tiếng xin tha cho linh mục bạn, nhưng vì bản án đã được công bố, nhất là vì nể Thái Tông, nên quan phải dẫn hai nhà truyền giáo ra pháp trường Đồng Mơ để hành hình.
Ngày 20 tháng 5 năm 1906 các ngài được Đức Piô X suy tôn lên bậc chân phước và ngày 19 tháng 6 năm 1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn lên bậc hiển thánh.
Phụng Vụ Dòng Anh Em Giảng Thuyết